Nơi biến hận thù thành bằng hữu
Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi | |
Huyền thoại về một cảm tử quân | |
Phát hiện 16 bộ hài cốt liệt sỹ cùng một địa điểm |
Phải mất công hỏi thăm nhiều nơi, rồi luồn lách qua những con phố nhỏ, chúng tôi mới có mặt tại 559/86/17 phường Vĩnh Tuy, Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khi ghé thăm nơi này, được xem những bức hình tư liệu, nghe câu chuyện về những nạn nhân xấu số, chúng tôi không khỏi rùng mình. Một nỗi đau nặng nề của quá khứ, khiến chúng ta thêm quý trọng cuộc sống, quý trọng hòa bình và ghi nhớ tội ác chiến tranh…
Khác hẳn với không khí ồn ào, tấp nập của đô thị, khu tưởng niệm hơn 2 triệu đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói 1944 – 1945 nằm lọt thỏm, tĩnh lặng trong con ngõ nhỏ. Bước qua cánh cổng gỗ khiêm tốn, đập vào mắt chúng tôi là tấm bia đá khắc bài văn tế xót xa của GS Vũ Khiêu: “Một cơn gió bụi vừa tan/Hai triệu sinh linh đã mất/Khí oan tối cả mây trời/Thây lạnh phơi đầy cỏ đất…”.
Ông Đặng Văn Tuyến, người trông coi hương khói nơi này, nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm khu tưởng niệm. Gọi là “khu” cho oai, thực chất diện tích khoảng hơn trăm m2 dùng để xây dựng tấm bia khắc đá của GS Vũ Khiêu, ngôi nhà nhỏ, bể xương người và vài bệ đặt bát hương… Có thể nói, khu tưởng niệm chưa “xứng tầm” với sự kiện lịch sử. Bởi theo đánh giá, lịch sử Việt Nam, cũng như trên thế giới, chưa nơi nào xảy ra nạn đói khủng khiếp như thế. Thậm chí con số hơn 2 triệu người chết nếu so sánh với nạn nhân của hai quả bom nguyên tử ném xuống Nagazaki và Hiroshima của Nhật Bản cũng cao gấp nhiều lần.
“Đồng bào mình đấy”, ông Tuyến ngậm ngùi đưa tay chỉ vào những bức hình tư liệu treo trên tường. Chúng tôi giật mình khi bắt gặp trên những bức hình tư liệu kia là cảnh những đứa trẻ nhỏ ngồi với vài ông già gầy nhom, cảnh người dân đang đào những hố rộng chôn người tập thể, hình ảnh của người kéo chiếc xe ngổn ngang xác chết, hay bắt gặp hình ảnh cả “núi xương”…
Hơn nửa thế kỷ đã đi qua, cuộc sống đã thay đổi, nhưng với những cụ già ở đây thì những quá khứ đau thương vẫn không phai nhòa trong tâm trí. Theo các cụ, độ ấy, người chết vì phát xít oanh tạc, người chết đói đầy đường. Việc làm của những người còn sống, có chút lương tri, không chỉ đánh giặc mà còn đi gom xác chết về nghĩa trang Hợp Thiện (nay là khu tưởng niệm) để mai táng trong các ngôi mộ tập thể.
Theo thời gian, bãi tha ma hoang vắng, là nơi chôn cất hàng triệu người đã trở thành bãi rau muống, nơi cư trú của những người lao động tứ xứ, và hiện nay là những ngôi nhà cao tầng vây kín, khiến nghĩa trang ngày nào giờ chỉ còn là khu tưởng niệm nằm nép mình trong ngõ nhỏ.
Theo ông Tuyến, khu tưởng niệm hơn 2 triệu đồng bào này suýt bị rơi vào quên lãng, nếu như năm 2001 không có ba sinh viên của trường Đại học kiến trúc Hà Nội làm đề tài “Cải tạo không gian tưởng niệm đồng bào chết vì nạn đói 1944 -1945”. Sau đó, vào tháng 9. 2003, TP Hà Nội quyết định đầu tư cải tạo, xây dựng lại khu vực này. Trong đó, “bể xương” chứa hàng triệu hài cốt của đồng bào nằm ở chính giữa.
Cũng theo ông Tuyến, ông đã sống từ nhỏ ở đây, vào những năm cuối 60, khu vực này còn rất hoang vắng. Vào những năm đầu 90, “bể xương” vẫn còn nằm lộ thiên. Sau này, mọi người xây dựng thành bể kiên cố, chỉ bớt lại một lỗ thông âm – dương. Tuy nhiên, sau này mọi người đã bịt kín lại.
Khu tượng niệm bị các nhà cao tầng bao quanh |
Năm 2001, thấy nhóm học sinh đến làm đề tài, ông cũng ra xem. Nhưng không hiểu sao, sau lần đó, trong ông bỗng thấy lòng thương cảm, gắn bó với những hài cốt này vô cùng. Chính vì vậy, ông đã tự nguyện đến đây trông nom, chăm sóc, thắp những ném nhang cho những linh hồn xấu số kia được siêu thoát. Bản thân ông cũng thấy lòng mình thanh thản. Vậy là không quản mưa nắng, ngày tế hay ngày thường, cứ bắt đầu từ sáng sớm, ông Tuyến lại đến đây thắp hương, lau dọn, quét tước đến tận tối mịt mới về.
Trông nom khu tưởng niệm “đặc biệt” này, ông Tuyến đã đón biết bao đoàn khách từ khắp nơi đến. Đó có thể là các đoàn lãnh đạo ở trung ương hay địa phương, đoàn du lịch từ phương xa đến, Việt kiều từ nước ngoài về, những vị đại gia đến để xem lại mình, những người thân của người chết với những mảnh ký ức vụn vỡ cũng quay về tìm gặp, hay những nhà ngoại cảm đến “hỏi chuyện” những vong linh xấu số… Tuy nhiên, những vị khách đến từ đất nước Nhật Bản xa xôi để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Có khách đến đây vì từng nghe về tội ác do chính cha ông họ gây ra, có người thì đến vì tò mò, thậm chí có người trực tiếp tham chiến tại Việt Nam. Nhưng, dù họ là ai, đến với tâm thế như thế nào, thì mọi người cũng đều cúi đầu tỏ vẻ ăn năn trước vong linh.
Lật dở cuốn sổ lưu bút, ông Tuyến xúc động: Trong số gần 100 trang lưu bút để lại thì có đến gần 70 trang do những vị khách Nhật Bản lưu lại. Thể hiện sự đáng tiếc vì sai lầm của cha ông mình, cũng như tri ân với những vong linh yểu số. Với việc làm của những bạn trẻ Nhật Bản, cho thấy họ rất có trách nhiệm, tuy không phải những việc làm to tát, nhưng những nén nhang, những bó hoa, cùng cái cúi đầu thành kinh của họ, cũng đã khiến các vong linh ấm lòng. Hy vọng, hận thù của quá khứ đóng lại, mở ra tình đoàn kết trên thế giới… |
Lật dở cuốn sổ lưu bút, ông Tuyến xúc động: Trong số gần 100 trang lưu bút để lại thì có đến gần 70 trang do những vị khách Nhật Bản lưu lại. Thể hiện sự đáng tiếc vì sai lầm của cha ông mình, cũng như tri ân với những vong linh yểu số. Với việc làm của những bạn trẻ Nhật Bản, cho thấy họ rất có trách nhiệm, tuy không phải những việc làm to tát, nhưng những nén nhang, những bó hoa, cùng cái cúi đầu thành kính của họ, cũng đã khiến các vong linh ấm lòng. Hy vọng, hận thù của quá khứ đóng lại, mở ra tình đoàn kết trên thế giới…
Khu tưởng niệm tuy nhỏ bé, nhưng chứa đựng một nỗi đau quá khứ dai dẳng, ghi nhớ một thời kỳ đen tối của đất nước. Và cũng chính từ những nỗi đau quá lớn, những mất mát quá nhiều, lòng căm thù sục sôi nên nhân dân cả nước đã vùng lên, giành lại đất nước, đem lại hòa bình, cũng như bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Chẳng thế, tuy cuộc sống ấm lo, quá khứ rời xa, những nỗi đau như dịu lại, nhưng trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, người dân biết đến khu tưởng niệm nhiều hơn.
Đến hẹn lại lên, vào ngày rằm tháng 7, lãnh đạo chính quyền, cùng các tăng ni, phật tử từ các chùa đến đây để cầu siêu cho các vong linh của nạn đói năm 1944 -1945. Khi đến đây, chứng kiến những mất mát, đau thương, trong thâm tâm mỗi người sẽ tự vấn lương tâm cũng như thấy trách nhiệm của mình trong cuộc sống hôm nay.
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52