Nỗ lực vì thành phố an toàn và thân thiện cho trẻ em gái
Mới đây, thông tin bà Ngô Thị Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tham gia diễn đàn Women Deliver 2019 diễn ra tại Vancouver (Canada) với cùng hơn 8.500 lãnh đạo, bao gồm các nhà hoạt động về bình đẳng giới, các cơ quan báo chí đến từ 170 nước đã dành được nhiều sự quan tâm và phản hồi tích cực.
Thông qua hoạt động này cũng cho thấy tầm quan trọng của việc trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, tham gia xây dựng thành phố an toàn cho chính các em, điều này đã được quy định rất rõ trong Luật trẻ em 2016.
Thực tế, không chỉ bị quấy rối tình dục tại nơi công cộng, ngoài trẻ em còn không ít phụ nữ còn bị quấy rối tại nơi làm việc. Nhưng trên thực tế việc tố cáo hành vi này còn rất ít vì khâu tiếp nhận, xử lý những vụ việc liên quan quấy rối tình dục còn khó tìm bằng chứng nên ít có kết quả, có khi còn ảnh hưởng đến công việc, gia đình của người tố cáo.
Được biết, trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung đã được các nhà làm luật đưa ra quy định “thực hiện các giải pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc” vào nhóm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động sẽ được bảo vệ bằng các giải pháp phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc do người sử dụng lao động thực hiện và việc phòng chống quấy rối tình dục thuộc danh mục bắt buộc trong nội quy lao động.
Các đại biểu tham gia diễn đàn Women Deliver 2019. Ảnh: Phương Anh |
Bên cạnh đó, người lao động nếu bị quấy rối tình dục có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tại dự thảo sửa đổi, ban soạn thảo đưa ra 2 phương án: phương án 1, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần nêu lý do, nhưng phải báo trước; phương án 2, giữ như hiện hành tức là phải có lý do và thời hạn báo trước.
Dẫn như vậy để thấy rằng Việt Nam đã và đang đẩy mạnh nỗ lực chống lại quấy rối tình dục tại nơi làm việc, xây dựng môi trường an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái với việc lần đầu tiên đưa vào luật định nghĩa về quấy rối tình dục.
Trở lại câu chuyện xây dựng môi trường an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái ở những nơi công cộng. Theo tìm hiểu, phụ nữ và trẻ em gái thường là nạn nhân của các hành vi quấy rối nơi công cộng. Các hành vi này bắt nguồn từ mối quan hệ bất bình đẳng giới, những định kiến và khuôn mẫu giới trong xã hội.
Theo tìm hiểu, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc chăm lo, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em thực hiện quyền của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều phụ nữ và trẻ em phải chịu những tác động tiêu cực của tình trạng phân biệt đối xử, bạo lực, bất bình đẳng giới và các rào cản xã hội khác, làm ảnh hưởng đến môi trường sống và phát triển lành mạnh của họ.
Nhận thấy điều này, Plan International bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993.
Đơn vị này đã và đang cải thiện đời sống cho hơn 350.000 trẻ em, các gia đình và cộng đồng từ 131 xã thuộc 10 tỉnh thành trên cả nước. Plan International Việt Nam đặt mục tiêu giúp đỡ trẻ em, thanh thiếu niên, đặc biệt là nhóm chịu thiệt thòi và các em gái, được sinh ra và lớn lên trong một xã hội an toàn và tôn trọng quyền của các em.
Dự kiến, đến năm 2021, Plan International Việt Nam sẽ hành động để 2 triệu trẻ em gái từ 1.875 cộng đồng tại Việt Nam được học tập, lãnh đạo, quyết định và phát triển.
Dự án “Thành phố An toàn và thân thiện cho trẻ em gái” của tổ chức Plan International, hiện đang được thực hiện tại 8 thành phố trên toàn thế giới, bao gồm Hà Nội (Việt Nam), Kampala (Uganda), New Delhi (Ấn Độ), Cairo (Ai Cập), Lima (Peru), Asuncion (Paraguay), Nairobi (Kenya), Honiara (thuộc quần đảo Solomon). Women Deliver là diễn đàn lớn nhất thế giới về bình đẳng giới, sức khỏe, quyền và phúc lợi của trẻ em gái và phụ nữ, được tổ chức 3 năm 1 lần. Năm nay, diễn đàn Women Deliver 2019 có sự tham gia của hơn 8.500 lãnh đạo, bao gồm các nhà hoạt động về bình đẳng giới, các cơ quan báo chí đến từ 170 nước. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội Ngô Thị Minh tham gia diễn đàn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24