Nỗ lực đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng

(LĐTĐ) Đối với người dân Việt, tò he là món đồ chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dành cho cho trẻ nhỏ mỗi dịp lễ, Tết. Tò he có gốc tích xuất phát từ làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ… Tò he nét đẹp xưa Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

Giữ nét độc đáo của tò he

Tò he là một loại đồ chơi của trẻ em nặn hình loài vật, làm bằng bột gạo hấp chín và có nhiều màu sắc. Trước đây, nặn tò he là một nét văn hoá dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật. Cũng vì thế mà tò he trước đây còn có tên gọi khác là “đồ chơi chim cò”.

Theo những người còn lưu giữ nghề tại làng Xuân La, nguyên liệu làm tò he là gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, sau đó đem xay hoặc giã thành bột. Bột thành phẩm được nhào kỹ đến khi không dính tay rồi mới nắm thành những nắm nhỏ, đem luộc chín. Qua khâu đoạn này, người nghệ nhân nặn tò he sẽ đem “đấu” màu và nặn hình.

Nỗ lực đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng
Tò he được tạo hình đa dạng với màu sắc tươi sáng, bắt mắt.

Nhìn bề ngoài nhiều người nghĩ nặn tò he không khó nhưng thực tế lại không hề đơn giản. Nói cách khác, nặn tò he như một môn nghệ thuật, ngoài kỹ thuật “3V” là vê bột, véo bột, tạo vân thì còn đòi hỏi người làm phải khéo léo, sáng tạo và thực hiện chính xác trong từng chi tiết thì mới tạo ra sản phẩm bắt mắt.

Theo nghệ nhân tò he Đặng Văn Tiên - một trong 65 gương mặt trẻ được Trung ương Đoàn tuyên dương “Người thợ trẻ giỏi” toàn quốc năm 2018, công đoạn nặn tò he quan trọng là kỹ thuật luộc bột và làm bột. Bí quyết của khâu này lại phụ thuộc kinh nghiệm từng người khi ước lượng theo thời tiết.

Nói dễ hiểu hơn, mùa Đông thì phải làm bột dẻo hơn mùa Hè. Gạo phải chọn gạo nếp dẻo thì chất lượng hàng tốt và dễ làm. “Xưa các cao niên thường sử dụng màu từ vật liệu tự nhiên như màu đỏ lấy từ quả gấc, màu vàng lấy từ củ nghệ, hoa hòe, màu xanh lấy từ lá trầu không, rau ngót... Bây giờ công nghệ đã phát triển, các nghệ nhân lấy màu thực phẩm làm bánh pha chế nên thuận tiện và màu sắc cũng tươi, đẹp hơn” - nghệ nhân tò he Đặng Văn Tiên chia sẻ.

Nỗ lực đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng
Tò he là món đồ chơi dân gian độc đáo, nét văn hoá dân gian này hiện đã đến gần hơn với công chúng.

Tò he độc đáo và thú vị song vì nhiều lý do khác nhau, đã có lúc tò he Xuân La bị mai một, quên lãng. Rất may, điều đó đã nhanh chóng bị xóa bỏ bởi sự tâm huyết của những người yêu quý nghề thủ công truyền thống. Minh chứng là, ít năm trở lại đây, tò he Xuân La xuất hiện trên khắp các phố phường Hà Nội và nhiều địa phương khác, thậm chí đã “xuất ngoại” đi biểu diễn tại một số nước.

Đến gần hơn với công chúng

Để làng nghề không bị mai một, những nghệ nhân và những người tâm huyết với tò he đóng vai trò hết sức quan trọng. Chẳng hạn, tại Xuân La, những người còn giữ nghề nơi đây luôn ý thức được giá trị văn hóa tinh thần của tò he và đã tìm mọi cách để làng nghề phát triển.

Việc Câu lạc bộ nghệ nhân tò he Xuân La ra đời năm 2009 cũng là bước ngoặt góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề. Đươc biết, để quảng bá tò he, Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc thi nặn tò he, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; thường xuyên phối hợp biểu diễn tại các sự kiện văn hóa quốc tế, tại các lễ hội, triển lãm; đón tiếp các đoàn khách tham quan du lịch làng nghề; liên kết giảng dạy môn nghệ thuật nặn tò he tại trường học… những động thái này đã trực tiếp giúp cộng đồng biết đến nhiều hơn với đồ chơi truyền thống này.

Nỗ lực đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng
Nhiều ý kiến cho rằng, nặn tò he cũng là một cách giáo dục con trẻ, hướng chúng đến cái chân, thiện, mỹ. Qua đó, con trẻ còn học được sự cần cù, tinh tế, sắc sảo, biết nâng niu quý trọng những hạt ngọc của đất, biết yêu thương và nâng niu những giá trị cuộc sống.

Ở góc độ cá nhân, hiện nhiều nghệ nhân cũng đang thầm lặng giữ và phát triển tò he. Trường hợp anh Đặng Văn Hậu, người Xuân La là ví dụ. Nghe kể, anh Đặng Văn Hậu đã được tiếp xúc với những con tò he ngay từ khi còn nhỏ. Ban đầu chỉ xuất phát từ sở thích nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của ông ngoại - nghệ nhân tò he nổi tiếng Đặng Văn Hạ, dần những cục bột màu, những con tò he đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh

Anh Hậu chia sẻ, nghề nặn tò he là một nghề quý giá, nó đã nuôi sống cả làng vượt qua những năm tháng khốn khó, thời chiến tranh và cả hiện tại. Nhưng hơn thế, điều làm người con làng Xuân La tự hào là bởi bản thân anh đang giữ gìn nét đẹp văn hoá của người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng.

Được biết, ngoài việc nặn và bán tò he tại các hội chợ và trung tâm thương mại vào cuối tuần, anh Hậu còn mở thêm lớp dạy nghề tại nhà. Bên cạnh đó, mỗi khi nhận được lời mời đến biểu diễn và dạy tò he tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và một số nơi trên địa bàn Hà Nội, anh đều nhiệt tình tham gia. Anh Đặng Văn Hậu hi vọng, những hoạt động của mình là chiếc cầu nối để tò he được nhiều người biết đến hơn nữa.

Nỗ lực đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng
Mới đây, nhóm sinh viên năm 3 Khoa Viết văn, Báo chí, trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã triển khai dự án Workshop “Nặn tò he – Khoe bản sắc”. Chương trình nhanh chóng thu hút một lượng lớn khán giả tìm hiểu về tò he truyền thống.

Trở lại câu chuyện thích ứng để phát triển, ngày nay nguyên liệu làm tò he đã được cải tiến để an toàn hơn cho người sử dụng cũng như giúp sản phẩm có thể giữ được lâu hơn mà không bị mốc, bị hỏng. Các hình dáng của tò he cũng đa dạng hơn nhằm đáp ứng thị hiếu của công chúng hiện đại. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là đổi mới nhưng làm sao vẫn phải giữ được nét truyền thống riêng vốn có của tò he.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mai – Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian nhận định, bảo tồn văn hóa truyền thống không có nghĩa là giữ khư khư cái gì đã có. Bởi hiện nay sự cạnh tranh trên thị trường là rất nhiều, nhất là đồ chơi hiện đại. Việc những người nghệ nhân hiện nay đang cố gắng để làm thế nào cho tò he được bền vững và để quảng bá đến nhiều nước trên thế giới là rất cần thiết.

Mới đây, nhóm Gánh Tò He – Nhóm quy tụ sinh viên năm 3 Khoa Viết văn, Báo chí, trường Đại học Văn hoá Hà Nội đã triển khai dự án Workshop “Nặn tò he - Khoe bản sắc” nhằm khơi gợi cảm hứng phục dựng lại nét văn hóa dân gian đang dần bị lãng quên ở các vùng quê Việt Nam, trong đó có tò he. Workshop “Nặn tò he - Khoe bản sắc” đã nhanh chóng thu hút một lượng lớn khán giả tìm hiểu về tò he truyền thống trong “dáng dấp” của sáng tạo hiện đại. Qua sự kiện này, nhóm Gánh Tò He cho thấy tò he vẫn có vị trí quan trọng trong đời sống và việc đưa văn hoá dân gian đến gần hơn với công chúng hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua những cách làm sáng tạo và hiện đại.
Thu Hà – Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Xem thêm
Phiên bản di động