Đề xuất cơ chế đặc thù xây nhà ở cho công nhân
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu phát triển quỹ đất để xây nhà cho công nhân Sẽ quan tâm hơn đến phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân Nỗ lực phát triển nhà ở cho công nhân |
Nhà ở - nhu cầu cấp bách của CNLĐ
Báo cáo tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam ngày 16/10, bà Nguyễn Thị Vân Hà - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh cho biết: Trên địa bàn tỉnh, hiện có hàng nghìn doanh nghiệp với hàng trăm ngàn CNLĐ, trong đó số CNLĐ là người địa phương khác đến làm việc tại các doanh nghiệp, KCN trên địa bàn tỉnh chiếm khá đông. Để CNLĐ yên tâm gắn bó với quê hương Bắc Ninh, ổn định nguồn lao động, góp phần ổn định sản xuất của các doanh nghiệp, tránh bị đứt gãy chuỗi sản xuất, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh đề nghị Chính phủ khi duyệt quy hoạch các KCN, chế xuất cần quan tâm quy hoạch xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao, khu lưu trú cho CNLĐ, các công trình phúc lợi nhà trẻ, mẫu giáo, y tế… nhằm giải quyết những nhu cầu thiết yếu của CNLĐ.
Căn nhà mẫu dành cho gia đình CNLĐ trong khu Thiết chế Công đoàn do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư xây dựng tại tỉnh Hà Nam. Ảnh: B.D |
Đề cập đến vấn đề nhà ở, thay mặt CNLĐ và LĐLĐ các tỉnh, thành ở phía Nam và miền Trung gửi đề xuất đến Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nêu thực trạng: Hiện nay, tại các tỉnh, thành phố có đông CNLĐ như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nhà ở của CNLĐ thiếu trầm trọng, nhiều CNLĐ phải thuê phòng trong những khu nhà trọ tồi tàn, xuống cấp - điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và tinh thần của CNLĐ. Đặc biệt, điều này cũng ảnh hưởng đến con CNLĐ, bởi môi trường sống thiếu những nơi vui chơi, giải trí lành mạnh để các cháu có thể thư giãn.
Thay mặt CNLĐ và các cấp Công đoàn, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng các thiết chế Công đoàn, nhà ở cho CNLĐ; có các cơ chế hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế để chủ nhà trọ xây mới, cải tạo lại phòng trọ; có chính sách về tín dụng để CNLĐ nghèo vay vốn, giúp họ vượt qua khó khăn…
Tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách
Theo báo cáo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, trong quá trình triển khai dự án thí điểm thiết chế Công đoàn tại tỉnh Hà Nam và một số địa phương khác đã phát sinh một số các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách, pháp luật làm ảnh hưởng đến tiến độ, mục tiêu của Đề án phát triển nhà ở cho CNLĐ. Để khuyến khích và thúc đẩy được việc phát triển nhà ở cho CNLĐ thuê tại các KCN, khu chế xuất, với đặc thù CNLĐ làm việc có thời vụ (trung bình một lao động chỉ làm việc trong KCN khoảng 2, 3 năm sau đó chuyển nơi khác hoặc về địa phương), làm việc theo ca kíp, thường xuyên di chuyển giữa các tỉnh, thành phố, KCN khác nhau, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị một số giải pháp.
Cụ thể, về giải pháp lâu dài, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công theo hướng tách đối tượng CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài KCN ra khỏi nhóm đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; bổ sung chương mới: Chính sách về nhà ở riêng cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp.
* Về kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định hiện hành khẩn trương xử lý, tập trung giải quyết theo hướng hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; bố trí, quy hoạch quỹ đất; có cơ chế phù hợp với cơ chế thị trường để huy động các nguồn lực, nhất là hợp tác công tư để Công đoàn, địa phương và các doanh nghiệp tham gia; đồng thời bố trí kinh phí đầu tư công trung hạn cho công tác này. * Trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong việc xây nhà ở cho CNLĐ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, một số kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã được Bộ Xây dựng đưa vào hồ sơ để trong thời gian tới làm căn cứ sửa Luật Nhà ở. Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho CNLĐ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng đang phối hợp với các ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch để trình Chính phủ gói hỗ trợ tài chính tương tự như gói 30.000 tỷ đồng trước đây để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân, CNLĐ vay vốn. |
Về tiêu chuẩn nhà ở cho công nhân, theo khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam, hiện các khu nhà trọ của CNLĐ do người dân xây dựng có diện tích nhỏ, không đảm bảo tiêu chuẩn. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng ban hành tiêu chuẩn diện tích ở đối với nhà ở CNLĐ KCN cho thuê được thiết kế tối thiểu là 10m2/người; chỉ tiêu xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu nhà ở công nhân theo Quy chuẩn xây dựng hiện hành.
Về quy hoạch quỹ đất: Đề nghị sửa đổi đồng bộ quy định về việc dành quỹ đất cho phát triển nhà ở CNLĐ KCN trong các quy định pháp luật (Luật Đất đai 2013 (tại Điều 149), Luật Đầu tư 2020 (tại Khoản 9 Điều 77) và Nghị định số 82/2018/NĐ-CP (tại Khoản 4 Điều 32)) theo hướng: Trong quy hoạch KCN phải quy hoạch bố trí đất làm nhà lưu trú cho công nhân thuê, có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ khu nhà ở công nhân. Giao chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, hoặc các đối tượng doanh nghiệp khác, hoặc Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư dự án nhà lưu trú công nhân (chủ yếu là hình thức cho thuê), đáp ứng tối thiểu 50% nhu cầu nhà ở cho CNLĐ làm việc trong KCN.
Về giải pháp ngắn hạn, trong thời gian chờ sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến hệ thống pháp luật liên quan, Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát quy hoạch, hiện trạng sử dụng đất KCN trên địa bàn toàn quốc.
Trường hợp KCN có khó khăn về nhà ở cho CNLĐ, quỹ đất dịch vụ - thương mại trong khu công nghiệp chưa được sử dụng hết, giao chủ đầu tư đầu tư xây dựng nhà lưu trú để cho thuê, trong đó có Tổng LĐLĐ Việt Nam. Trường hợp KCN có khó khăn về nhà ở CNLĐ, quỹ đất dịch vụ - thương mại đã sử dụng hết nhưng đất sản xuất công nghiệp chưa sử dụng hết thì Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch KCN dành quỹ đất để đầu tư nhà lưu trú công nhân.
Đề nghị Chính phủ thí điểm cơ chế đặc thù
Tại buổi làm việc, thay măt Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ xem xét cho thí điểm cơ chế đặc thù, được trực tiếp giao đất và làm chủ đầu tư một số dự án nhà ở cho CNLĐ thuê tại các khu đất dịch vụ trong quy hoạch KCN, hoặc quỹ đất khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giới thiệu.
Đồng thời sửa đổi, bổ sung Điều 39 Nghị định 99/2015/NĐ-CP: Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với nhà ở do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước để cho công nhân thuê. Trước mắt, cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam được đầu tư thí điểm xây dựng nhà ở cho CNLĐ tại các địa phương có số lượng đông CNLĐ như: Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp trong KCN được thuê nhà ở để bố trí cho CNLĐ của mình ở hoặc thuê lại; giảm bớt các thủ tục cho CNLĐ thuê nhà ở tại các dự án do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư; cho phép Tổng LĐLĐ Việt Nam được phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở thuộc quy hoạch khu thiết chế Công đoàn trong việc quản lý, khai thác các công trình thiết chế văn hóa, thể thao do Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả và nguồn kinh phí duy tu, bảo dưỡng công trình. Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí gói khoảng 3.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho CNLĐ thuê và CNLĐ vay vốn để mua, thuê nhà ở./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chính sách 14/11/2024 09:59
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí
Chính sách 12/11/2024 11:43
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất
Chính sách 09/11/2024 08:44
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan
Chính sách 09/11/2024 06:32
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025
Chính sách 08/11/2024 16:31
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?
Chính sách 04/11/2024 07:26
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết
Chính sách 03/11/2024 19:23
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22