Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, đội ngũ y, bác sĩ là những “chiến sĩ áo trắng”. Đây là lực lượng thường trực ở tuyến đầu chịu nhiều áp lực, vất vả và phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao… nhưng vượt qua mọi khó khăn, họ vẫn nỗ lực hết mình vì trách nhiệm và hơn cả vì sức khỏe của nhân dân. Phóng viên (PV) báo Lao động Thủ đô đã có cuộc chia sẻ trực tiếp với Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang, để hiểu thêm về công việc lặng thầm của những chiến sĩ trên tuyến đầu diệt “giặc” Covid-19.
Kỳ 2: Những bệnh viện tiên phong điều trị hậu Covid-19 Gác niềm riêng sau màu áo blouse trắng Vững tin vượt sóng cả giữ yên bình cho Thủ đô

PV: Với trọng trách là một trong những lãnh đạo tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đảm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ quan trọng tại đơn vị, bác sĩ có thể chia sẻ bí quyết giúp mình đảm đương khối lượng công việc nhiều tới vậy?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Cuộc chiến chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” đang bước vào giai đoạn cam go, quyết liệt. Trong nhiều tháng qua, ngành Y tế Thủ đô đã và đang căng mình chống dịch. Cả hệ thống Y tế từ trạm y tế xã, phường tới các cơ sở điều trị bệnh viện tầng 2, tầng 3 đều phải liên tục cập nhật, đào tạo chuyên môn để phát hiện, theo dõi ca bệnh nhẹ, phân tầng điều trị các ca bệnh nặng, rồi tham gia chiến dịch tiêm vắc xin thần tốc của Thành phố với mong muốn người dân sớm nhất có được miễn dịch bảo vệ.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Oanh, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang.

Với sứ mệnh chữa bệnh, cứu người, thời gian qua Bệnh viện đa khoa Đức Giang được Sở Y tế Hà Nội giao trọng trách là một trong những đơn vị phụ trách điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại tầng 3 của Thành phố. Thực sự có những ngày, đêm các y, bác sĩ trong viện vô cùng căng thẳng vì lượng bệnh nhân nặng quá tải phải sắp xếp để tiếp nhận và điều trị.

Bản thân tôi, ngay từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, với vai trò là thành viên Tiểu Ban điều trị Covid-19 của Bệnh viện đa khoa Đức Giang, đã cùng các thành viên trong nhóm tích cực xây dựng phác đồ điều trị ca bệnh nặng, nguy kịch tại đơn vị; đồng thời, tham gia đào tạo trực tiếp và trực tuyến hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới điều trị để hạn chế việc bệnh nhân Covid-19 chuyển nặng, nâng tầng…

Với khối lượng công việc lớn và áp lực, bởi vậy tôi luôn phải sắp xếp thời gian và công việc khoa học để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó. Đơn cử, trước một ca trực với nhiều bệnh nhân nặng, nguy cơ diễn biến bất cứ lúc nào; rồi có thể phải tiếp nhận nhiều ca bệnh nặng cùng một lúc; vừa phải tham gia hội chẩn cấp cứu… thì người thầy thuốc từ lúc nhận ca đã phải biết sắp xếp công việc hợp lý để quán xuyến và đảm bảo guồng công việc diễn ra trôi chảy.

Với hơn 25 năm trong nghề Y và gần 20 năm làm Hồi sức cấp cứu nên tôi đủ bình tĩnh và kinh nghiệm để xử lý mọi tình huống có thể diễn ra. Và chính nghề nghiệp tạo cho bản thân thói quen sắp xếp công việc khoa học và cố gắng tìm giải pháp phù hợp, để có thể hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả nhất.

PV: Là một trong những thành viên tích cực tham gia xây dựng hệ thống Quản lý F0 tại nhà, xin bác sĩ có thể chia sẻ những hiệu quả thực tiễn của hệ thống mang lại trong bối cảnh dịch, bệnh hiện nay?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Những ngày cuối năm 2021, dịch diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường. Số ca bệnh tăng cao dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống bệnh viện nếu không có sự phân luồng bệnh nhân phù hợp. Bởi vậy tổ chuyên môn của Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã tích cực xây dựng công cụ chuyên môn, phối hợp Công ty phần mềm xây dựng hệ thống Quản lý F0 tại nhà giúp phân loại nhanh chóng mức độ nặng bệnh nhân và quản lý người bệnh bị nhiễm. 90% các bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nhẹ, hoặc không triệu chứng được quản lý tại nhà; được hướng dẫn tự khai báo theo dõi sức khỏe hàng ngày, được theo dõi và kết thúc cách ly; khi người bệnh có nguy cơ chuyển nặng sẽ được y tế cơ sở tiếp cận sớm nhất, liên hệ chuyển viện phù hợp.

Hệ thống này được cập nhật liên tục theo các văn bản hướng dẫn phân luồng tiếp nhận người bệnh Covid-19 của Sở Y tế theo từng thời điểm. Từ đó, giúp phân độ nặng, phân tầng bệnh nhân và chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế phù hợp, đúng tầng bệnh, tránh quá tải bệnh viện.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Bác sĩ Trần Thị Oanh đi buồng thăm, khám cho bệnh nhân.

PV: Trực tiêp hội chẩn, đi buồng, chỉ đạo điều trị các ca bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch tại Bệnh viện… nên nguy cơ lây nhiễm rất cao và thậm chí đồng nghiệp cũng dính bệnh, vậy lúc đó bác sĩ có hoang mang hay không? Và với bác sĩ, những ngày lễ, Tết không trọn vẹn bên gia đình, người thân có khiến chị chạnh lòng?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Ngay từ những ngày đầu của đại dịch Covid-19 bản thân tôi đã là một trong những thành viên tích cực của Tiểu ban tuyên truyền của Bệnh viện với các chương trình tuyên truyền, đào tạo cộng đồng về cơ chế lây truyền, cách dự phòng lây nhiễm, đặc biệt với nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc, chăm sóc người bệnh. Luôn luôn nhắc nhở đồng nghiệp và tự nhắc mình cẩn trọng trong tuân thủ bảo hộ, nên tôi hoàn toàn tự tin khi đi buồng, hội chẩn các ca bệnh Covid-19.

Bản thân có chuyên môn, tôi tự tin động viên đồng nghiệp không may nhiễm bệnh yên tâm theo dõi sức khỏe, bởi sẽ có rất ít nguy cơ bệnh nặng vì tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện đã được tiêm vắc xin phòng bệnh đủ liều.

Nghề y là nghề đặc thù và người làm nghề y làm việc trong môi trường đặc thù. Nên khi đã chọn nghề y, tôi xác định sẽ sống với những khác biệt của nghề nghiệp này. Nghề y thường không bao giờ có những ngày lễ, Tết trọn vẹn vì không thể tránh được các buổi trực. Bởi vậy, đã lâu rồi tôi không còn cảm giác chạnh lòng khi Tết đến Xuân về mà bản thân không dành trọn vẹn thời gian bên gia đình, người thân nữa.

Ngay trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, việc tham gia hội chẩn các ca bệnh Covid-19 qua điện thoại cũng vẫn là công việc thường xuyên. Và may mắn, người thân trong gia đình đã quen, đã hiểu những vất vả trong nghề nghiệp của một bác sĩ nên tôi cũng được mọi người dành cho sự cảm thông, ưu ái. Sau phần lớn thời gian dành cho công việc, thời gian còn lại, tôi sẽ dành tối đa những thương yêu, quan tâm cho gia đình.

PV: Sắp tới Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), nhiều cá nhân ngành Y tế Thủ đô sẽ được tôn vinh vì những cống hiến trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, bác sĩ có cảm xúc như thế nào?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Trước thềm ngày 27/2, nhân viên y tế chúng tôi càng cảm nhận rõ trọng trách của mình trong vai trò là người thầy thuốc, nhất là trong bối cảnh bệnh dịch Covid-19. Thấy sự cố gắng của mình mỗi ngày trong công việc đều rất cần cho mọi người, từ việc động viên, hướng dẫn mọi người tự chăm sóc, theo dõi sức khỏe tại nhà khi nhiễm Covid-19 thể nhẹ, đến sát cánh cùng đồng nghiệp điều trị các ca bệnh nặng, nguy kịch.

Gác lại những vất vả của bản thân, tôi cùng các đồng nghiệp trong Bệnh viện đều cảm thấy mọi vất vả, hy sinh của nhân viên y tế như được bù đắp vì đã tích cực điều trị các các bệnh nặng, cứu sống nhiều ca bệnh nguy kịch, hạn chế số ca tử vong do Covid-19 trên địa bàn Thành phố xuống mức thấp nhất. Và những vất vả, hy sinh đó đã được người thân, bạn bè và toàn xã hội cảm nhận rõ hơn, dành cho nhiều sự chia sẻ và tôn trọng.

Nữ bác sĩ tiên phong trên tuyến đầu chống dịch Covid-19
Bác sĩ Trần Thị Oanh tham gia tập huấn các kíp trực trước khi vào khu điều trị Covid-19.

PV: Bác sĩ có gửi gắm, nhắn nhủ gì đến các đồng nghiệp để mọi người có thêm động lực vững vàng bước tiếp, sẵn sàng "chiến đấu" tiến tới đẩy lùi dịch bệnh hiệu quả?

Bác sĩ Trần Thị Oanh: Với những trải nghiệm đã đi qua và còn phải tiếp tục đối mặt chiến đấu với dịch Covid-19, tôi vẫn luôn cho rằng đã khoác áo blouse trắng thì luôn phải sống cống hiến và sống có trách nhiệm với cộng đồng. Người “anh cả” tại Bệnh viện vẫn động viên, khích lệ cán bộ, nhân viên y tế tại đơn vị: “Chúng ta hãy làm những việc cần cho xã hội, cho dân trước khi được giao nhiệm vụ”. Câu nói đó đã truyền lửa cho tôi, cho Tiểu Ban điều trị Covid-19 tại Bệnh viện. Bản thân tôi muốn lan tỏa câu nói này tới các đồng nghiệp, bởi khi xác định được ý nghĩa của việc bản thân đang làm, mình sẽ thấy luôn có động lực để vững vàng bước tiếp, dù công việc phía trước còn nhiều khó khăn, vất vả.

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Minh Khuê (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 20/12, Bộ Y tế gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế vào trao đổi những vướng mắc trong lĩnh vực y tế về tình trạng thiếu thuốc, vật tư, vắc xin phòng bệnh, cũng như tiến độ hoàn thiện, đi vào hoạt động của 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (Hà Nam).
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”

(LĐTĐ) Tâm lý ngại chia sẻ, ngại đi khám và thậm chí là khó tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một ca bệnh liên quan đến rối loạn tình dục.
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6/12 đến ngày 13/12), toàn Thành phố ghi nhận 44 ca mắc sởi tại 20 quận, huyện, tăng 19 ca so với tuần trước đó.
Xem thêm
Phiên bản di động