Gác niềm riêng sau màu áo blouse trắng
Khoác áo blouse trắng không thể đứng ngoài cuộc chiến chống dịch Ngày về của những “chiến binh” áo blouse trắng Chiến sĩ áo xanh “hoà quyện” màu áo Blouse trắng |
Hoang mang vì biến thể vi rút lây lan nhanh
Có lẽ những ngày vừa qua sẽ là những ngày không thể quên đối với các cán bộ, y, bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Khu đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Đây là một trong những bệnh viện tuyến đầu của Thành phố, được Sở Y tế giao trọng trách thu dung và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Bác sĩ Trường cùng đồng nghiệp điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện. |
Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã tiếp nhận và điều trị cho gần 900 bệnh nhân Covid-19. Hiện, Bệnh viện đang điều trị cho hơn 150 bệnh nhân, trong đó có 6 bệnh nhân thở oxy, thở máy, 2 bệnh nhân lọc máu. Bệnh viện được giao 250 giường điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19. Hiện tại theo phương án 1, Bệnh viện đang kích hoạt 150 giường, đồng thời đảm bảo sẵn sàng các trang thiết bị phòng hộ, thuốc men… phục vụ người bệnh.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và khó lường, tuy vậy, các y, bác sĩ tại Bệnh viện không hề nao núng tinh thần. Thậm chí, ngay từ những ngày đầu dịch xuất hiện tại Việt Nam các y, bác sĩ đã nhanh chóng thiếp lập, sắp xếp và vận hành công việc trong khu cách ly một cách khoa học và hiệu quả.
Với những kiến thức đã được học, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, sức mạnh của niềm tin và hơn hết là với cả một trái tim đầy tình yêu thương người bệnh, các y, bác sĩ tại Bệnh viện đã nhanh chóng “vào vị trí” và “chiến đấu”, lập nên nhiều kỳ tích đáng ghi nhận. Trong quá trình điều trị, các y, bác sĩ Bệnh viện đã cấp cứu thành công nhiều ca mắc Covid-19 nặng, khi mà sự sống của bệnh nhân mong manh giữa “lằn ranh sống - chết”.
Là một trong những bác sĩ nhiều tháng nay cách ly làm việc trong khu điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Khu Đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, bác sĩ Lê Mạnh Trường cho hay: Trong đợt dịch thứ 4 bùng phát tại Việt Nam, cá nhân anh được Bệnh viện giao nhiệm vụ phụ trách một kíp điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại Đơn nguyên điều trị Covid-19 của Bệnh viện. Mặc dù đã trải qua nhiều đợt dịch, tuy nhiên từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát trở lại, bác sĩ Trường không khỏi hoang mang vì biến thể của vi rút lại lây lan nhanh, tốc độ mạnh tới như vậy.
Theo lời bác sĩ Trường chia sẻ: “Trong quá trình thực tế điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, tôi nhận thấy nhiều bệnh nhân có diễn biến bệnh nhanh và nặng, có nhiều ca bệnh trẻ tuổi và không có bệnh lý nền mạn tính; nhiều ca bệnh mang tính chất chùm ca bệnh theo nhóm gia đình, nhóm đồng nghiệp cùng công ty. Điều đáng lo ngại, biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2 lây lan nhanh nên có gia đình tất cả đều là F0 và đều phải vào viện điều trị”.
Đặc biệt, bác sĩ Trường cũng cho biết, Covid-19 là một bệnh truyền nhiễm mới và quả thực còn rất nhiều điều phải tìm hiểu và nghiên cứu thêm. Điển hình, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân vừa qua, bác sĩ Trường nhớ và ấn tượng mãi 2 ca bệnh là hai anh em ruột trong gia đình khoảng 30-33 tuổi cùng nhập viện điều trị Covid-19, với nhiều diễn biến bệnh khác thường.
“Là người trực tiếp theo dõi và điều trị cho hai bệnh nhân này tôi nhận thấy quá trình diễn biến bệnh của hai ca này gần như tương đồng nhau với những triệu chứng nặng như: Sốt cao liên tục, khó thở; phải thở máy oxy dòng cao HFNC. Đặc biệt ở chỗ, thường nếu người anh ngày hôm nay tiến triển nặng hơn thì ngay ngày hôm sau người em sẽ tiến triển bệnh tương tự như thế. Cứ theo thứ tự đó, nếu người anh diễn biến nặng thì người em cũng sẽ diễn biến nặng y như vậy”, bác sĩ Trường kể lại.
Với hai ca bệnh này đã được bác sĩ Trường cùng đồng nghiệp theo dõi rất sát, sử dụng phác đồ tốt nhất để tránh diễn biến xấu hơn, tránh phải dùng những can thiệp y tế sâu hơn cho bệnh nhân vì trong thời điểm đó cũng có nhiều ca nặng khác đang điều trị. Và nếu 2 ca bệnh này mà diễn biến nặng thì có thể sẽ không đủ phương tiện điều trị để dùng cho họ và có thể phải chuyển viện tuyến trên.
Nhưng may mắn, trời không phụ lòng người, với sự nỗ lực và cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ y, bác sĩ, sau gần 1 tháng điều trị, cả hai bệnh nhân đã dần hồi phục, khỏe mạnh và được xuất viện về nhà. “Cùng với việc sử dụng đúng, hiệu quả phác đồ điều trị, thì may mắn hai bệnh nhân trên đều trẻ tuổi, cơ địa khỏe mạnh nên giúp họ vượt qua được giai đoạn nguy hiểm. Dần dần tình trạng viêm phổi được cải thiện, cai dần máy HFNC, tiến tới cai thở oxy được cho cả 2 anh em”, bác sĩ Trường chia sẻ thêm.
Hạnh phúc khi bệnh nhân được ra viện
Công việc điều trị, trực cấp cứu vốn đã vất vả, áp lực từ trước, tuy nhiên trong đợt dịch này, các y, bác sĩ nơi đây còn phải đảm nhận thêm việc động viên và chăm sóc bệnh nhân thay cho người nhà của họ. Theo bác sĩ Lê Mạnh Trường, trong đại dịch Covid-19, ai mắc bệnh cũng thương, tuy nhiên với các cháu nhỏ càng thương gấp nhiều lần. Trong quá trình điều trị vừa qua, bác sĩ Trường có tiếp nhận 1 gia đình gồm hai ông bà là F1, 2 cháu nhỏ chỉ 2 và 3 tuổi là F0, trong khi bố mẹ vẫn mắc kẹt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Các y, bác sĩ trong khu điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 luôn phải làm việc nhiều giờ liền trong bộ đồ bảo hộ bức bí. |
Nhớ lại quãng thời gian điều trị, bác sĩ Trường cho hay: Lúc mới vào viện, cả hai ông bà đều không có triệu chứng, nhưng sau khoảng 1 tuần hai người đều có biểu hiện sốt, ho và kết quả PCR dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Sau đó cả hai người đều diễn biến nặng hơn, phải nằm phòng cấp cứu thở máy, rồi phải lọc máu. Vì 2 ông bà đều diễn biến nặng như vậy nên việc chăm sóc cho 2 cháu nhỏ đều cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ và bệnh nhân khác cùng phòng.
“Nhìn hai cháu nhỏ cũng trạc tuổi con mình, thực sự những người làm bác sĩ như chúng tôi không khỏi động lòng thương xót. Bởi vậy, song song với việc áp dụng những phương pháp điều trị tốt nhất, chúng tôi còn cố gắng động viên 2 ông bà vượt qua bệnh tật, mau khỏe để chăm sóc 2 cháu. Ngày ông bà đoàn tụ với các cháu của mình, đó không chỉ là niềm vui của gia đình bệnh nhân mà còn là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với những nhân viên y tế như chúng tôi” - bác sĩ Trường tâm sự.
Mặc dù tâm lý luôn bị đè nặng, nhưng vượt lên trên tất cả bác sĩ Trường cũng như các nhân viên y tế đang sống và “chiến đấu” từng phút, từng giờ trong Khu đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 để giành giật sự sống cho người bệnh trước “cửa tử”. Và động lực giúp các nhân viên y tế cảm thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong công việc đó chính là thấy người bệnh đỡ hơn, đáp ứng điều trị, khỏe mạnh trở về với gia đình.
“Mỗi bệnh nhân là một câu chuyện và hoàn cảnh khác nhau. Mỗi bệnh nhân được điều trị khỏi ra viện về với gia đình là niềm vui, kỷ niệm tuyệt vời và đáng nhớ đối với chúng tôi. Nụ cười của những em nhỏ khi được về nhà với bố mẹ; sự nhẹ nhõm trên khuôn mặt các cô, chú khi trở về với gia đình,… những điều bình dị nhưng quý giá ấy suốt thời gian qua đã trở thành động lực để chúng tôi cố gắng nỗ lực làm việc tốt hơn mỗi ngày”, bác sĩ Trường chia sẻ.
Chỉ bấy nhiêu thôi, chúng ta cũng đã hiểu một phần nào công việc của những “chiến binh áo trắng” đang túc trực từng giây phút trong khu cách ly. Họ chưa từng một lần cần lời cảm ơn, nhưng những gì họ đã và đang làm sẽ khắc sâu vào trong lòng mỗi người về hình ảnh người thầy thuốc đáng qúy, đáng trân trọng, không tiếc vất vả, nguy hiểm, gian khổ để dấn thân đến nơi tuyến đầu chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Bác sĩ Lê Mạnh Trường chia sẻ: Những ngày này, trong mỗi chúng ta ai cũng có chung một niềm mong mỏi đó là dịch bệnh sớm kết thúc để cuộc sống được sớm trở lại bình thường. Để mọi người được ra ngoài hít bầu không khí trong lành, không Covid-19; trẻ nhỏ được đến trường học tập, vui chơi và chúng tôi - những nhân viên y tế trên khắp cả nước được trở về với gia đình, được ôm những đứa con nhỏ vào lòng… Để làm được điều đó, chỉ riêng sự cố gắng của nhân viên y tế là chưa đủ mà cần sự chung tay, đồng lòng của cả cộng đồng. Và điều quan trọng là người dân nên tuân thủ đúng các quy định 5K của Bộ Y tế, để phòng, chống và đẩy lui dịch bệnh Covid-19 hiệu quả. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00