Giảm tình trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt
Thêm nhiều điểm vui chơi an toàn cho trẻ em gái | |
Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái | |
Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái |
Theo bà Lê Quỳnh Lan - Quản lý chương trình Plan tại Hà Nội, với tổng ngân sách 17,32 tỷ đồng, tổ chức Plan International Việt Nam và các đối tác đã hợp tác hiệu quả triển khai mô hình Thành phố An toàn cho em gái. Sau 4 năm, dự án đã giảm được tỷ lệ các em gái trải nghiệm quấy rối tình dục từ 31% năm 2014 xuống còn 19% năm 2018 và giảm được số người cho rằng việc một em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt không phải là việc của họ từ 20% năm 2014 xuống còn 9% năm 2018 ở cả nam và nữ.
Ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội cho biết, dự án đã có những đóng góp tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển biến cho xã hội, hình thành môi trường an toàn cho trẻ em gái |
Một kết quả khảo sát của Plan International Việt Nam thực hiện tháng 6/2013 cho thấy, 31% trong tổng số 1.128 em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt và chỉ có 13% em gái và 8% em trai cho rằng các em luôn có cảm giác an toàn nơi công cộng. Ngoài ra, 62% cán bộ nhà nước, 45% hành khách nam và 49% hành khách nữ được hỏi cho rằng quấy rối tình dục là một nguy cơ.
Đặc biệt, có tới 45% số người được hỏi cho biết họ không làm gì cả khi nhìn thấy những sự việc ở nơi công cộng và 20% không can thiệp khi thấy em gái bị quấy rối trên xe buýt. Từ những bất cập trên, chương trình Thành phố an toàn cho trẻ em gái được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề gốc rễ của xã hội dẫn đến nguy cơ không an toàn của các em gái cũng như hướng tới việc chuyển đổi các quan niệm, định kiến xã hội đã củng cố các phân biệt về giới và tình trạng bạo lực trên cơ sở giới.
Theo khảo sát, trạng trẻ em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt hiện đã có chiều hướng giảm |
Đại diện của chương trình Plan tại Hà Nội cho rằng, thúc đẩy sự an toàn của em gái tại các nơi công cộng, khi tham gia công cộng và sự tham gia chủ động, có ý nghĩa của các em gái vào trong quá trình hoạch định sự phát triển của thành phố nơi các em sinh sống. Để đạt được mục tiêu này, Tổ chức Plan International Việt Nam đã hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước triển khai chương trình Thành phố An toàn với em gái.
Theo đó, từ năm 2014, Plan International Việt Nam hợp tác với Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội triển khai can thiệp thúc đẩy sự an toàn của em gái khi đi lại trên phương tiện xe buýt thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ ngành giao thông, lái xe phụ xe về bình đẳng giới và phòng ngừa bạo lực giới với em gái.
Bên cạnh đó là các sáng kiến truyền thông do chính các em gái khởi xướng cũng góp phần cung cấp kiến thức, kỹ năng an toàn cho em gái và thúc đẩy các hành động đẹp của nam giới nơi công cộng. Để chương trình lan tỏa hơn nữa, từ năm 2016, được mở rộng với sự hợp tác của Ủy ban Nhân dân Huyện Đông Anh, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) đã cùng nhau tạo ra một mô hình cộng đồng an toàn với em gái tại huyện Đông Anh. Chưa hết, từ tháng 8/2017, Plan International Việt Nam phối hợp với Vụ Bình đẳng Giới – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để triển khai dự án ở cấp quốc gia.
Hoạt động tuyên truyền góp phần hạn chế hành vi quấy rối tình dục tại nơi công cộng |
Sau 4 năm triển khai tuyên truyền, kết quả khảo sát nhanh do Tổ chức Plan International tiến hành vào tháng 6/2018 cho thấy đã và đang có sự chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, nhận thức về vấn đề mất an toàn ở các khu vực công cộng và khi sử dụng xe buýt của các em gái đã tăng lên so với năm 2014. Giảm đáng kể số người cho rằng không có nguy cơ nào đe dọa sự an toàn của các em gái tại các khu vực công cộng (50%) và khi đi xe buýt (10%). So với năm 2014, có ít trường hợp quấy rối tình dục ở nơi công cộng hơn được báo cáo trong khảo sát lần này (giảm 12%). Đồng thời số người chưa bao giờ chứng kiến hành vi quấy rối tình dục tại nơi công cộng tăng lên hơn 11%.
Số người cho rằng việc một em gái bị quấy rối tình dục trên xe buýt không phải là việc của họ đã giảm đi đáng kể tại thời điểm năm 2018 so với năm 2014 (từ 20% năm 2014 xuống còn 9% năm 2018 ở cả nam và nữ). So với năm 2014, số hành kháchbáo cáo hành độngđể chống lại các ca quấy rối tình dục trên xe buýt (tìm cách để bảo vệ em gái và ngăn chặn kẻ quấy rối) đã tăng lên đáng kể vào năm 2018 (tăng 12 - 16%).
“Có một sự gia tăng đáng kể trong nhận thức của lái xe, phụ xe buýt về tầm quan trọng của vấn đề an toàn cho trẻ em gái và cam kết thúc đẩy an toàn của trẻ em gái ở cộng đồng đô thị khi 58% lái xe, phụ xe tham gia khảo sát năm 2018 đồng ý rằng họ đã cảnh báo và chia sẻ về nguy cơ về an toàn của trẻ em gái ở nơi công cộng cho hành khách” - bà Lê Quỳnh Lan chia sẻ.
Văn nghệ chào mừng hội nghị |
Đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được từ dự án, ông Nguyễn Hoàng Hải – Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội cho biết: Hà Nội là một siêu đô thị với trên 8 triệu người, đi kèm với đó là lượng phương tiện giao thông không ngừng gia tăng. Hệ lụy nhãn tiền là người dân phải đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường, bởi vậy vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có thể coi là giải pháp cho vấn đề này.
Dĩ nhiên, với ưu điểm riêng, vận tải hành khách công cộng như xe buýt đã thu hút được đông đảo sự quan tâm và tham gia của nhiều đối tượng như phụ nữ, trẻ em… Hiện đơn vị đang tham mưu cho Thành phố các chính sách thu hút đông đảo hơn nữa các đối tượng sử dụng loại hình vận tải công cộng này. Dẫn như vậy để thấy rằng, mục tiêu của dự án hướng đến có ý nghĩa hết sức thiết thực góp phần hình thành nên văn minh, văn hóa ứng xử, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em gái.
Ông Hải cũng khẳng định, với quãng thời gian ngắn, từ năm 2014 đến nay nhưng dự án đã có những tác động tích cực đến loại hình vận tải hành khách công cộng như xe buýt. Từ đây, góp phần nâng cao nhận thức, tạo chuyển biến tích cực trong xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng
Trật tự đô thị 29/10/2024 17:59
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác
Trật tự đô thị 29/10/2024 09:09
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện
Trật tự đô thị 26/10/2024 10:04
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị
Trật tự đô thị 24/10/2024 13:06
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 15/10/2024 08:20
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 14/10/2024 12:46
Nỗ lực vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng phục vụ dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 13/10/2024 22:13
Quận Thanh Xuân sẽ cưỡng chế thu hồi gần 2.500m2 đất mở rộng phố Nguyễn Tuân
Trật tự đô thị 12/10/2024 21:44