Nông dân thu lợi nhuận cao từ mô hình trồng lúa "hai trong một"
Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, nguồn lúa sạch chất lượng sản phẩm gạo ruộng rươi còn mang ý nghĩa quan trọng đối với nông nghiệp Việt Nam trong tương lai – nền nông nghiệp xanh vì sức khỏe của cộng đồng. Gạo hữu cơ đang được thị trường ưa chuộng, bán ra với giá cao, nhiều gia đình nông dân ở huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đang dần thay đổi tập quán, tư duy sản xuất nông nghiệp.
Thu lợi nhuận từ "hạt ngọc trời" trên ruộng rươi
Nhiều năm nay, con rươi được người dân huyện Đức Thọ coi là lộc trời cho. Loài sinh vật đặc biệt này đã đem lại cuộc sống ấm no cho hàng trăm hộ dân ven sông La. Loài rươi có đặc tính chỉ xuất hiện ở những vùng đất và nước sạch, không bị ô nhiễm bởi phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy, lúa trồng tại đây cho ra hạt gạo sạch, xứng với danh xưng gạo hữu cơ.
Có mặt tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, gặp gỡ ông Trần Văn Kỉnh (58 tuổi), Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Diên, xã Yên Hồ, để được ông kể về mô hình trồng lúa kết hợp mang lại lợi nhuận cao. Ông Kình cho biết: "Khu vực đất trước đây là ruộng hoang hóa, nay được gia đình bỏ công sức, tiền của ra để cải tạo lại để sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi, cáy. Hiện gia đình có 15 ha đang thực hiện mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi, cáy.
Cách đây gần 10 năm, tôi đã nghĩ ra mô hình này, nhưng do thời điểm đó chưa được tiếp cận và áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất còn thấp. Kể từ khi có sự hướng dẫn của cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, gia đình cũng như nhiều hộ khác đã tiếp thu và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên đã cho năng suất lên rõ rệt".
Ông Kỉnh nói về cánh trồng lúa trến cánh đồng ruộng rươi |
Sau khi mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào vụ trồng lúa trên ruộng rươi. Năm vừa qua, gia đình ông Kỉnh thu hoạch được gần 40 tấn lúa ST 24 và ST 25. Đây là giống lúa thơm đặc sản chất lượng cao, sau khi làm ra thành phẩm là gạo bán ra thị trường với giá 35.000 đồng/1kg, cao gấp 3 lần so với gạo bình thường.
Chỉ tay về cánh đồng, ông Duyên (65 tuổi ở xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ) nói: "Lúa trồng trên ruộng rươi không sử dụng bất kỳ một loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại nào nên khi thu hoạch lúa, rươi xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, rươi một năm chỉ có một mùa vào độ tháng 8, 9 Âm lịch nên năng suất chưa được cao. Một năm, mỗi gia đình thu nhập từ rươi khoảng 40 triệu đồng, nhưng cáy thì nhiều nên bà con đi bắt làm ruốc cáy, nước cáy liên tục để bán. Mỗi chai nước cáy có giá 70.000 đồng"...
Theo ông Nghiêm Sỹ Đông - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Đức Thọ: Để người dân yên tâm gắn bó và làm giàu từ đồng ruộng, tỉnh và huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ như cho đi học tập, tham quan ở các tỉnh đã triển khai và đạt được kết quả kinh tế cao từ mô hình này, cùng với đó là việc hỗ trợ giống, phân bón cho người dân.
Ngoài ra, mô hình cũng được đầu tư đồng bộ cải tạo đồng ruộng, hệ thống kênh dẫn nước khai thác rươi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, phân bón, quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ, cấy lúa bằng máy, điều tiết nước hợp lý. Phân bón chuyên dùng cho ruộng rươi là phân hữu cơ. Bên cạnh đó để tạo bộ lá và hệ rễ phát triển tốt, vào các thời điểm bón thúc mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Seamal zen phun qua lá".
Một mũi tên trúng "hai đích"
Trong quá trình sinh trưởng, trước khi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi cây lúa mà không cần bất kỳ loại phân bón nào.
Với cách phân tích có lý của cánh nhà nông vùng ven sông La, việc áp dụng mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên ruộng rươi, cáy tại 3 xã Yên Hồ, Bùi La Nhân và xã Quang Vĩnh. Hiện, huyện Đức Thọ, đang thử nghiệm trên 102 ha sản xuất lúa vào ruộng rươi và cáy với 502 hộ tham gia.
Gạo hữu cơ đang đượng xây dượng thương hiệu sản phẩm OCOP |
Vụ Xuân 2021 vừa qua, sau quá trình triển khai thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo hướng hữu cơ, ứng dụng các tiến bộ về giống, phân bón, mô hình đã có được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận. Năng suất lúa đạt từ 44-46 tạ/ha, đây là kết quả rất khả quan...
Ông Bùi Anh Sơn, chủ tịch UBND xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, cho hay, với những kết quả bước đầu khả quan của mô hình là cơ sở để chính quyền địa phương tiếp tục đồng hành cùng bà con trong việc phát triển sản phẩm OCOP rươi, cáy, gạo hữu cơ trên ruộng rươi, cáy.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39