Vấn nạn thẩm mỹ viện "chui": Đừng ham rẻ mà rước họa vào thân
TP.HCM: Chuyển hồ sơ để xử lý hình sự cơ sở thẩm mỹ vi phạm Da bị dị dạng, tàn phá vì tự peel da tại nhà |
Hàng loạt các biến chứng
Tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), liên tục các ca biến chứng do thực hiện thẩm mỹ như tiêm các chất làm đẹp tại cơ sở không uy tín phải nhập viện điều trị, thậm chí tử vong. Mỗi ngày, Bệnh viện Da Liễu (TP.HCM) tiếp nhận từ 3 - 5 trường hợp biến chứng liên quan đến các dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ.
Hiện trường vụ việc phẫu thuật thẩm mỹ trái phép thực hiện trong phòng khách sạn tại TP.HCM. (Ảnh: Sở Y tế) |
ThS.BS Nguyễn Duy Quân - Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết, đa số khách hàng đến với Bệnh viện khi bị biến chứng do tiêm các chất làm đẹp như filler, botox không rõ nguồn gốc, được thực hiện tại những nơi không an toàn và người thực hiện không có chuyên môn, kỹ thuật.
“Có những ca tới sớm, thời gian điều trị ngắn, ít để lại di chứng. Những ca đến trễ, tình trạng da nhiễm khuẩn nặng, đòi hỏi thời gian điều trị lâu và để lại nhiều di chứng sau này”, BS Quân cho hay.
Trước đó, khoảng giữa năm 2023, một người phụ nữ (quê Cà Mau) đã tử vong do tiêm filler nâng ngực tại cơ sở thẩm mỹ trái phép.
Cụ thể, người phụ nữ này nghe người quen cùng quê giới thiệu lên TP.HCM tiêm filler nâng ngực với giá 10 triệu đồng. Sau khi tiêm dung dịch nâng ngực, người phụ nữ rơi vào tình trạng tím tái, sùi bọt mép, mạch, huyết áp không có và tử vong sau đó.
Liên quan đến vấn đề này, BS.CKI Dương Đức - Khoa Da Liễu, Bệnh viện 7A (TP.HCM) nhận định: “Các ca tử vong phần lớn do người thực hiện sai kỹ thuật tiêm, không có bằng cấp. Đáng nói, có những người chỉ vừa tham gia 1, 2 lớp đào tạo đã tự cho mình là BS, sau đó đăng quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook với nhiều chương trình ưu đãi để chèo kéo khách, bất chấp rủi ro".
Tước giấy phép, vẫn ngang nhiên hoạt động
Theo BS Đức, phẫu thuật thẩm mỹ được coi là đa ngành nghề, tức là phải làm nhiều kỹ thuật như gây tê, gây mê… Những người không phải là BS được đào tạo đúng chuyên môn thì khi có biến chứng xảy ra, sẽ không biết cách xử lý, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của khách hàng.
Cơ sở thẩm mỹ viện dù đã bị xử phạt, tước giấy phép hoạt động do sai phạm nhưng vẫn đón khách và thực hiện các dịch vụ làm đẹp. (Ảnh: Lâm Ngọc) |
"Khi thực hiện những kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ, bản thân BS sẽ biết xử lý các vấn đề về nhiễm trùng hay biến chứng trong quá trình làm, thậm chí là vấn đề về cấp cứu. Những việc đó chỉ có BS đa khoa được đào tạo bài bản mới biết sử dụng thuốc để cấp cứu cho khách hàng nếu chẳng may gặp sự cố", BS Đức chia sẻ.
Trao đổi về vấn đề cấp phép, BS Đức cho biết thêm, cơ sở thẩm mỹ, làm đẹp chỉ được cấp phép thực hiện các dịch vụ nhất định, đặc biệt là với các kỹ thuật làm đẹp có xâm lấn thì không phải cơ sở nào cũng được cấp phép.
Có 2 điều kiện để có thể mở cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ: Thứ nhất, người làm phải có chức danh nghề của Sở Y tế cấp. Chức danh nghề đó thuộc chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, và người đó phải là BS mới thực hiện được. Thứ 2 là cơ sở thẩm mỹ đó phải thuộc phòng khám thì mới được thực hiện xâm lấn.
“Về cơ sở, trước tiên phải có giấy phép của Sở Y tế địa phương. Đối với khách hàng, khi có ý định phẫu thuật thẩm mỹ, việc đầu tiên là phải tìm hiểu người sẽ phẫu thuật cho mình có đủ giấy phép, giấy tờ cần thiết không, còn vấn đề đẹp xấu thì đừng nên quá tin vào những lời quảng cáo có cánh của các cơ sở thẩm mỹ”, BS Đức nói.
Không chỉ dừng lại ở việc hoạt động trái phép, cung cấp các dịch vụ xâm lấn, các cơ sở này dù không có chứng chỉ về y tế nhưng vẫn nhận đào tạo nghề và kiêm luôn việc cung cấp nguyên - vật liệu thẩm mỹ kém chất lượng.
Khách hàng chủ yếu gặp tình trạng nhiễm trùng là do ham rẻ. Trên thực tế, có 2 loại filler đang thịnh hành hiện nay là hàng Hàn Quốc và hàng châu Âu.
Hàng Hàn Quốc có giá từ 2 – 6 triệu đồng/cc, hàng châu Âu có giá từ 6 – 12 triệu/cc (đơn vị filler được tính bằng cc, 1cc = 1ml vì cùng thể tích).
“Tiêm filler nâng ngực, ít nhất cần 100cc/1 bên để có thể nâng lên ngực cỡ nhỏ", BS Đức nói.
BS Đức cảnh báo, người dân nên tìm hiểu kỹ những cơ sở mình định làm phẫu thuật thẩm mỹ, không nên tin vào những quảng cáo hào nhoáng.
Hiện nay, thẩm mỹ “chui” không phải là vấn đề mới, nhưng người dân vẫn ham rẻ và không tỉnh táo khi quyết định lựa chọn nơi để thực hiện thẩm mỹ. Có những cơ sở thẩm mỹ mượn danh BS giỏi để lừa khách hàng. Khi khách hàng đã lên bàn mổ, gây mê thì hoàn toàn không nhận thức được BS nào phẫu thuật cho mình.
“Đây là một trong những chiêu trò của các phòng khám “chui” nhằm thu hút khách, người dân cần hết sức cảnh giác để tránh hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do làm đẹp”, BS Đức lưu ý.
Liên quan đến tình trạng thẩm mỹ "chui" vào khách sạn, phòng trọ thực hiện thẩm mỹ, Uỷ ban nhân dân TP.HCM giao Công an Thành phố cần tăng cường quản lý khách sạn, khu dân cư nhằm phát hiện kịp thời những hiện tượng liên quan hoạt động thẩm mỹ không phép. Đề xuất sớm đưa vào hoạt động (sau giai đoạn thí điểm) phần mềm khai báo lưu trú theo quy định của Luật cư trú (phần mềm ASM) tại các khách sạn, căn hộ cho thuê. Bên cạnh đó, giao Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông kiểm tra, xử lý triệt để các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… có đăng tải các nội dung quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt quảng cáo các dịch vụ thẩm mỹ không đúng quy định pháp luật. Khi phát hiện các cơ sở thẩm mỹ "chui", người dân có thể phản ánh qua đường dây nóng Sở Y tế (096.7771.010, 0989.401.155) hoặc ứng dụng “Y tế trực tuyến” trên điện thoại. Các kết quả này sẽ được thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30
Số ca mắc bệnh sởi tăng cao tại tỉnh Đồng Nai
Y tế 17/11/2024 19:03