Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, đã có rất nhiều lời cảnh báo về hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui”, không có giấy phép kinh doanh, một số bác sĩ hành nghề không có chứng chỉ hoặc “tay ngang” chuyển sang cầm dao, kéo.
TP.HCM: Điều tra vụ người phụ nữ tử vong sau khi nâng ngực tại Bệnh viện 1A Coi chừng tai biến vì làm đẹp ''cấp tốc'' Vẫn là câu chuyện tiền mất tật mang

Từ những vụ điển hình về coi nhẹ sinh mạng con người...

Mấy ngày gần đây, dư luận không khỏi bàng hoàng trước việc chị Phạm Thị Diễm H. (22 tuổi, quê Long An, tạm trú tại Hà Nội) rơi vào trạng thái hôn mê hơn hai tháng rồi qua đời sau khi tiến hành nâng mũi tại một cơ sở làm đẹp ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Theo lời kể của người nhà, chị H. được một người đàn ông tên Giang giới thiệu đến nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ nằm trong ngõ 147A Tân Mai (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trưa ngày 14/1/2022, theo lịch hẹn, chị H. đến cơ sở trên. Chiều cùng ngày, người giới thiệu chị H. đến nâng mũi gọi điện báo người nhà chị H. đến ngay Bệnh viện Bạch Mai vì sức khỏe của chị H. rất yếu. Lập tức, người nhà chị H. từ Long An phải vội vàng thu xếp ra Hà Nội.

Khi bố, anh rể và chị gái của chị H. ra đến Bệnh viện Bạch Mai thì được các bác sĩ thông báo chị H. đang hôn mê, tình trạng nguy kịch, chỉ có 20% cơ hội sống sót, nếu sống thì 80% thành người thực vật.

Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, song phải chọn cơ sở có giấy phép và uy tín. Ảnh minh họa

Sau hơn một tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai không có tiến triển, ngày 25/2, gia đình đã đưa chị H. về Bệnh viện Đa khoa Long An để tiếp tục theo dõi, điều trị. Tuy nhiên, đến 23h ngày 16/3, chị H.đã tử vong.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cơ sở mà chị H. đến để nâng mũi là ngôi nhà trông khá sang trọng, nhưng không treo biển hiệu liên quan phẫu thuật thẩm mỹ.Ngôi nhà này thuộc tổ 20, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Thông tin về vụ việc trên, lãnh đạo Phòng Y tế quận Hoàng Mai cho biết, đơn vị đã trực tiếp xuống kiểm tra. Cơ sở thực hiện nâng mũi cho nạn nhân là ngôi nhà biệt thự liền kề, không có biển bảng quảng cáo. Đây được xác định là nhà riêng chứ không phải cơ sở thẩm mỹ.

Bà Đào Thị Thu Hằng, Chủ tịch UBND phường Tương Mai, quận Hoàng Mai cũng cho hay, qua rà soát, trên địa bàn phường không có cơ sở thẩm mỹ nào tại địa chỉ mà chị H. đã đến để thực hiện nâng mũi.

Cũng liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định, cơ sở làm đẹp tại ngõ 147A Tân Mai, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai -nơi nạn nhân Phạm Thị Diễm H. tiến hành phẫu thuật nâng mũi hành nghề không phép.

Để làm sáng tỏ sự việc trên, hiện Công an quận Hoàng Mai đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàng Mai, Đội Kỹ thuật hình sự - Công an quận Hoàng Mai, Công an phường Tương Mai tiến hành xác minh, điều tra, làm rõ nguyễn nhân vụ việc.Bước đầu, Công an xác định những người có mặt tại hiện trường xảy ra sự việc hôm 14/1 gồm: Nguyễn Sỹ Giang (sinh năm 1995, quê quán Yên Thành, Nghệ An), Lê Ngọc Anh (sinh năm 1990, trú tại quận Long Biên, Hà Nội; là bác sĩ gây mê), Nguyễn Thanh Bình (sinh năm 1991, trú ở huyện Đan Phượng, Hà Nội), Nguyễn Thiện Lễ (sinh năm 1999, quê quán Lục Nam, Bắc Giang). Hai người khác cũng liên quan trong vụ việc là Trần Thế Anh (sinh năm 1991, trú ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Minh Phong (sinh năm 1994, trú ở quận Ba Đình, Hà Nội).

Về hệ lụy của việc làm đẹp không đúng cách, các chuyên gia cho hay, đó không chỉ là biến chứng nhất thời như sưng tấy, đau đớn, mà còn là các nguy cơ lây truyền các bệnh lý nguy hiểm như HIV, viêm gan B khi người dân can thiệp bằng xâm lấn ở các cơ sở không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, nhân viên thực hiện không đảm bảo công tác vệ sinh.

Trong đó, Nguyễn Sỹ Giang là người đứng ra nhận khách, nhận tiền đặt cọc, Hoàng Minh Phong là chủ cơ sở. Trên trang Facebook cá nhân, Giang thường xuyên đăng những hình ảnh bản thân cầm “dao, kéo” hay đang trong phòng phẫu thuật thẩm mỹ cho khách hoặc những hình ảnh về đào tạo nâng mũi, tiêm filler.

Việc bị biến chứng sau phẫu thuật thẩm mỹ rồi dẫn đến tử vong như trên không phải mới xảy ra lần đầu ở Hà Nội. Nhiều năm qua, đã có rất nhiều lời cảnh báo về hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở làm đẹp không đảm bảo chất lượng, không có bảng biển, không có giấy phép kinh doanh, bác sĩ hành nghề không có chứng chỉ,…

Còn nhớ, vào cuối năm 2019, dư luận từng bàng hoàng khi nghe tin về vụ tử vong của một người đàn ông do hút mỡ bụng tại Thẩm mỹ viện Việt Hàn. Theo kết quả thanh tra của Sở Y tế Hà Nội, cơ sở này không được phép thực hiện các dịch vụ xâm lấn có gây chảy máu hoặc tiêm, truyền, phẫu thuật, chỉ được cấp phép làm dịch vụ chăm sóc da, phun, xăm thẩm mỹ (không dùng phẫu thuật, không gây chảy máu), mua bán mỹ phẩm.

... Đến dùng nhiều “chiêu” đối phó cơ quan chức năng

Theo quy định pháp luật, trong quá trình hoạt động nếu đơn vị nào hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến y tế như hoạt động chảy máu, xâm lấn thì ngoài việc hoàn thành các thủ tục quy định như đăng ký kinh doanh, bắt buộc gửi hồ sơ về Sở y tế để Sở xem xét cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.

Chẳng hạn như, phẫu thuật thẩm mỹ phải đáp ứng tiêu chí như bác sĩ chuyên ngành thẩm mỹ có thời gian thực hành 54 tháng, có trình độ chuyên môn nằm trong danh sách được phê duyệt; phòng khám có các trang thiết bị chuyên dụng. Sau khi cơ quan y tế thẩm định thấy đủ thì cấp phép. Nếu phòng khám hoạt động quá phạm vi sẽ bị xử phạt 50-70 triệu đồng, tước giấy phép, tạm dừng hoạt động.

Để đối phó với cơ quan chức năng và “lấy lòng” các khách hàng, một số cơ sở làm đẹp thường trưng ra những “giấy chứng nhận”, “bằng khen” do các tổ chức hội không rõ ràng trao tặng. Tuy nhiên, các loại “chứng nhận”, “bằng khen” đó không thể thay thế được các giấy tờ theo quy định pháp luật như giấy phép hành nghề, giấy phép đăng ký kinh doanh.

Đề cập đến công tác quản lý các cơ sở làm đẹp, Thanh tra Sở Y tế cho biết, hằng năm Thanh tra Sở Y tế phối hợp với phòng y tế các quận, huyện tổ chức nhiều đợt tăng cường công tác thanh, kiểm tra… Tuy nhiên, rất nhiều cơ sở dùng các “chiêu” để đối phó với đoàn kiểm tra, như liên kết, giới thiệu khách hàng cho nhau qua điện thoại, hẹn địa điểm, giờ thực hiện các kỹ thuật làm đẹp ở nhiều nơi khác nhau và thường xuyên thay đổi. Có những cơ sở, Thanh tra Sở phải phối hợp với Công an Thành phố theo dõi hai tháng để có đầy đủ bằng chứng pháp lý mới có thể lập được biên bản vi phạm và xử lý…

Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, qua kiểm tra, các sai phạm mà các cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ thường mắc nhiều nhất vẫn là quảng cáo sai sự thật, thổi phồng các giá trị thật của các dịch vụ làm đẹp… Có trường hợp, nơi quảng cáo không phải là nơi trực tiếp thực hiện các dịch vụ làm đẹp mà chỉ là trung gian nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác, việc các cơ sở làm đẹp đăng ký với tên gọi chung là thẩm mỹ viện cũng dễ khiến người dân hiểu lầm nơi đây có thể thực hiện các phẫu thuật làm đẹp. Chính vì đặt niềm tin nhầm địa chỉ nên không ít chị em đã phải trả giá đắt, trở thành nạn nhân của những ca phẫu thuật xẻ mí, hút mỡ, nâng ngực, xăm mắt… không thành công.

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo, để tránh “tiền mất, tật mang”, những người đi làm đẹp nên tìm hiểu kỹ các dịch vụ về lĩnh vực này. Ngoài những thông tin từ đội ngũ tư vấn viên spa, nên tham khảo thêm các thông tin khuyến cáo từ ngành Y tế. Riêng với các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ như hút mỡ bụng, hút mỡ chi, nâng ngực… không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện. Chỉ có các bệnh viện lớn như Bệnh viện 108, Bạch Mai, Hữu nghị Việt - Đức, Đa khoa Xanh Pôn… mới được tiến hành các thủ thuật này.

Đây là những kỹ thuật bắt buộc phải thực hiện tại bệnh viện, nơi có đầy đủ các điều kiện y tế đạt chuẩn an toàn như phòng mổ, đội ngũ bác sĩ gây mê, trực cấp cứu 24/24 giờ, chăm sóc hậu phẫu... Các thẩm mỹ viện, dù có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh cũng không được phép tiến hành những phẫu thuật trên.

Cảnh giác với những lời quảng cáo đường mật

Hàng ngày, trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… tràn ngập những dòng tin, quảng cáo về các dịch vụ làm đẹp. Nhiều địa chỉ còn cam kết có chuyên gia nước ngoài uy tín hỗ trợ công nghệ làm đẹp. Trước những lời giới thiệu như “rót mật” vào tai, nhiều người đã tin tưởng tìm đến các cơ sở làm đẹp này. Thế nhưng, đẹp đâu chưa thấy mà lại rước họa vào thân.

Phải siết chặt hơn nữa các cơ sở làm đẹp
Trên Facebook cá nhân, Nguyễn Sỹ Giang quảng cáo biết nâng mũi, tự nhận mình là bác sĩ.

Vốn sở hữu đôi mắt to hai mí nhưng khi bước vào tuổi trung niên, da mắt chị Mai H. (ở Thái Bình) bắt đầu chùng xuống khiến mí bị nhỏ lại. Thấy một cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội quảng cáo công nghệ bấm mí mắt Ấn Độ, chị đã tìm đến với mong muốn lấy lại tuổi thanh xuân thuở nào. Thế nhưng, sau khi bấm mí, mắt chị H. bỗng bị lệch, bên to bên nhỏ, thậm chí vết khâu xuất hiện mủ và nhiễm trùng. Chị H. cũng đã quay lại cơ sở thẩm mỹ thì nhận được lời giải thích, hiện tượng trên là bình thường, chờ thêm thời gian nữa mắt sẽ to đẹp... Tuy nhiên, đã 3 tháng trôi qua nhưng mắt chị H. vẫn bị lệch.

Tương tự, chị Nguyễn Thu T. (ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, trước đây mặt chị có một số sẹo thâm, lỗ chân lông trên da mặt to. Muốn sở hữu một làn da đẹp, chị đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ và được nhân viên tư vấn sử dụng phương pháp lăn kim. Tuy nhiên, đẹp chưa thấy đâu, chị T. tá hỏa khi thấy mặt nổi nhiều mụn, có mủ, một số cục viêm tấy gây đau nhức hai bên quai hàm. Sau khi dừng sử dụng dịch vụ của thẩm mỹ viện, chị T. đến khám tại khoa da liễu một bệnh viện công. Bác sĩ cho biết, chị bị viêm da mủ (nhiễm khuẩn) sau lăn kim do trong quá trình thực hiện kỹ thuật can thiệp có xâm lấn không bảo đảm vô trùng…

Bác sĩ Bạch Minh Tiến, công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cho biết, trong quá trình điều trị, bệnh viện đã gặp không ít trường hợp bệnh nhân sau khi sử dụng dịch vụ tại nhiều spa, thẩm mỹ viện bị biến chứng. Đa phần biến chứng là nhiễm trùng tại chỗ. Điều đáng lo ngại, theo bác sĩ Bạch Minh Tiến, nhiều cơ sở làm đẹp không bảo đảm đủ các tiêu chuẩn như diện tích, ánh sáng, điều kiện vô khuẩn, không đủ phương tiện y tế cần có… nên dễ gây biến chứng cho khách hàng. Trong khi đó, đa số chị em khi đi phẫu thuật thẩm mỹ đều không muốn cho người khác biết, do đó họ thường chọn nơi kín đáo và ngại đến bệnh viện công...

Khi xảy ra sự cố rõ ràng trách nhiệm thuộc về các chủ cơ sở thẩm mỹ, ê kíp trực phẫu thuật, song nhìn xa hơn là trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ phường, quận, sở, ngành. Tại sao có những cơ sở hoạt động trá hình, hoạt động không phép, hoạt động không đúng giấy phép mà các cơ quan chức năng không phát hiện kịp thời. Đây là câu hỏi cần sớm có câu trả lời từ các cơ quan thực thi pháp luật.

Một số chuyên gia y tế khẳng định, bất kỳ can thiệp dao kéo nào cũng đều có một tỷ lệ nhất định các biến chứng như nhiễm trùng, hoại tử, xuất huyết, tụ máu, chảy dịch… do vậy, các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ như hút mỡ bụng, nâng mũi, nâng ngực… không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện, đặc biệt là các cơ sở làm đẹp không đảm bảo chất lượng.

Nói về tình trạng biến chứng sau phẫu thuật tại một số cơ sở làm đẹp không phép, bác sĩ Trần Thương, một chuyên gia về phẫu thuật thẩm mỹ phải thốt lên: “Có những bác sĩ học chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ gần mười năm trời còn chưa thực sự tự tin cầm dao, cầm kéo, huống hồ một số người cứ mặc cái áo blue rồi tự xưng là bác sĩ, lôi khách hàng lên mổ như đúng rồi. Mỗi lần xem họ livestream phẫu thuật mà chân tay mình toát cả mồ hôi. Lạ thay là giá cả ở mấy cơ sở ấy cũng không hề rẻ hơn các cơ sở có giấy phép đàng hoàng hay các bệnh viện có uy tín là mấy. Có lẽ các cơ quan chức năng cũng phải ra tay mạnh lên chứ cứ để các cơ sở “chui” này “mọc lên như nấm sau mưa” thì nguy hiểm quá”.

Các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng cho biết, Bệnh viện từng tiếp nhiều nhận nhiều trường hợp biến chứng sau tiêm filler. Đa số bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ không phép, người tiêm không phải là bác sĩ và không được đào tạo về tạo hình - thẩm mỹ, không được học về các biến chứng của tiêm chất làm đầy cũng như cách để phòng tránh các biến chứng này.

Với các trường hợp biến chứng muộn, thường do tiêm filler giá rẻ, trôi nổi, không được cấp phép. Trong quá trình tiêm, người thực hiện không đảm bảo vô trùng, vô khuẩn, đưa hoạt chất vừa dễ dị ứng lại thêm các yếu tố nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào.

Phản ứng muộn này có thể gặp sau tiêm một thời gian, với các biểu hiện viêm như sưng đỏ, tạo thành khối cục, có triệu chứng nhiễm trùng từ đó tạo mủ, vỡ mủ… Nguy hiểm nhất là tình trạng viêm sưng tái diễn nhiều lần tạo ổ áp xe mang tính mãn tính, kéo dài.

Bác sĩ Trần Trương khuyến cáo, trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật để làm đẹp, mọi người nên tìm đến những bác sĩ nhiều kinh nghiệm và đã được cấp chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ để tham khảo kỹ; thực hiện tại các khoa, bệnh viện thẩm mỹ đã được cấp phép, có uy tín.“Tuyệt đối không nên phó thác số phận và nhan sắc của mình cho các cơ sở chui, không có giấy phép; các nhân viên spa không có bằng cấp chuyên ngành”, bác sĩ Thương nói.

Trong bối cảnh công tác quản lý còn lỏng lẻo, nhu cầu làm đẹp gia tăng, để an toàn cho bản thân, chỉ còn cách mỗi người trước khi đi làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ phải tự tìm hiểu thật kỹ “lý lịch” về cơ sở mình muốn đến mà thôi!/.

H.Phong – C.Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.

Tin khác

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

Hy hữu người phụ nữ có hai bàng quang

(LĐTĐ) Mới đây, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học - Bệnh viện E vừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang. Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại… Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.
Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

Hội nghị quốc tế về "Quản lý đường thở WAAM" lần đầu tổ chức tại Đông Nam Á

(LĐTĐ) Sự kiện diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức vào ngày 13 và 14/4/2024 với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới về gây mê hồi sức.
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa thai nhi tử vong

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa tử vong thai nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).
Xem thêm
Phiên bản di động