Kỳ 2: Những bệnh viện tiên phong điều trị hậu Covid-19
Kỳ 1: Vượt "cửa ải" F0 lại bị “hậu Covid" hànhLiên tục mất ngủ, rụng tóc, đuối sức do hậu COVID-19Nguy cơ di chứng hậu Covid-19 |
Mất ngủ kéo dài vì stress
Có mặt tại Phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang những ngày giáp Tết Nguyên đán 2022, lượng bệnh nhân tới khám tại đây vẫn khá là đông. Theo ghi nhận của phóng viên, các bệnh nhân tới khám đủ mọi lưới tuổi, từ trẻ em, người trong độ tuổi lao động và chiếm phần lớn là những người cao tuổi.
Điển hình là trường hợp bệnh nhân Triệu Thị Q (49 tuổi), sau khi khỏi Covid-19, ròng rã khoảng 2 tháng nay chị không ngủ được, lệ thuộc vào thuốc thần kinh khiến sức khỏe suy yếu. Theo lời chị Q chia sẻ: “Tôi ở viện cũng như ở phòng điều trị Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang 48 ngày. Bản thân tôi là F0 lại chăm sóc bố chồng cũng là F0 trong phòng điều trị Covid-19. Từ ngày được xuất viện về nhà, tôi bị ảnh hưởng về thần kinh, mất ngủ triền miên. Uống thuốc thảo dược không ăn thua. Một thời gian không ngủ được phải uống cả thuốc về thần kinh, trầm cảm, nếu ngày nào không uống là thức trắng cả ngày… nên lâu dần người rất mệt mỏi”.
![]() |
Nhiều bệnh nhân và người nhà đưa người thân tới khám hậu Covid-19. |
Không những vậy, bản thân chị Q còn nhận thấy, sau khi điều trị khỏi Covid-19, về nhà còn bị thêm ảnh hưởng đường tiêu hóa, đau xương khớp, tim nhiều khi đập loạn nhịp, hay bị hồi hộp. “Đặc biệt, tôi cảm giác mình bị sang chấn tâm lý, có vấn đề gì tác động tới mình là đầu óc bừng bừng lên, biểu hiện đó rất nặng, rất khó chịu” chị Q nhấn mạnh.
Cũng theo chị Q trước khi bị bệnh, ở nhà chị rất chăm chơi thể thao, chăm đánh bóng chuyền, tập yoga… và mỗi khi đi tập đều rất phấn khởi, nhưng giờ thì cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi, nhanh xuống sức nên không còn hào hứng gì nữa. Và cũng vì vậy, việc tập luyện thể dục chị Q không thấy hiệu quả. Bởi vậy, chị Q đã tìm tới Bệnh viện để được bác sĩ hướng dẫn điều trị, mong hồi phục lại được sức khỏe như trước.
Chia sẻ về ca bệnh này, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội Tổng hợp, hiện là một trong những bác sĩ điều trị tại Phòng khám hậu Covid-19 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết: "Đây là một ca bệnh khá đặc biệt. Chị Q vừa là một F0, cộng với quá trình đi cùng chăm sóc bệnh nhân tại khu điều trị tích cực nó là một stress rất lớn. Bởi chị Q phải chứng kiến người thân tử vong, rồi quá nhiều bệnh nhân trong khu điều trị tích cực tử vong; tiếng máy thở tít tít kéo dài… phải nói là quá khủng khiếp, khiến bệnh nhân bị sang chấn tâm lý mạnh. Thực tế ngay cả với nhân viên y tế cũng stress, chứ không nói là bệnh nhân".
Theo bác sĩ Tiến, với bệnh nhân này, Phòng khám sẽ dự kiến điều trị theo hướng có những thuốc giúp bệnh nhân giảm tình trạng stress cũng như sang chấn tâm lý kèm theo rất nhiều liệu pháp điều trị về mặt tâm lý, giúp bệnh nhân sớm trở lại cuộc sống thường ngày. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng đánh giá đây là một trong những ca bệnh khá là khó, cần nhiều thời gian để có thể đồng hành giúp bệnh nhân vượt qua cú sốc, trở lại với cuộc sống bình thường”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Và đây cũng chỉ là một trong những bệnh nhân điển hình trong số những bệnh nhân tới khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Bởi theo bác sĩ Tiến: Sau 4 ngày chính thức đi vào hoạt động, Phòng khám hậu Covid-19 của Bệnh viện đã tiếp nhận hơn 60 bệnh nhân tới khám và điều trị, trung bình mỗi ngày khoảng 15 bệnh nhân. Các bệnh nhân tới khám đa dạng mọi độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ lớn ở độ tuổi trưởng thành và người có nhiều bệnh nền. Về đối tượng trẻ em thì ít hơn và thường đi khám cùng gia đình, bởi có những gia đình cả nhà cùng là F0.
Theo bác sĩ Tiến nhận định hầu hết người bệnh từng bị F0 hay bị tổn thương về đường hô hấp nên ho; cảm giác hụt hơi, ho khan kéo dài… Hay những triệu chứng toàn thân, bệnh nhân hay thấy cảm giác mệt mỏi, hoặc bị stress sau Covid-19 vì quá lo lắng. Ở nhóm bệnh nhân có bệnh nền và lớn tuổi thường nặng hơn với nhiều triệu chứng mệt mỏi và các triệu chứng suy hô hấp nhiều. “Và một trường hợp nữa tôi hay gặp, là sau khi điều trị khỏi bệnh Covid-19, bệnh nền của bệnh nhân thường bị nặng hơn, như tăng huyết áp, tiểu đường…” - bác sĩ Tiến lưu ý.
![]() |
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ với phóng viên. |
Bởi vậy, Bệnh viện và Phòng khám đã lên kế hoạch để thăm dò và đưa ra những phác đồ để chuẩn đoán, điều trị tốt nhất cho bệnh nhân hậu Covid-19. Hiện bệnh nhân đến Phòng khám có thể làm các xét nghiệm, nhận được những kỹ thuật thăm dò, chẩn đoán bằng hình ảnh như chụp Xquang, chụp CT. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được thăm dò những rối loạn về stress và tâm lý; Bệnh viện hiện đã xây dựng và có những bộ câu hỏi có thể đánh giá được chất lượng tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
“Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có những rối loạn về hô hấp và cần phải được tập phục hồi thì bệnh viện cũng triển khai phối hợp với Khoa phục hồi chức năng và Y học cổ truyền để có thể hướng dẫn; cũng như có những tờ rơi hướng dẫn cho bệnh nhân tập thở, tập hô hấp, tập sức mạnh cơ… Nếu bệnh nhân nào cần, thì Phòng khám sẽ phối hợp với cả Khoa phục hồi chức năng có những buổi tập riêng để hướng dẫn bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe một cách tốt nhất”, bác sĩ Tiến chia sẻ.
Hỗ trợ hồi phục chức năng cho bệnh nhân
Được biết, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện công đầu tiên của Sở Y tế Hà Nội thành lập phòng khám hậu Covid-19. Phòng khám cung cấp dịch vụ tầm soát và điều trị toàn diện các di chứng của Covid-19, đánh giá nhu cầu can thiệp về dinh dưỡng, vật lý trị liệu - phục hồi chức năng... Bệnh viện cũng đảm nhận điều trị F0 trung bình, nặng của Hà Nội. Tại miền Bắc, đây là cơ sở thứ hai có đơn vị khám hậu Covid-19. Đơn vị đầu tiên là Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), mở khoa hồi phục chức năng cho F0 khỏi bệnh từ đầu tháng 1/2022.
Tại Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thành lập Khoa Phục hồi chức năng hậu Covid-19, với 40 giường bệnh, chăm sóc F0 về thể chất và tinh thần trước khi xuất viện. Những bệnh nhân Covid-19 sau giai đoạn hồi sức sẽ được chuyển sang Khoa Phục hồi chức năng hậu Covid-19. Tại đây, các chuyên gia y tế sẽ phục hồi chức năng hô hấp, tâm lý trị liệu sẽ tiếp tục điều trị cho bệnh nhân. Như vậy, bệnh viện sẽ giải phóng nhanh các khu vực hồi sức để có giường đón bệnh nhân mới.
Theo bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ, Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vi rút SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, bởi vậy bệnh nhân Covid-19 sau khi đã qua khỏi giai đoạn cấp tính vẫn có thể có những triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ. “Có những rối loạn bệnh nhân hậu Covid-19 phải đối mặt như tình trạng suy giảm thể chất, nhận thức, rối loạn chú ý giảm khả năng tập trung. Đặc biệt, ảnh hưởng tới việc quay trở lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày. Một số bệnh nhân do can thiệp trong hồi sức có thể gặp như rối loạn nuốt sau khi đặt ống nội khí quản hay những rối loạn về sau", bác sĩ Quỳnh Thơ chia sẻ.
![]() |
Các bác sĩ Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19, thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chăm sóc cho bệnh nhân. |
Theo bác sĩ Quỳnh Thơ, những bệnh nhân tổn thương phổi, xơ phổi nặng sẽ giảm chức năng thông khí của phổi, rối loạn chức năng hô hấp dễ khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hụt hơi, bệnh nhân ho dai dẳng. Với triệu chứng như vậy bệnh nhân rất khó quay trở lại với công việc hàng ngày bình thường như trước đây.
"Chúng tôi có trao đổi với một số bệnh nhân sau khi ra viện ở đơn vị hồi sức cấp cứu họ không thể trở lại công việc cũ. Có rất nhiều bệnh nhân thậm chí nặng hơn nữa khi không thể giao lưu với hàng xóm, gần như chỉ làm những hoạt động đơn giản trong gia đình. Như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh cả về tâm lý lẫn thể chất", bác sĩ Quỳnh Thơ cho biết.
Quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng cho hay, với bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng cũng có thể có những biến chứng hậu Covid-19. Hiện, Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện đang xây dựng bộ công cụ để theo dõi bệnh nhân lâu hơn. Có những bệnh nhân cần được theo dõi kéo dài trong thời gian tới 6 tháng, thậm chí có những nghiên cứu theo dõi bệnh nhân tới 1 năm để có thể tầm soát, sàng lọc đối tượng có nhu cầu tiếp tục can thiệp về mặt y tế để có thể phục hồi chức năng, tâm lý.
“Với bệnh nhân Covid-19 thể nhẹ sau này có vấn đề về mặt sức khỏe như khó thở, rối loạn phát sinh khi hoạt động thể dục kháng sức nên đến gặp nhân viên y tế. Từ đó, mới xác định xem có nằm trong những ảnh hưởng hậu Covid-19 hay không hay bệnh lý nào khác. Biến chứng hậu Covid-19 hay gặp ở bệnh nhân có nguy cơ cao, đối với những người cao tuổi chứ không phải tất cả đối tượng mắc Covid-19 đều gặp phải", bác sĩ Quỳnh Thơ cho biết thêm.
Nhận thấy những biến chứng hậu Covid-19 rất nhiều trên các bệnh nhân, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã cử 6 bác sĩ, 6 điều dưỡng tham gia khóa tập huấn cả trực tuyến và tập trung trước khi mở Phòng khám hậu Covid-19. Trong đó các buổi tập huấn bao gồm các nội dung CMI (trị liệu tâm vận động) của các bệnh viện, đặc biệt là học tập kinh nghiệm của các đơn vị đã triển khai phòng khám hậu Covid-19 trong thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, có 1 khóa đào tạo phục hồi chức năng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức online. Thông qua đó các bác sĩ của Bệnh viện đã được đào tạo 1 cách bài bản và được WHO cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khóa học. Khóa học về phục hồi chức năng sau Covid-19 thuộc chuỗi khóa học Quản lý lâm sàng bệnh nhân Covid-19 được dành cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân với Covid-19. |
Kỳ cuối: Khi nào nên điều trị hậu Covid-19
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Barcelona đánh bại Atletico, tái ngộ Real Madrid trong trận chung kết El Clasico ở Cúp Nhà vua

Liverpool hạ Everton trong trận derby máu lửa, tiếp tục duy trì thế thượng phong trước Arsenal

Giá xăng dầu hôm nay (3/4): Giá dầu thế giới biến động nhẹ, trong nước chiều nay dự báo có thể tăng?

Man City 2-0 Leicester: Kết liễu chóng vánh, trở lại Top 4 đầy toan tính

Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4: Đại chiến vì danh dự

Besiktas vs Goztepe, 0h30 ngày 4/4: "Những chú đại bàng đen" tung cánh

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
Tin khác

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

4 trường THPT chuyên của Hà Nội tuyển sinh lớp 10 như thế nào?
Giáo dục 03/04/2025 06:06

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025
Giáo dục 02/04/2025 22:20

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam
Văn hóa 02/04/2025 13:14

Nhiều trường tăng chỉ tiêu tuyển sinh, mở thêm ngành đào tạo mới
Giáo dục 02/04/2025 06:06

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID
Chuyển đổi số 01/04/2025 22:27

Hà Nội: Học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tại trường nơi học lớp 12
Giáo dục 01/04/2025 21:15

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Danh mục mã số các trường THPT công lập năm học 2025 - 2026
Giáo dục 01/04/2025 18:21