Nữ công nhân “tận khổ” bên bến Đò Quan

“Mười mấy năm mẹ con thui thủi trong cái nhà bé tí, muốn có cái tivi để xem cho đỡ buồn nhưng không cách nào mua được. Nếu không có Chương trình phúc lợi iCare Benefits, thật không biết khi nào tôi mới thực hiện được lời hứa với con trai”. Đó là lời tâm sự nghẹn ngào của chị Vũ Thị Tình (56 tuổi, hiện đang làm việc tại Tổng Cty Dệt may Nam Định) khi trải lòng về cuộc đời thăng trầm của mình.
nu cong nhan tan kho ben ben do quan Công nhân nhà trọ “đau đầu” vì…bẩn
nu cong nhan tan kho ben ben do quan Cần làm rõ những thắc mắc của người lao động

“Đánh liều” mua nhà khi chỉ có 100.000 đồng

Tôi gọi chị Tình là người phụ nữ “tận khổ”, bởi hơn nửa cuộc đời, những khổ đau lớn nhất chị đã trải qua. Để rồi lúc này, đứng trước mặt tôi là chị với một nụ cười bình thản, ánh mắt không còn buồn.

19 tuổi, cô gái Vũ Thị Tình nên duyên với một chàng trai lái tàu ngầm. Hai năm sau ngày cưới, chị trải qua hai sự kiện mang màu sắc đối lập trong đời. Chồng mất dưới biển sâu, đứa con trai vừa thôi nôi đã chịu cảnh mất bố.

nu cong nhan tan kho ben ben do quan
Chị Vũ Thị Tình hài lòng với chiếc ti vi mua từ chương trình phúc lợi iCare.

Thương chồng, thương con, chị quyết định đi làm công nhân, kiếm tiền nuôi con chứ không đi bước nữa. Chị kể: “Hồi đó nghèo lắm, nhưng được cái liều. Lương công nhân làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, làm gì có tiền dư. Thế mà tôi dám vay bạn bè, người thân để mua được cái nhà này, trị giá 86 triệu đồng khi chỉ có trong tay vẻn vẹn 100.000 đồng”.

Căn nhà mẹ con chị Tình đang ở nép mình bên bến Đò Quan, tuy hơi chật chội, nhưng đối với mẹ con chị là cả một quá trình nỗ lực: nỗ lực vay mượn, nỗ lực trả nợ, nỗ lực đòi nhà.

Để đủ tiền trang trải cuộc sống, người phụ nữ chân yếu tay mềm ấy ngoài công việc ở nhà máy dệt, còn làm thêm ở một xưởng cơ khí, rồi tranh thủ ngày đi làm, tối về móc len. Móc được 5 cái mũ thì được 15.000 đồng, chắc bóp từng đồng để lấy tiền trả nợ. Nhưng run rủi thế nào, vì nhẹ dạ, chỉ lại mang sổ đỏ cho người khác mượn, để  tí nữa thì không đòi lại được. Kể đến đó, trong ánh mắt buồn của chị, tôi thấy vẫn còn hoang mang, xen lẫn sợ hãi.

Khóc cho bàn tay con

Chị Tình tâm sự rằng, mua được nhà lại ao ước có cái tivi để xem. Con trai chị nhiều lần thủ thỉ nói mẹ mua tivi, nó khoe với chị rằng bạn nó nhà đứa nào cũng có, nên nó thích lắm. “Lúc ấy, chỉ biết quay mặt đi mà khóc. Thương con lắm nhưng mấy triệu tiền lương ăn tiêu còn chưa đủ, lấy đâu ra 5 – 6 triệu mua tivi”- chị thật thà kể.

Tôi nhìn khắp căn nhà một lượt, rồi chỉ cái tivi thắc mắc. Chị khoe ngay: “Tivi này tôi mua trả góp từ Chương trình phúc lợi iCare Benefits đấy. Lương công nhân, đầu tháng lĩnh lương, cuối tháng đã hết. Nếu không có chương trình này thì chục năm nữa, may ra mới mua được. Tôi cũng rút kinh nghiệm từ chuyện sổ đỏ nên cẩn thận lắm. Thấy Chương trình phúc lợi iCare Benefits dán quảng cáo tại Công ty, tôi đến tìm hiểu, nghe tư vấn rồi thấy tin tưởng nên mới quyết định mua”.

Chị giải thích: “Sản phẩm có hỏng thì có người của chương trình đến tận nơi bảo hành, tiền mua tivi mình vẫn giữ chứ đã trả hết đâu mà sợ. Tháng này không có tiền trả thì để tháng sau trả một thể”.

Chiếc tivi ấy, ngoài là lời hứa của chị với con trai, còn là người bạn của cậu bé trong nhiều năm trời không ra khỏi nhà vì mặc cảm. Vì muốn giúp đỡ mẹ, con trai chị Tình đi làm rất sớm. Cậu bé làm thuê cho một xưởng cơ khí gần nhà. 7 năm trước, con trai chị khi ấy mới 14 tuổi bị máy nghiền mất nửa bàn tay trong một lần bất cẩn. Những năm đó có lẽ là khoảng thời gian khốn cùng nhất của chị Tình khi vừa phải khổ sở đòi lại nhà, vừa vay mượn tiền chạy chữa cho con.

Bây giờ, T. đã hòa nhập với cuộc sống và đang học việc ở Hà Nội. Để có thêm tiền chu cấp cho con, chị vẫn cặm cụi tối ngày. Dù còn vất vả nhưng chị Tình bảo mình còn may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều người. Vì chị luôn có niềm tin, rằng mình và con trai nếu chăm chỉ, nỗ lực thì cũng sẽ đến lúc được sống những ngày bình yên trọn vẹn. 

Lao động

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

Nghịch lý giá vàng tăng sau khi đấu thầu

(LĐTĐ) Từ cuối năm 2023 đến nay, giá vàng trong nước và thế giới cùng có xu hướng tăng. Tuy nhiên có 2 giai đoạn giá vàng trong nước “một mình một đường” đi lên, bất chấp giá vàng thế giới đang đi ngang. Điều này đã nới rộng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Đặc biệt, sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đấu thầu vàng miếng thì giá vàng bỗng bứt tốc "phi mã".
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì quan tâm sức khoẻ của đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì quan tâm sức khoẻ của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sức khỏe là điều quý giá, là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Có đủ sức khỏe mới có thể lao động, công tác và làm việc tốt góp phần nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Chính vì vậy, các cán bộ Công đoàn huyện Thanh Trì rất quan tâm chăm lo đến các vấn đề sức khỏe của đoàn viên, người lao động.
20 đội bóng tham gia Giải bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương

20 đội bóng tham gia Giải bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Thông qua Giải Bóng đá Nam Thanh niên công nhân tỉnh Bình Dương Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô - năm 2024, Ban Tổ chức mong muốn tiếp lửa cho tình yêu, niềm đam mê bóng đá trong đội ngũ công nhân trẻ; đồng thời phát động phong trào tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong thanh niên công nhân.
Đồng Nai: Đã tìm ra “thủ phạm” khiến suối Mã Đà bị ô nhiễm

Đồng Nai: Đã tìm ra “thủ phạm” khiến suối Mã Đà bị ô nhiễm

(LĐTĐ) Ngày 17/6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Đồng Nai cho biết, đã tìm ra “thủ phạm” khiến nguồn nước trên suối Mã Đà (đoạn thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) bị ô nhiễm nặng.
Rút bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ để tránh bị thiệt thòi

Rút bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ để tránh bị thiệt thòi

(LĐTĐ) Khi rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ bị mất các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm y tế, lương hưu, chế độ tử tuất, mai táng phí… Tuy vậy, tại nhiều buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần cũng là câu hỏi thường xuyên được người lao động đặt ra.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.

Tin khác

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

Đảm bảo an toàn lao động khi sửa chữa điều hòa

(LĐTĐ) Dự báo năm nay, Hà Nội sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa không khí sẽ gia tăng. Đảm bảo an toàn khi lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng điều hòa là điều cần thiết nhằm đảm bảo một môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Xem thêm
Phiên bản di động