Nơi khơi nguồn hạnh phúc

Sau hơn 3 năm triển khai, chương trình “Vì một niềm tin về hạnh phúc” do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức đã lan tỏa, đem lại những cảm xúc đặc biệt, khơi thêm nguồn hy vọng, chắp cánh ước mơ có con cho nhiều cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mang gen bệnh hiếm... trở thành hiện thực.
Lan tỏa các mô hình trường học thân thiện, hạnh phúc Để trẻ yếu thế được hưởng môi trường giáo dục bình đẳng

Gian nan hành trình tìm con

Được làm mẹ là thiên chức và cũng là món quà tuyệt vời nhất của người phụ nữ. Tiếng cười của những đứa trẻ có lẽ là khoảnh khắc kỳ diệu và ngọt ngào nhất đối với mỗi gia đình. Thế nhưng, có những tiếng cười chẳng thể lành lặn, hành trình làm cha, mẹ thiêng liêng đôi khi rất khó khăn và tưởng chừng không bao giờ thành hiện thực với nhiều cặp vợ chồng. Và đó cũng là những trăn trở của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.

Nơi khơi nguồn hạnh phúc
Bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khám sàng lọc trước sinh cho các thai phụ.

Bởi vậy, Bệnh viện đã thực hiện chương trình “Vì một niềm tin về hạnh phúc” miễn phí chẩn đoán di truyền tiền làm tổ và miễn phí thụ tinh ống nghiệm (IVF) cho 20 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đến nay, có nhiều cặp vợ chồng đăng ký và đủ điều kiện đã và đang thực hiện chương trình này, trong đó, có 9 cặp vợ chồng đã sinh con khỏe mạnh.

Đơn cử như câu chuyện của vợ chồng chị Hoàng Thị Nhẫn (sinh năm 1992, ở Bắc Giang). Chị Nhẫn bị khuyết tật một bên chân, còn chồng mắc bệnh xương thủy tinh. Vượt lên trên tất cả, anh chị về chung một nhà và có thai tự nhiên như bao cặp vợ chồng khác. Tuy nhiên “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, khi thai được 22 tuần tuổi, bác sĩ thông báo thai nhi bị xương thủy tinh và tư vấn đình chỉ thai. Và từ đó, vợ chồng chị Nhẫn không dám nuôi hy vọng có con nữa vì cả hai người đều hiểu nếu không may sinh con ra mắc bệnh xương thủy tinh sẽ rất nguy hiểm.

Theo các chuyên gia y tế, đặc trưng của bệnh xương thủy tinh là sự tổn thương thành phần collagen typ I của mô liên kết gây nên bệnh cảnh lâm sàng không những ở xương mà còn ở da, dây chằng và răng như: Gãy xương tự phát, biến dạng xương, lùn, bất thường của răng (tạo răng bất toàn), giảm thính lực. Căn bệnh này chủ yếu là do di truyền bởi gen trội hoặc lặn từ phía bố hoặc mẹ. Cho đến nay bệnh xương thủy tinh vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.

Cơ duyên đến với vợ chồng chị Nhẫn, khi được mọi người chia sẻ về chương trình “Vì một niềm tin về hạnh phúc” của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Vợ chồng chị Nhẫn reo lên vì vui mừng, bởi giữa lúc bệnh tật và khó khăn, lại được Bệnh viện tạo điều kiện miễn phí chẩn đoán di truyền tiền làm tổ và miễn phí thụ tinh ống nghiệm. Và rồi nhờ sự hỗ trợ của bệnh viện với những kỹ thuật hiện đại, vợ chồng chị Nhẫn đã hái thành quả ngọt ngào khi con yêu đã đến và chào đời khỏe mạnh.

Hay hoàn cảnh gia đình chị Thúy (Hải Phòng) cũng vất vả trên hành trình tìm kiếm con khỏe mạnh do cả hai vợ chồng đều mang gen bệnh thoái hóa cơ tủy. Do không thực hiện sàng lọc trước sinh, nên vợ chồng chị Thúy sinh được hai con cũng đều mắc bệnh quái ác này. Chị Thúy cho biết, 21 tuổi, chị sinh con đầu lòng, nuôi mãi mà con chưa biết đi. Nhận thấy bất thường, chị Thúy cho con đi khám ở quê nhưng không ra bệnh, bác sĩ chỉ cho biết cháu chậm phát triển, về cố gắng chăm sóc. Rồi vợ chồng chị lại “lỡ kế hoạch” sinh tiếp bé thứ 2. Hơn 1 tuổi con cũng lại có biểu hiện giống như bé đầu tiên, lúc đó hai vợ chồng mới dành dụm tiền đưa con lên Bệnh viện Nhi Trung ương khám.

“Nhà khó khăn, ngày đưa con đi viện vợ chồng tôi cũng không đủ tiền xét nghiệm cho cả hai con mà xét nghiệm cho từng cháu một. Và đắng cay, cả hai con đều mắc bệnh thoái hóa cơ tủy. Ngày nhận được kết quả bệnh của các con, vợ chồng tôi suy sụp tinh thần nhiều lắm”, chị Thúy tâm sự. Cũng theo lời chị Thúy, bệnh của hai con không chữa được, kinh tế gia đình chỉ trông vào mỗi chồng đi làm công nhân, còn chị phải bỏ việc, quanh quẩn ở nhà trông hai cháu. “Các cháu ngày một yếu dần, không di chuyển được phải ngồi trên xe lăn. Hàng ngày, chị đẩy xe đưa đứa lớn đi học xong lại quay về đẩy xe đưa đứa nhỏ đi… nghĩ rất cực và thương con”, chị Thúy nghẹn giọng tâm sự.

May mắn, vợ chồng chị Thúy có cơ hội được biết đến chương trình “Vì một niềm tin về hạnh phúc” của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Qua thăm khám và xét nghiệm sàng lọc cả hai vợ chồng đều là người lành mang gen bệnh thoái hóa cơ tủy. Bởi vậy, hai vợ chồng chị chỉ hy vọng qua sự giúp đỡ và hỗ trợ từ Bệnh viện, gia đình sẽ có được một đứa con khỏe mạnh hơn.

Chương trình mang ý nghĩa nhân văn

Chia sẻ về căn bệnh thoái hóa cơ tủy, Tiến sĩ Đinh Thúy Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, bệnh thoái hóa cơ tủy (SMA) là bệnh thần kinh - cơ, di truyền lặn trên nhiễm sắc thể số 5, với đặc điểm suy yếu các cơ gốc chi đối xứng do thoái hoá tuần tiến của các tế bào sừng trước tuỷ sống. Hiện tại trên thế giới, tần suất mắc bệnh là 1/10.000 người và tần suất người mang gen bệnh là 1/50 người. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cơ tủy là do đột biến gen SMN (survival monitor neuron) trên nhiễm sắc thể số 5.

Nơi khơi nguồn hạnh phúc
Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tư vấn cho bệnh nhân.

“Gen SMN quy định tổng hợp protein SMN dài 294 axít amin hiện diện chủ yếu ở các tế bào thần kinh vận động tủy sống. Đột biến ở gen SMN khiến cho các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống và não bộ không hoạt động. Gen gây bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường số 5 nên tỷ lệ mắc bệnh là như nhau ở cả hai giới nam và nữ. Người mang 1 gen bệnh (dị hợp tử) sẽ không biểu hiện bệnh nhưng có thể có con bị bệnh nặng nếu lấy người có cùng loại đột biến gen”, bác sĩ Linh phân tích.

Bởi vậy, từ những ca bệnh trên, Phó Giám đốc Trung tâm Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo, với trường hợp bố và mẹ đều là người mang gen bệnh nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền mang thai, xét nghiệm sàng lọc gen bệnh để có được những đứa con khỏe mạnh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

Và những trường hợp như gia đình chị Nhẫn, hay chị Thúy, sau khi tham dự chương trình “Vì một niềm tin về hạnh phúc” của Bệnh viện, sẽ được hỗ trợ các xét nghiệm, kỹ thuật… trên hành trình tìm con yêu. Với phương châm “Trao nhận niềm tin, khơi thêm nguồn hạnh phúc”, vì một khát khao chung của Bệnh viện là giúp cho người dân Việt Nam được chăm sóc sức khoẻ sinh sản tốt nhất, hài lòng nhất.

Chia sẻ thêm về chương trình nhân văn này, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Nguyễn Duy Ánh cho hay, từ thực tế trong công tác thăm khám và chăm sóc bệnh nhân, Bệnh viện nhận thấy có quá nhiều những hoàn cảnh khó khăn trong hành trình tìm kiếm con yêu. Đặc biệt, có những cặp vợ chồng nhìn khoẻ mạnh nhưng ẩn trong mình những căn bệnh di truyền mà không thể biết được, mắc bệnh hiếm, kinh tế khó khăn nên con đường để có đứa con khoẻ mạnh với họ là một chặng đường có lẽ sẽ rất dài và gian nan.

Chính vì điều đó, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã quyết định thực hiện chương trình “Vì một niềm tin hạnh phúc” với mong muốn nhờ ứng dụng của khoa học kỹ thuật để thắp thêm một tia hy vọng mới cho những người vốn đã rất thiệt thòi này, để đồng hành cùng với họ trên hành trình chào đón con yêu khỏe mạnh./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động