Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch

Những năm trước, khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19, nhiều nghệ nhân Tò he ngoài việc duy trì nghề truyền thống của cha ông, tạo ra các sản phẩm đẹp, lạ thì còn trình diễn trực tiếp và bán hàng cho du khách tại các khu vui chơi giải trí, danh thắng, lễ hội nhưng do ảnh hưởng của đại dịch nên nhiều nghệ nhân Tò he đã chuyển mình bằng cách sáng tạo ra đất nặn có thể lưu giữ được 2 – 3 năm.
Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Tò he nét đẹp xưa

Tò he là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn Tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Ban đầu, Tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá...

Nghệ nhân Tò he chuyển mình trong đại dịch
Nghệ nhân ưu tú Tò he Nguyễn Văn Thành

Một số vùng, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “Tò te” thế nên có lẽ người ta gọi là “Tò te”, sau này nói trại thành “Tò he”.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Vào đầu năm tháng 1 – 2 – 3 các địa phương tổ chức lễ hội, nhiều nghệ nhân Tò he đã tham gia trình diễn rồi quảng bá, giới thiệu hình ảnh Tò he đến du khách, bán hàng cho du khách. Hết lễ hội, các nghệ nhân lại về các khu vui chơi giải trí, danh thắng ở các tỉnh thành để trình diễn, quảng bá Tò he đến du khách vào các ngày thường cũng như cuối tuần. Đặc biệt, từ khi tuyến phố đi bộ mở cửa, được sự quan tâm của UBND quận Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội, đã có 20 nghệ nhân lên tuyến phố đi bộ trình diễn, quảng bá văn hóa phục vụ du khách và hướng dẫn dạy nặn cho trẻ em, du khách có nhu cầu trải nghiệm. Bên cạnh đó, cũng có một số nghệ nhân đã đưa môn Tò he vào học đường, truyền dạy trực tiếp cho các em nhỏ ở tại các trường. Kết hợp với các trường mầm non đưa môn Tò he vào thành môn học tạo hình nghệ thuật Tò he, giúp các em tiếp cận đồ chơi truyền thống bên cạnh đồ chơi hiện đại ngày nay.

Hai năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nghệ nhân ở làng Xuân La gặp rất nhiều khó khăn, không có thu nhập, nhiều người đã phải chuyển sang làm việc khác để mưu sinh. Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành cho biết, tổng số các nghệ nhân thường xuyên đi nặn Tò he trước đây có khoảng 300 người và có khoảng 100 người tham gia CLB Tò he. Trong đó, làng có 2 nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng và một số nghệ nhân được UBND thành phố Hà Nội phong tặng, còn lại mọi người hay gọi là nghệ nhân làng nghề.

Từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến các nghệ nhân làng nghề bởi các điểm vui chơi giải trí, danh lam thắng cảnh đã đóng cửa, cấm tập trung đông người do giãn cách xã hội, phòng ngừa Covid-19. Còn các trường học thì gần như tạm dừng cho trẻ đến trường nên các nghệ nhân cũng hạn chế, tạm dừng giảng dạy ở trong trường. Đối với các lễ hội truyền thống thì dừng, không còn địa phương nào tổ chức lễ hội, các khu vui chơi giải trí, danh thắng thì đa số đều đóng cửa, có mở thì cũng một thời gian ngắn sau đó do tình hình đại dịch bùng phát mạnh hơn nên các tổ chức cũng không thể thực hiện. Nghệ nhân phần lớn dựa vào các khu vui chơi, giải trí danh thắng, lễ hội truyền thống, trường học nên các khu vực này đóng cửa thì nghệ nhân đều ở nhà.

Hà Nội có một làng nghề thủ công lâu đời, rất độc đáo đó là nghề nặn Tò he ở thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. Tính đến nay, làng nghề nặn Tò he Xuân La đã được gần 300 năm tuổi. Qua các thế hệ, nghề được lưu giữ lại theo hình thức cha truyền con nối. Đã có những khi, Tò he tưởng chừng bị quên lãng, những nghệ nhân tưởng như không thể trụ được bằng nghề truyền thống… Nhưng cuối cùng, Tò he vẫn giữ được giá trị đích thực của mình trong tâm hồn Việt.

Hiện tại, 99,9% các nghệ nhân đều ở nhà, từ khi có dịch bệnh. Một số nghệ nhân không đi làm ở các lễ hội, khu di tích, danh thắng và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đã phải tìm công việc khác để đảm bảo thu nhập. Bên cạnh đó, một số nghệ nhân đã nghiên cứu, sáng tạo ra những loại bột cao cấp có thể để được vài năm nên đã nặn sản phẩm để được lâu nên nhiều người ở nhà nhưng vẫn thường xuyên nặn các sản phẩm vừa là rèn luyện đôi bàn tay vừa là chuẩn bị sản phẩm để bày bán khi được mở lại.

Đối với làng nghề, trước đây có thời tưởng chừng như mai một nhưng từ năm 2009 được thành lập CLB làng nghề truyền thống, hội tụ người có tay nghề giỏi, tâm huyết tham gia tổ chức thì CLB vẫn duy trì hoạt động thường xuyên. Dịch bệnh thì hạn chế nhưng khi có sự kiện thì CLB vẫn tổ chức hội họp để tham gia dù rằng đến nơi đó không có đông người nhưng có cơ hội đến thì các nghệ nhân vẫn đến để tham gia quảng bá làm cho Tò he không bị mai một để trẻ thơ và mọi người biết đến thông qua các sự kiện đó.

Mặt khác, một số nghệ nhân đang có hướng phối hợp với các trường dạy online, dạy trực tuyến trải nghiệm Tò he, nghệ nhân giới thiệu về làng nghề, nguyên liệu, cách tạo ra sản phẩm, cho trẻ làm quen và tự tạo ra sản phẩm. Nguyên liệu nặn Tò he không cứ phải là của làng nghề mà trẻ có thể mua rất nhiều ở cửa hàng, các nghệ nhân sẽ giới thiệu và dạy trẻ online, trẻ sẽ nghe nghệ nhân giới thiệu và trải nghiệm nặn Tò he. Đây cũng là môn trải nghiệm giúp trẻ tuy ở nhà nhưng vẫn gây hứng thú trải nghiệm đồ chơi dân gian.

Những ngày này cũng là dịp để nghệ nhân Tò he dành thời gian nhiều nhất cho các con cháu trong nhà, hướng dẫn, dạy các cháu nặn Tò he với mục đích truyền nghề. Trong thời gian tới, Xuân La sẽ có hướng xây dựng điểm du lịch của làng nghề và trở thành điểm thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm nặn cùng nghệ nhân Tò he./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị việc xác định Danh mục hệ thống trí tuệ nhân tạo rủi ro cao cần theo một tiêu chí để từ đó có biện pháp quản lý phù hợp, cần tham khảo cách thức phân chia theo 4 mức độ rủi ro trong đạo luật về trí tuệ nhân tạo năm 2024 của Liên minh châu Âu.
Hôm nay (29/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên cuối tuần

Hôm nay (29/3): Giá dầu thế giới giảm nhẹ phiên cuối tuần

Hôm nay 29/3, dầu thô trên thế giới đồng loạt giảm sau nhiều phiên tăng mạnh, nhưng tính chung cả tuần, giá vẫn tăng gần 2%.
Barcelona có thể bị xử thua 0-3 trước Osasuna vì vi phạm quy định sử dụng cầu thủ

Barcelona có thể bị xử thua 0-3 trước Osasuna vì vi phạm quy định sử dụng cầu thủ

Chiến thắng 3-0 của Barcelona trước Osasuna ở trận đấu bù vòng 27 La Liga có thể không được công nhận, khi đội bóng xứ Navarra đang xem xét đệ đơn khiếu nại vì cho rằng Barca đã vi phạm quy định của FIFA liên quan đến việc sử dụng cầu thủ trở về từ đội tuyển quốc gia.
Google Maps nâng cấp lớn: Hỗ trợ lái xe thông minh hơn với giao diện trực quan

Google Maps nâng cấp lớn: Hỗ trợ lái xe thông minh hơn với giao diện trực quan

Người dùng Google Maps, đặc biệt là những ai thường xuyên sử dụng ứng dụng khi lái xe hoặc đi du lịch bằng ô tô, sắp được trải nghiệm một bản cập nhật mới đơn giản hơn, tiện lợi hơn và thân thiện hơn với người dùng.
Hướng đến quản lý thuế tích hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Hướng đến quản lý thuế tích hợp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của ngành Thuế dù đã có nhiều cải tiến và có sự vượt trội trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng quản lý thuế, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
Techcombank tiên phong quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Techcombank tiên phong quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là 1 trong Top 50 doanh nghiệp niêm yết có điểm quản trị công ty tốt nhất năm 2024 tại Diễn đàn thường niên về Quản trị doanh nghiệp lần thứ 7 (AF7).

Tin khác

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tổ địa bàn Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bắc Từ Liêm đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Công an các phường tổ chức đồng loạt Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 2.000 người.
Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Từng bước bỏ lớp áo cũ, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của Hà Nội nhằm nâng cấp hệ thống công viên, mang đến những không gian xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.
Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Phụ nữ Thủ đô trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Đoàn công tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội thực hiện chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Hà Nội: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Hà Nội: 1.000 người dự Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2025

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/4, tại huyện Thạch Thất với sự tham gia của 1.000 người.
Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo vệ dữ liệu người sử dụng

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp bưu chính, viễn thông bảo vệ dữ liệu người sử dụng

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội có văn bản gửi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn thành phố, đề nghị bảo đảm an toàn dữ liệu của người sử dụng dịch vụ.
Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Hơn 100 hộ dân ở xã Vân Hòa, huyện Ba Vì được bàn giao về Sơn Tây

Mới đây, tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vân Hòa, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức bàn giao hộ dân, nhân khẩu thôn Xuân Hòa, xã Vân Hòa, huyện Ba Vì về thị xã Sơn Tây quản lý theo địa giới hành chính.
Nam Từ Liêm: Triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị

Nam Từ Liêm: Triển khai các nhiệm vụ về sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị

Ngày 24/3, Quận ủy Nam Từ Liêm tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung, nhiệm vụ, chỉ đạo của Thành về công tác tổ chức sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động