Nỗ lực vì công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

(LĐTĐ) Năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19, nhưng các cán bộ, thầy thuốc ngành Y tế đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tạo môi trường an toàn góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân Thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bảo vệ sức khỏe nhân dân là yếu tố tiên quyết

Cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta đã tạo nên thách thức chưa từng có trong tiền lệ đối với hệ thống y tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Đại dịch đã tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Với ngành Y tế, thời gian qua thật sự khó khăn và đầy thử thách trong lịch sử của ngành.

Nỗ lực vì công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
Sự chi viện hỗ trợ chống dịch của các nhân viên y tế Bệnh viện Bưu điện góp phần hồi sinh sự sống của nhiều bệnh nhân mắc Covid-19.

Chia sẻ tại buổi gặp mặt đại diện lực lượng y tế tuyến đầu tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 do văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Thời gian qua, cùng một lúc, ngành Y tế phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ như thần tốc chống dịch Covid-19, hạn chế số lượng ca mắc, điều trị giành giật sự sống cho các bệnh nhân, giảm thiểu số ca tử vong; đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng bảo đảm hiệu quả, an toàn để sớm bao phủ vắc xin cho người dân. Bên cạnh đó, phải tiếp tục củng cố vững chắc thành trì an toàn tại các địa phương không có dịch và duy trì công tác chăm sóc sức khỏe khám và điều trị bệnh cho người dân.

Đặc biệt, đại dịch Covid-19 lan sâu, rộng trong năm qua khiến hệ thống y tế trải qua giai đoạn khốc liệt, ngành Y tế đã phải thực hiện các biện pháp chưa từng có nhằm ngăn chặn tổn thất nhân mạng và sức khỏe cho nhân dân. Nhất là tại tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh, trong bối cảnh số ca mắc và tử vong liên tục tăng cao, ngày 24/7, Bộ Y tế hiệu triệu tất cả lực lượng tham gia chống dịch. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Y tế và theo “tiếng gọi từ trái tim”, hơn 80.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia chống dịch, trong đó gần 25.000 y, bác sĩ khắp nơi cả nước đến chi viện thành phố mang tên Bác và các tỉnh phía Nam. Đây là lần huy động nhân lực y tế lớn nhất từ trước đến nay, trong khi, đợt dịch ở Đà Nẵng hay Hải Dương trước đó, mỗi lần số nhân viên y tế hỗ trợ chỉ vài nghìn người.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, khó có thể kể hết những nỗ lực phi thường mà đội ngũ thầy thuốc đã thực hiện trong đợt dịch Covid-19 lần này. Các bệnh viện tuyến Trung ương trong thời gian ngắn kỷ lục đã thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh Covid-19, huy động lực lượng y tế tinh nhuệ và trang thiết bị hiện đại để giành giật sự sống cho hàng vạn bệnh nhân nặng và nguy kịch; đồng thời hướng dẫn các bệnh viện cấp quận/huyện kỹ năng điều trị để kịp thời xử trí những trường hợp chuyển nặng, giảm tối đa số ca tử vong. Đa số các trung tâm hồi sức tích cực đều được xây dựng từ số không, nhưng với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, tất cả vì sinh mạng của người bệnh, chỉ sau ít ngày các trung tâm hồi sức đều đã thực hiện được những kỹ thuật cấp cứu hiện đại, nhiều kỹ thuật lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Trong cuộc chiến chống dịch khốc liệt, đội ngũ nhân viên y tế tham gia chống dịch vừa qua đã nỗ lực gấp 2-3 lần so với bình thường. “Họ không chỉ phải vượt qua những khó khăn vì phải cứu người trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và thiếu thốn, mà còn phải chịu nhiều áp lực rất lớn khi số lượng bệnh nhân tăng lên quá nhanh, phải giành giật sự sống cho nhiều bệnh nhân cùng lúc. Bên cạnh đó là những gian khổ khi phải xa gia đình, người thân kéo dài; làm việc dài ngày trong môi trường nguy cơ lây nhiễm và căng thẳng”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chia sẻ.

Nhưng những khó khăn đó đều không cản trở được tinh thần của người thầy thuốc với phương châm coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, vượt lên mọi khó khăn, đoàn kết để chiến thắng dịch bệnh. Hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế đã bị nhiễm Covid-19, có người đã vĩnh viễn ra đi khi vẫn đang tràn đầy hoài bão và cháy bỏng khát vọng cống hiến.

Tăng tốc tiêm phủ vắc xin

Cùng với nỗ lực chống dịch, việc xác định vắc xin là vũ khí hiệu quả nhất để nhất chống Covid-19, Việt Nam đã thực hiện "chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất trong lịch sử quốc gia". Đến hết ngày 30/12/2021, cả nước đã tiêm 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19, tỷ lệ sử dụng đạt 86,2% số vắc xin phân bổ 112 đợt. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đại dịch Covid-19 đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ thống ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với sự bùng phát bệnh truyền nhiễm. Ngay từ đầu dịch, Việt Nam đã tích cực triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 với chiến lược "Chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị hiệu quả".

Các hoạt động giám sát, xét nghiệm, truy vết, điều tra, xử lý ổ dịch, điều trị bệnh nhân đã được triển khai hiệu quả với nhiều hình thức linh hoạt phù hợp với diễn biến dịch. Đặc biệt đã thực hiện tiếp cận các nguồn vắc xin phòng Covid-19 từ sớm qua nhiều phương thức khác nhau. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng, với tiến độ tiêm chủng hiện nay, đến hết tháng 12/2021, toàn quốc sẽ bảo đảm bao phủ mũi 1 vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên và cơ bản bao phủ mũi 2 (khoảng 90%), đồng thời cũng sẽ bao phủ cơ bản đủ liều vắc xin cơ bản cho trẻ em từ 12 tuổi theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, cùng với việc bảo đảm tỷ lệ bao phủ mũi 1 và 2, để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản, căn cứ các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và kinh nghiệm sử dụng vắc xin của các quốc gia khác, Bộ Y tế đã hướng dẫn việc triển khai tiêm bổ sung, tiêm nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên. Hiện, các tỉnh, thành phố đã bắt đầu triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch, nhưng thời gian qua ngành Y tế đã đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực khác. Trong công tác khám chữa bệnh, ngành đã có những bước chuyển biến rất căn bản, chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên. Hệ thống khám chữa bệnh từ xa ra đời đã giúp cho người dân ở tuyến cơ sở được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Đơn cử, được chính thức đưa vào vận hành từ tháng 4/2020, nền tảng khám chữa bệnh từ xa (telehealth) đã kết nối hơn 30 bệnh viện Trung ương với hơn 1.600 cơ sở y tế tuyến dưới, bao gồm cả vùng núi và hải đảo. Đến nay, đã có nhiều buổi hội chẩn và đào tạo được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Kể từ ngày 6/8/2021, nền tảng khám chữa bệnh từ xa được kết nối tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện trong cả nước, góp phần xóa bỏ giới hạn giữa các tuyến, các ca bệnh khó, trong đó có điều trị bệnh nhân Covid- 19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không cần chuyển lên tuyến trên.

Như vậy, trước đại dịch, ngành Y tế càng khẳng định được tâm thế, vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trước tính mệnh và sức khoẻ của người dân. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên y tế càng trưởng thành, về bản lĩnh, ý chí, kiến thức chuyên môn và nhất là tình đồng bào, nghĩa đồng chí lớn lao thể hiện qua công việc. Đối với ngành Y tế, khó khăn luôn là phép thử hiệu quả để gặt hái được thành công. Những bài học của năm qua sẽ là bước đà để Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ trong năm mới, tiến tới khống chế và đẩy lui đại dịch Covid-19 hiệu quả./.

Minh Khuê

Bài viết cùng chủ đề

Phòng chống dịch Covid 19

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023

(LĐTĐ) Chiều 2/6, hưởng ứng Chương trình Mẹ đỡ đầu do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, Tháng Hành động vì trẻ em năm 2023, nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội “Chắp cánh ước mơ cho con” năm 2023.
5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Trong 5 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động do sụt giảm đơn hàng, khó khăn trong tìm kiếm đơn hàng mới, phát triển thị trường nước ngoài.
Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Phòng chống “giặc lửa” từ cơ sở

Liên tiếp những vụ hỏa hoạn thời gian qua gây thiệt hại nghiêm trọng về cả tính mạng và tài sản khiến dư luận không khỏi lo lắng. Thủ đô Hà Nội đang tiếp tục vào thời gian cao điểm nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy nổ vẫn đang hiện hữu. Các cấp, ngành đang nỗ lực cùng nhân dân kiềm chế, ngăn chặn “giặc lửa”; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy chữa cháy đang đặc biệt được quan tâm.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2023 với chủ đề “Chung tay giảm thiểu tổn hại trẻ em”, ngày 2/6, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã tới thăm và tặng quà cho các em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

Thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT: Làm sao để đạt điểm cao môn Tiếng Anh

(LĐTĐ) Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội đang cận kề. Đây là kỳ thi được đánh giá có tính cạnh tranh cao khi năm nay chỉ có trên 55% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập. Thầy giáo Nguyễn Trung Nguyên (giáo viên Tiếng Anh Hệ thống giáo dục HOCMAI) đã đưa ra những lưu ý nhằm giúp học sinh có thể đạt điểm cao với môn Tiếng Anh.
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận Cầu Giấy

(LĐTĐ) Ngày 2/6, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với LĐLĐ quận Cầu Giấy để duyệt chương trình Đại hội Công đoàn quận lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Mỹ Đức

Trao “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ huyện Mỹ Đức đã tổ chức bàn giao "Mái ấm Công đoàn" cho chị Phạm Thị Mai, đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đốc Tín (huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

Tin khác

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

TP.HCM: Bệnh tay chân miệng nặng xuất hiện trở lại do vi rút EV71

(LĐTĐ) Ngày 1/6, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát thông tin cảnh báo, vi rút Enterovirus 71 (EV71) gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em đã xuất hiện trở lại.
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Vừa qua, đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm. Đây là phường có số ca mắc tăng nhanh trong thời gian gần đây.
Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

Dự kiến có hơn 6 triệu trẻ trên toàn quốc được uống bổ sung Vitamin A

(LĐTĐ) Ngày 1/6, đoàn công tác của Bộ Y tế do Bộ trưởng Đào Hồng Lan làm trưởng đoàn đến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A cho trẻ em của thành phố Hà Nội tại điểm Trường Tiểu học Phan Chu Trinh.
Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

Có bệnh nền, đừng chủ quan khi mắc thủy đậu

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, tuy là bệnh truyền nhiễm lành tính, song nếu bệnh nhân thủy đậu trên nền bị các bệnh suy giảm miễn dịch thì có thể xảy ra biến chứng viêm phổi nặng, thậm chí tử vong. Đáng lo ngại, nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ trẻ em mới mắc thủy đậu, trong khi đã xuất hiện nhiều ca bệnh ở người lớn với những diễn biến khó lường.
Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

Triển khai tiêm chủng mở rộng 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em, phụ nữ

(LĐTĐ) Trả lời trước Quốc hội chiều 31/5, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế được giao nguồn dự toán từ ngân sách trung ương, thực hiện mua sắm để cung ứng vắc xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo cho 2 năm 2021, 2022.
TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

TP.HCM: Hy hữu bệnh nhân có cả cơ quan sinh dục nam và nữ

(LĐTĐ) Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa điều trị thành công cho 1 trường hợp bị ung thư tinh hoàn ẩn trên bệnh nhân lưỡng giới thật thể khảm. Đây là trường hợp lưỡng giới cực hiếm, có tỷ lệ 1/100.000.
Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ nhóm A xuống nhóm B

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ họp xem xét chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A xuống bệnh truyền nhiễm nhóm B vào cuối tuần này.
Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

Thành lập viện nghiên cứu đầu tiên khối bệnh viện ngoài công lập

(LĐTĐ) Viện Nghiên cứu Tâm Anh (thuộc hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập, tập trung phát triển khoa học trong nước.
Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

Gần 4.000 trẻ em tại Hà Nội sẽ được bổ sung vitamin A

(LĐTĐ) Hà Nội sẽ triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A tại 1.715 điểm uống trong 2 ngày 1 và 2/6; đợt cuối vào ngày 3 và 4/6. Tổng số trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A trong dịp này là 392.131 trẻ.
Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

Ứng dụng robot trí tuệ nhân tạo trong phẫu thuật u não

(LĐTĐ) Sự ra đời của robot mổ não thế hệ mới Modus V Synaptive là cuộc cách mạng trong ngành phẫu thuật não. Theo các chuyên gia y tế, robot giúp cắt u tối đa, tăng tối đa hiệu quả điều trị, bảo toàn cao nhất các chức năng cho người bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động