Nỗ lực kìm chế tai nạn lao động
Chủ động phòng ngừa tai nạn tại nơi sản xuất Nâng cao nhận thức về an toàn lao động tại làng nghề Khi an toàn lao động được đặt lên hàng đầu |
Tai nạn lao động trong năm 2021 giảm
Mới đây, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương để thống nhất kế hoạch tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH đã có báo cáo đánh giá về tình hình TNĐ năm 2021.
Theo đó, năm 2021, trong bối cảnh khó khăn do dịch Covid-19 nhưng với những nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể người lao động, công tác ATVSLĐ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2020, tình hình TNLĐ năm 2021 giảm ở tất cả các chỉ số, cả trong khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động, TNLĐ chết người và TNLĐ nặng.
Công tác đảm bảo An toàn vệ sinh lao động luôn được doanh nghiệp quan tâm. Ảnh minh họa |
Cụ thể, số vụ TNLĐ trong cả năm 2021 là 6.504 vụ, giảm 1.826 vụ so với năm 2020. Số vụ TNLĐ chết người là 749 vụ, giảm 170 vụ (giảm 18,5% số vụ); 786 người chết, giảm 180 người (giảm 19,63%); 1.495 người bị TNLĐ nặng, giảm 412 người (giảm 21,71%) so với năm 2020. Trong khu vực không có quan hệ lao động, số vụ TNLĐ có người chết là 175 vu, giảm 115 vụ (giảm 39,7%); số người chết là 184 người, giảm 121 người (giảm 39,67%); số người bị thương nặng là 259 người, giảm 21 người (giảm 7,5%) so với năm 2020.
Một trong những nguyên nhân là do ý thức về ATVSLĐ của người lao động, người sử dụng lao động được nâng lên. Bên cạnh đó, đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH về lý do dịch bệnh Covid-19 gia tăng đã khiến tình trạng sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Điều này khiến số lao động giảm dẫn đến TNLĐ cũng ít hơn so với năm 2020. Cùng với giảm về số vụ TNLĐ, theo Bộ LĐ-TB&XH trong năm qua, điều kiện lao động cũng được cải thiện đáng kể; phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ phát triển mạnh.
Trong tổng số mẫu quan trắc môi trường là 500.674 mẫu, có 27.843 mẫu không đạt quy chuẩn vệ sinh lao động, chiếm 5,56%, giảm 0,25% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, cả nước có 16.998 công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua về ATVSLĐ, tăng 112% so với năm 2020. Quỹ bảo hiểm TNLĐ và bệnh nghề nghiệp đã giải quyết mới cho 8.648 trường hợp người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Tổng chi trả trợ cấp TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, hỗ trợ dưỡng sức, giám định thương tật, phòng ngừa rủi ro, mua bảo hiểm y tế trong năm trên 1.005 tỷ đồng, tăng 234 tỷ đồng so với năm 2020 (771 tỷ đồng).
Các hoạt động hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động như giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, bệnh nghề nghiệp về 0% theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 được triển khai một cách có hiệu quả theo tinh thần cải cách hành chính. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ được đẩy mạnh, số lượt người được huấn luyện ATVSLĐ khoảng trên 2 triệu người và trên 3.5 triệu thiết bị được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động…
Vẫn còn những tồn tại trong công tác ATVSLĐ
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác ATVSLĐ vẫn còn một số tồn tại như: Số vụ TNLĐ, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại, số lượng người được giám định bệnh nghề nghiệp còn quá ít. Dù số lượng giảm nhưng vẫn có một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người và bị thương nhiều người tại các địa phương như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hải Dương, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hà Nam, Bình Phước. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, điện tử. Tổng chi phí cho tai nạn lao động và thiệt hại tài sản gần 4 nghìn tỷ đồng và hơn 116 nghìn ngày công.
Với chủ đề “Tăng cường các biện pháp giảm thiểu rủi ro về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022 được tổ chức từ ngày 1/5 đến ngày 31/5 ở tất cả các cấp Công đoàn trên cả nước. Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ kết hợp với Tháng Công nhân tại Trung ương sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) vào ngày 28/4/2022. Trong ngày diễn ra Lễ phát động, sẽ có các đoàn đi thăm hỏi, tặng quà các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, trong Tháng hành động về ATVSLĐ sẽ có các hoạt động tập huấn, hội thi, hội thảo, tuyên truyền, hội nghị chuyên đề, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động; xây dựng thông điệp, cảnh báo và phóng sự phát thanh, truyền hình, video hướng dẫn các kỹ năng làm việc an toàn, tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, mạng xã hội và phát hành miễn phí tới các doanh nghiệp, người lao động; tổ chức đối thoại hội đồng quốc gia về ATVSLĐ; thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, ATVSLĐ tại các doanh nghiệp khai thác đá, vật liệu xây dựng tai một số tỉnh, thành phố và các dự án xây dựng nhiệt điện, thủy điện… |
Về tình trạng khai báo, đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, đa số các vụ TNLĐ đã được khai báo và điều tra đúng quy định. Tuy nhiên một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ, số biên bản nhận được chỉ chiếm 23,5% tổng số vụ chết người. Thống kê về tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp về Sở LĐ-TB&XH còn thấp.
Trong năm 2021, có khoảng 5,31% doanh nghiệp báo cáo về tình hình TNLĐ. Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo tình hình TNLĐ chưa đầy đủ. Do vậy, việc tổng hợp, đánh giá tình hình TNLĐ trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn. Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, công tác điều tra TNLĐ đối với khu vực không có hợp đồng lao động vẫn chưa được triển khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Việc lập biên bản ghi nhận TNLĐ đối với người làm việc không theo hợp đồng lao động của Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai còn rất hạn chế.
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam đang gặp những khó khăn do dịch bệnh, việc khôi phục, mở cửa bình thường lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, những thách thức và nguy cơ trong công tác ATVSLĐ sẽ gia tăng hiện hữu. Do đó, đòi hỏi các cấp chính quyền cần thực sự quan tâm thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ tại địa phương, đặc biệt chính quyền cấp cơ sở trong bố trí nguồn lực về nhân sự, tài chính cho triển khai công tác ATVSLĐ đối với khu vực không có quan hệ lao động.
Người sử dụng lao động cần chú ý thực hiện việc cải thiện điều kiện lao động, quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro. Người lao động cần tích cực tìm hiểu và áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong doanh nghiệp, hộ gia đình. Các quy định về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ATVSLĐ cần tiếp tục được rà soát, cải thiện, đặc biệt để tăng tỷ lệ số người được giám định bệnh nghề nghiệp.
Đối với Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2022, ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động- Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cách thức tổ chức đều mang đến thông điệp, cảnh báo về việc giảm tải TNLĐ và bệnh nghề nghiệp; luôn luôn hướng về người lao động theo hướng liên kết, bảo vệ quyền lợi cho người lao động và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi nhanh nhưng vẫn không quên nhiệm vụ thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch. “Năm nay, việc tổ chức Tháng ATVSLĐ và Tháng Công nhân nhưng trong bối cảnh là hướng tới phục hồi kinh tế và chăm sóc sức khỏe, chế độ chính sách cho người lao động. Đây là nét mới của năm nay”, Cục trưởng Hà Tất Thắng thông tin./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21