Pháp Vương Phật giáo Kim cương thừa Drukpa sắp thăm Việt Nam

LĐTĐ - Người đứng đầu Truyền thừa Phật giáo Kim cương thừa Drukpa thế giới - Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa - sẽ thăm Việt Nam từ ngày 5 đến 21/4 theo thỉnh cầu của Drukpa Việt Nam.

Trong chương trình viếng thăm, Đức Pháp Vương Gyalwang và tăng đoàn Phật giáo sẽ cử hành Pháp hội quán đỉnh cộng đồng (nghi lễ cho phép thực hành pháp tu), cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu hương linh liệt sĩ, đồng bào tử nạn, chia sẻ Phật pháp tại Hà Nội, Nam Định, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.

pv1a-3833-1395921833.jpg

Đức Pháp Vương trong chuyến thăm Việt Nam năm 2010.

Truyền thừa Drukpa khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần một nghìn năm, có ảnh hưởng rộng khắp các quốc gia và lãnh thổ trên dãy Himalaya như Ladakh, Nam Ấn, Tây Bengal, Nepal, Bhutan... Ngày nay, các trung tâm tu học của Truyền thừa Drukpa tiếp tục được phát triển tại châu Á (Hong Kong, Đài Loan, Malaysia, Singapore, Việt Nam), châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Tây Ban Nha, Ba Lan), châu Mỹ La tinh (Argentina, Peru, Mexico) và nhiều nhóm thực hành tại Bắc Mỹ.

Pháp Vương Gyalwang Drukpa là người được các dân tộc trên dãy Himalaya tôn sùng là hiện thân của Đức Phật Quan Âm qua việc chuyển thế vào các kiếp sau, liên tục quay trở lại nhân gian. Hiện thân các kiếp sau này được gọi là Thượng sư Giác ngộ hay Tulku (trong Tạng ngữ có nghĩa là bậc Hóa thân chuyển thế).

Theo quan niệm của Kim cương thừa, các Thượng sư có khả năng đặc biệt lựa chọn cho mình hóa thân đời kế tiếp. Trước khi viên tịch, Đức Phật đều báo trước các dấu hiệu xác định hoá thân kế tiếp tại nơi sinh trước kia của mình hoặc tại quốc gia lân cận. Cứ như vậy đến Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa là đời thứ 12. Ngài đã có bút tích về sự xuất hiện của mình và nhiều Thượng sư Giác ngộ cũng tiên tri như vậy. Ngày đản sinh đã có nhiều điều may mắn, tốt lành. Thuở nhỏ, Ngài đã chứng tỏ năng lực tâm linh siêu việt, trước khi biết đọc, biết viết, đã phân biệt được các bản kinh sách, lên 3 tuổi đã nhận ra các bậc thị giả và tùy tùng đời trước khi họ tìm đến. Bậc Ấu nhi đã nhanh chóng được xác nhận là hóa thân chuyển thế đời thứ 12 của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa. Lên 4 tuổi, Ngài đăng quang và chính thức trở lại dẫn dắt Truyền thừa Drukpa.

pv4-1780-1395921833.jpg

Chữa bệnh cho người nghèo là một trong những hoạt động được Đức Pháp Vương tổ chức thường xuyên.

Hơn 30 năm truyền giảng Phật pháp toàn thế giới, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khởi xướng nhiều dự án nhân đạo, đúng như tôn chỉ phụng sự nhân loại và vũ trụ của Truyền thừa. Tổ chức từ thiện quốc tế Live to Love (Sống để Yêu thương) được Ngài sáng lập nhằm thúc đẩy 5 nhóm việc thiện nguyện: bảo vệ môi trường, cứu trợ, giáo dục, dịch vụ y tế và bảo tồn di sản.

Với những nỗ lực không mệt mỏi vì cộng đồng, Đức Pháp Vương đã được Liên Hợp Quốc tôn vinh với nhiều giải thưởng cao quý: “Vì mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, “Bậc bảo hộ vùng Himalaya”, “South - South Awards” cho những nỗ lực nhân đạo và đóng góp bảo tồn môi trường thế giới.

Một trong những dự án tiêu biểu của Ngài là ngôi trường mang tên Druk White Lotus (Bạch Liên Hoa) ở Ladakh, Ấn Độ. Công trình đã đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải thưởng Kiến trúc thế giới (năm 2002) và Thiết kế xuất sắc về môi trường học đường của Hội đồng Anh (năm 2009).

Ủng hộ mạnh mẽ quyền bình đẳng giới, Đức Pháp Vương đã thành lập Tự viện Druk Gawa Khilwa ở Kathmandu, Nepal và ở Shey, Ladakh. Tại đây, ni chúng được hướng dẫn tu tập tâm linh và trao truyền những pháp môn mà trước đây chỉ dành riêng cho tăng chúng.

pv2a-7904-1395921834.jpg

Đoàn hành hương nhặt rác, kêu gọi bảo vệ môi trường trên dãy Himalaya, do Pháp Vương dẫn đầu.

Những chuyến hành hương Pad Yatra “vì môi trường” do Đức Pháp Vương tổ chức hàng năm thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng, trải qua hàng trăm km. Thành viên của đoàn thu gom rác thải nhựa trên đường đi để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường. Năm 2010, các tình nguyện viên của Truyền thừa Drukpa đã phá kỷ lục Guinness về trồng cây tại Himalaya trong thời gian ngắn nhất, với 50.033 cây xanh được trồng trong vòng 33 phút.

Đức Pháp Vương đã 5 lần thăm Việt Nam để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu siêu vong hồn, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng di sản kiến trúc văn hóa Phật giáo cho nhân dân Việt Nam.

Nguồn VnE

Nên xem

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tặng mô, tạng

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi” do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.
Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

Bình ổn thị trường vàng bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn thị trường vàng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả hơn nữa; chú trọng công tác thông tin truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

Đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn

(LĐTĐ) Ông Trịnh Xuân An cho biết, đa số các đại biểu Quốc hội ủng hộ việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn, nên Ủy ban Quốc phòng - An ninh đề nghị theo phương án này.
Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.

Tin khác

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

Chủ tịch LĐLĐ Thành phố được bầu làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Trần Thị Diệu Thúy được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn

(LĐTĐ) Hôm nay (19/5), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024) - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, mỗi chúng ta càng thấm thía những lời dạy của Người về đạo đức cách mạng, về "cần, kiệm, liêm, chính", về đại đoàn kết để xây dựng đất nước phồn vinh; xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Lối sống giản dị, thanh cao của Bác là một nét đẹp văn hóa cũng đồng thời là bản lĩnh văn hóa của Người, là tấm gương sáng cho mọi tầng lớp nhân dân noi theo.
Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Xem thêm
Phiên bản di động