Tìm “ngọc của trời” trên những cánh đồng rươi

(LĐTĐ) “Trong thời điểm đấu tranh đầy gian nan với bệnh tật, hạt giống tình yêu đã được tìm thấy. Tôi bắt đầu tìm hiểu về dinh dưỡng, thực phẩm và ước nguyện mở một cửa hàng thực phẩm sạch. Được biết đến hạt gạo mầm với nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tôi cùng với nhóm bạn đã chia sẻ và lan tỏa thành công tới cộng đồng về gạo mầm…”, đó là lời bộc bạch của chị Phạm Thị Kiều Oanh, người đã phát triển thành công nhiều sản phẩm dành cho sức khỏe từ lúa gạo sạch - đồng thời là một thành viên của nhóm Thực phẩm sạch Hà Nội.
tim ngoc cua troi tren nhung canh dong ruoi Khám phá thú vị với 4 con phố: "Cá, Rươi, Mắm, Gà" trong lòng Hà Nội

Vượt lên chính mình

Chị Oanh kể: “Bước sang tuổi 32, khi thấy sức khỏe yếu, có những biểu hiện bất thường, tôi đã đến bệnh viện khám và nhận được kết quả mình mắc bệnh tiểu đường. Khi ấy, tôi suy sụp rất nhiều. Đây là căn bệnh nhiều biến chứng, đa số thường mắc ở người già, tôi mới 32 tuổi – đang ở độ tuổi sung sức và nhiều năng lượng nhất, tại sao tôi lại phải gắn bó với giường bệnh?”. Không suy sụp trước bệnh tật, chị Oanh bắt đầu mày mò thay đổi thực đơn, cách sinh hoạt để thích nghi và khống chế bệnh.

Qua tìm hiểu chị được biết gạo lứt là một loại ngũ cốc rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, chị bắt đầu sử dụng nó là nguyên liệu chính trong thành phần dinh dưỡng mỗi ngày của mình. Tuy nhiên, để tìm được nguồn gạo sạch, tốt nhất cho cơ thể người bệnh như chị không phải là dễ. Chị suy nghĩ đến việc: “Tại sao mình lại không tự làm ra một loại gạo sạch, không thuốc trừ sâu, không hóa chất bảo quản, chống mốc... để phục vụ cho bản thân và những người bệnh như mình?”.

tim ngoc cua troi tren nhung canh dong ruoi
Chị Oanh trên cánh đồng ruộng rươi.

Nghĩ là làm, chị Oanh bắt đầu lao vào thực hiện ý tưởng mà mình nung nấu. Chị tìm hiểu về kỹ thuật canh tác lúa, về đất, nước, khí hậu phù hợp với cây lúa nước – một lĩnh vực khác biệt hoàn toàn so với công việc hiện tại của chị. Mới đầu, chị Oanh rất quyết tâm và mong muốn sớm triển khai ý tưởng của mình, thế nhưng cũng vấp phải không ít khó khăn. Bởi lẽ, muốn có gạo sạch, việc đầu tiên phải có vùng nguyên liệu sạch. Đây chính là vướng mắc khó gỡ nhất không chỉ với chị Oanh mà với tất cả những người có mong muốn làm nông nghiệp sạch, tạo ra các sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người. Hiện, ở nhiều vùng nông thôn, đất canh tác lúa hàng chục năm nay đã bị ngấm bởi thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón hóa học... và các thể loại hóa chất, đến tôm, cá còn không sống được.

Tìm kiếm cơ hội

Những khó khăn từ bước đi đầu tiên trong hành trình khởi nghiệp đã khiến chị Oanh có những lúc muốn chùn bước, nhưng rồi một “tia sáng” đã lóe lên. Chị Oanh kể: “May mắn, sau đó tôi được một người quen giới thiệu ở Kiến Thụy, Hải Phòng có một vùng nuôi rươi rất rộng. Bên trên họ có trồng lúa để tạo môi trường sống cho rươi. Con rươi rất sạch, nếu môi trường sống bẩn, có hóa chất, chúng sẽ không thể sống được. Chính vì vậy, lúa trồng ở ruộng rươi chắc chắn không thể sạch hơn được”. Nắm được thông tin quý giá này, chị Oanh vội vàng đi Hải Phòng.

“Giây phút ngỡ ngàng đến trong cuộc đời tôi như một nhân duyên tuyệt vời, đó không phải là sự ngỡ ngàng đau khổ khi nhận được bản kết luận bệnh án mà đó là giây phút ngỡ ngàng vỡ òa trong hạnh phúc khi tôi đặt chân đến ruộng rươi. Tôi hiểu rằng mình cần làm gì tiếp theo trong quãng đời còn lại của mình. Rằng tôi cần phải nỗ lực hết mình để mang hạt gạo tinh túy của đất trời Việt tới mọi người, cả trong và ngoài nước, đưa hạt gạo về đúng với giá trị thực sự của nó, đóng góp phần nào đó cho cuộc sống an lành của tất cả mọi người!”, chị Oanh nhớ về thời điểm đến với vùng đất mà chị chọn để phát triển ý tưởng của mình.

Chị Oanh cho biết, rươi là món ăn đặc sản mang lại kinh tế rất lớn, loài vật này được coi là “lộc trời” đối với vùng đất này. Bởi lẽ, rươi chỉ xuất hiện ở những vùng cửa sông, có điều kiện phù hợp, nó chỉ sống được trong môi trường đất và nước thật sự sạch. Để giảm tác dụng của ánh nắng mặt trời đến loài rươi, người nông dân thường trồng lúa trên ruộng rươi. Nhờ vậy mà lúa ở đây, dù không cấm đoán thì tự nó bắt buộc phải rất sạch.

Người dân nơi đây cũng cho biết, trong quá trình sinh trưởng, trước khi rươi ngoi lên mặt nước để thực hiện quá trình giao phối và sinh sản, rươi đã để lại một phần cơ thể trong bùn đất. Phần cơ thể đó cùng phù sa lắng đọng vùng cửa sông sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng tự nhiên nuôi sống cây lúa mà không cần bất kỳ một loài phân bón nào. Tuy nhiên, lúa ở đây chỉ được trồng một vụ duy nhất và kéo dài trong 6 tháng để hài hòa với điều kiện phát triển của rươi.

Nhận thấy thế mạnh này, chị Oanh vui mừng khôn xiết, tuy nhiên, khi chị đặt vấn đề sẽ canh tác một cách bài bản để nâng cao giá trị cho hạt gạo trên đồng rươi thì chị lại nhận được phản ứng không mong muốn. “Mọi người nói với tôi, lúa trồng trên đồng rươi 10 hạt thì chỉ được 5 hạt chắc, họ trồng chủ yếu làm mát đất và tạo môi trường sinh thái cho rươi chứ thóc thu được chỉ để… cho vịt ăn thôi. Làm sao mà bán được” – chị Oanh nói.Tuy nhiên, không vì vậy mà chị Oanh chùn bước.

Chị đã thuyết phục bà con cùng mình làm gạo sạch ruộng rươi, cùng các kỹ sư nông nghiệp tìm hiểu để đưa giống lúa thích hợp nhất vào trồng trên cánh đồng rươi. Tháng 4/2016, dự án Gạo ruộng rươi ra đời. Dự án là sự tham gia liên kết chuỗi của Chủ ruộng – Khuyến nông – Công ty Cổ phần Sinh thái ruộng rươi – và sự hỗ trợ của các anh chị trong cộng đồng tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp tử tế.

Thành công ban đầu

Chị Oanh chia sẻ, khi bắt tay vào dự án chị như lạc trong “cơn say” thực thụ. Không chỉ đổ tiền, mồ hôi công sức, cứ rảnh rỗi chị lại xuống đồng rươi cùng với các kỹ sư và bà con nông dân gieo trồng, chăm sóc lúa. Bạn bè, người thân trong gia đình thấy chị suốt ngày “đầu tắt mặt tối” như nông dân thật sự thì ái ngại và lo lắng lắm, nhất là trong khi chị đang còn mang bệnh trong người.Tuy nhiên, cũng không hiểu vì chế độ ăn uống hợp lý hay do tinh thần phấn chấn, tràn đầy năng lượng vì có được công việc yêu thích mà bệnh tình của chị đã khá lên trông thấy. Chồng con ban đầu còn gàn, nhưng thấy nhờ công việc sức khỏe của chị ngày càng tốt nên dần dà mọi người đều ủng hộ, động viên để chị theo đuổi công việc của mình.

Vụ mùa đầu tiên, trên diện tích đất 32ha canh tác, nhưng chỉ có 10ha trồng được lúa, chị Oanh chỉ thu được khoảng 80 – 90kg thóc/ sào. Trong khi đó, nếu cấy trên đất ruộng thường, năng suất lúa thu được từ 2,5 - 3,5 tạ/sào. Chị Oanh cho biết: “Đặc tính thổ nhưỡng trên đồng rươi rất đặc biệt. Đất chỗ cao chỗ thấp, chỗ có nước, chỗ khô cạn. Cây lúa vì thế chỗ tốt, chỗ không. Thóc 10 hạt thu được thì chỉ có 5 hạt chắc, mỗi kg thóc xát ra chỉ được khoảng 5 lạng gạo, rất ít ỏi. Nhưng đó thực sự là những hạt gạo sạch, được trồng và để phát triển một cách tự nhiên nhất”.

Sau vụ lúa đầu tiên, chị vui mừng khi thấy chất lượng những hạt gạo rươi mình thu được ngon... hơn mong đợi. Tự tin với sản phẩm của mình, chị bắt đầu hành trình mang “ngọc của trời” đi giới thiệu trên thị trường.Tuy nhiên, mọi việc không hề đơn giản như những gì chị nghĩ. Những thông tin về thị trường thực phẩm, nông sản ngập tràn thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất ngâm tẩm, ủ chống mốc... đã khiến cho người tiêu dùng thiếu lòng tin, luôn hoài nghi và đặt nhiều câu hỏi đối với những sản phẩm sạch thực sự. Để lấy được lòng tin của khách hàng, không còn cách nào khác, chị Oanh phải tự mình mang sản phẩm đến tận nơi giới thiệu, cho khách hàng dùng thử để cảm nhận.

Cứ nghe ngóng có bất kỳ một lễ hội ăn chay, hội thực dưỡng, hội những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tại các đình chùa ... chị đều gửi gạo miễn phí cho mọi người. Theo chị Oanh: “Cơ thể của những người ăn thực dưỡng, bị bệnh rất nhạy cảm, chỉ cần sản phẩm không ổn là cơ thể phản ứng lại ngay. Vì vậy, chỉ có họ mới là những người khẳng định được sản phẩm của mình tốt hay xấu, chứ không phải bằng bất cứ lời nói nào của mình”.

Sau khi chinh phục được những khách hàng khó tính nhất, chị bắt đầu bắt tay vào việc nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm để nâng cao giá trị của hạt gạo ruộng rươi. Từ gạo rươi sạch, các sản phẩm kế tiếp lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của những khách hàng quan tâm đến thực phẩm sạch cho sức khỏe như: gạo nếp, gạo lứt tím thảo dược, gạo trắng xát dối, bánh gai gạo rươi, giấm gạo rươi, bánh trưng gạo rươi...

Hà Phong – Hải Nguyệt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

Đề xuất khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đề nghị Bộ Xây dựng tiếp tục khôi phục lại gói tín dụng 110.000 tỷ đồng, lãi suất 4,8-5%, thời hạn vay tối đa 25 năm mà Bộ Xây dựng đã đề xuất trước đó để thực hiện chính sách nhà ở xã hội (NƠXH) của Luật Nhà ở 2023 đối với chủ đầu tư dự án và người mua, thuê mua NƠXH nhằm thực hiện Chương trình phát triển ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH trong giai đoạn 2021-2030.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

Tình tiết phim "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" ngày càng gay cấn và khó đoán

(LĐTĐ) Không ngừng làm khán giả căm phẫn vì lòng tham vô đáy và việc làm tàn ác, những nhân vật phản diện của "Cuộc chiến sinh tồn: Hồi sinh" đang được K+ phát sóng song song với Hàn Quốc, cũng có lúc "quay xe" cực gắt, lần lượt bộc lộ ưu điểm.
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024. Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.
Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

Salah “nổ súng” vẫn không cứu nổi Liverpool

(LĐTĐ) Rạng sáng 19/4, Liverpool thắng Atalanta 1- 0 trên sân Gewiss nhưng vẫn bị loại khỏi Europa League từ vòng tứ kết do đã để thua 0-3 ở lượt đi.
TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

TRỰC TUYẾN ẢNH: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Chương trình được truyền trực tuyến trên Báo Lao động Thủ đô điện tử cùng hai ấn phẩm Làm giàu, Lao động và Pháp luật.

Tin khác

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

Người dân Hoài Đức nỗ lực xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm nay

(LĐTĐ) Phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần, nhân dân huyện Hoài Đức quyết tâm phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động