Phải đặt người lao động là trung tâm

(LĐTĐ) Không ít người nói rằng đã là kinh tế thị trường trong quan hệ lao động chỉ cần yếu tố lương, tiền công là đủ. Nghĩa là chủ doanh nghiệp lẫn người lao động chỉ quan tâm đến việc trả lương thế nào, nhận lương ra sao, còn các yếu tố như nhà ở… miễn có tiền là có.
Đề xuất 8 khu đất để xây nhà lưu trú cho công nhân Đề xuất cơ chế đặc thù xây nhà ở cho công nhân Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu phát triển quỹ đất để xây nhà cho công nhân
Phải đặt người lao động là trung tâm
Khu nhà ở công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội). Ảnh minh họa: TTXVN

Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 ập đến, làn sóng người lao động, trong đó đa số là lao động tại các khu công nghiệp - chế xuất tại thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ trở lại quê hương…dẫn đến doanh nghiệp bị “khát” lao động trầm trọng. Chính thời điểm này càng thấm thía câu nói của người xưa: “Có an cư mới lạc nghiệp”!

Chúng ta phải thống nhất luận điểm, dù cách mạng 4.0 hiện đại về công nghệ đến mức nào, có cổ phần hóa hay quản trị doanh nghiệp dưới hình thức nào thì người lao động vẫn là chủ thể tạo ra hàng hóa cho xã hội. Người sử dụng lao động (nói theo ngôn ngữ kinh tế chính trị là ông chủ) chỉ là người có vốn sở hữu thành lập ban lãnh đạo để điều hành doanh nghiệp, công ty, còn người lao động mới là chủ thể vận hành đích thực.

Trừ những lĩnh vực dịch vụ, tài chính, ngân hàng nơi đa số lao động làm việc theo mô hình “năng suất- tiền lương”, yếu tố nhà (nơi ở) từ đồng lương và thu nhập họ tự lo, còn với lao động làm việc tập trung tại các khu công nghiệp- khu chế xuất, chúng ta không thể mãi áp dụng “mô hình để người lao động tự lo” mãi được.

Trước đây, khi nền kinh tế còn khó khăn, ngay tại Thủ đô Hà Nội, ở đâu có nhà máy (quy mô nhiều lao động) ở đấy đều có khu nhà ở công nhân. Dệt mùng 8/3, thuốc lá Thăng Long, Xà phòng Hà Nội… là ví dụ điển hình. Nhờ làm tốt chính sách an sinh mà người lao động yên tâm gắn bó với nhà máy.

Đành rằng, trước đây số lượng nhà máy, xí nghiệp ít, quỹ đất lại quá nhiều nên việc “quy hoạch”, phân đất để làm nhà ở cho công nhân là quá dễ. Còn nay, số lượng các khu công nghiệp nhiều, số nhà máy, doanh nghiệp chỉ trong một khu công nghiệp cũng đã quá lớn, đất đai ngày càng ít, nếu vẫn áp dụng mô hình “nhà ở công nhân” như trước đây là không hợp lý.

Tuy vậy, chúng ta không thể “đổ lỗi” cho số lượng các nhà máy, công ty nhiều, diện tích đất đai ngày một thu hẹp, lại đắt đỏ mà “quên đi” vấn đề nhà ở cho công nhân. Xưa đất đai nhiều, số lượng các nhà máy ít, Nhà nước thực hiện chính sách xây nhà để phân phối (cấp cho) người lao động ở lâu dài. Nay công nhân nhiều, đất đai ít, từ cả chục năm trước Nhà nước đã có chính sách rất rõ ràng: “Xây nhà ở cho công nhân” giống như mô hình ký túc xá sinh viên (khi đến ở doanh nghiệp và người lao động trả tiền thuê với giá phải chăng); khi người lao động về hưu, hoặc chuyển công tác sẽ bàn giao lại để người khác đến thuê. Cạnh đó, còn xây dựng nhà ở xã hội cho người lao động. Lao động nào có tích góp sẽ được mua nhà ở xã hội với giá rẻ hơn, Nhà nước hỗ trợ bằng cơ chế lãi suất.

Chủ trương, chính sách rõ như vậy, nhưng một số nơi vì nhiều lý do cả chủ quan, lẫn khách quan trong quá trình thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp lại không tuân thủ quy định dành diện tích đất nhất định để xây nhà ở công nhân hoặc không có cơ chế vốn để triển khai. Doanh nghiệp ỷ lại Nhà nước, một số chính quyền sở tại lại “đá lại” việc triển khai nhà ở công nhân cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.

Hệ quả, người lao động đa số phải đi thuê ngoài. Lương không cao, lại phải thuê nhà…khi có biến cố ập đến như đại dịch cuộc sống vô cùng khó khăn. Dòng người ly hương về quê bỏ lại phía trong doanh nghiệp khoảng trống lao động mà chưa biết đến bao giờ mới lấp đầy.

Đến giờ, nhiều doanh nghiệp mới thấu hiểu thế nào là tầm quan trọng của lao động. Giá như bên cạnh những nhà máy uy nghi, khu công nghiệp hoành tráng mọc lên những khu chung cư công nhân tối đến lấp lánh ánh đèn, có nhà trẻ cho con em công nhân học… thì chắc dù có đại dịch gì họ vẫn bám trụ nhà máy.

Hy vọng rằng, qua bài học đại dịch Covid-19 lần này và với việc Chính phủ đốc thúc các bộ, ngành đẩy nhanh tiến độ sửa đổi một số điều Luật Xây dựng cũng như chỉ đạo các địa phương phải dành quỹ đất xây nhà ở công nhân, trong thời gian không xa chúng ta hy vọng ở đâu có khu công nghiệp ở đó sẽ có các khu nhà ở công nhân được mọc lên.

L. Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Xem thêm
Phiên bản di động