Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…

(LĐTĐ) Cứ mỗi dịp cận Tết, nhiều người lại nhớ về tuổi thơ, nhớ về cái thời còn khó khăn, mong đến Tết để được ăn ngon, được may quần áo đẹp. Vui nhất là được đi chợ Tết, được mẹ mua cho những con Tò He đủ sắc màu. Dù rằng cuộc sống hiện đại hối hả, bận rộn, nhưng những ký ức về những con Tò He thời thơ ấu thật khó phai nhạt.
Người dân háo hức mua tò he sặc sỡ hình gà trống

Từ một làng nghề nặn Tò He truyền thống

Trong thời đại của công nghệ, nhiều loại đồ chơi hiện đại, bắt mắt được bày bán trên thị trường. Tuy nhiên, không nhiều người biết rằng, ngay giữa Thủ đô vẫn có một làng nghề truyền thống đã tồn tại từ nhiều đời nay, vẫn lưu giữ những ký ức tuổi thơ mộc mạc, bình dị của rất nhiều người, đó là làng nghề Tò He Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên).

Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…
Nghệ nhân Đặng Văn Khương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tò He Xuân La tại Lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại, tháng 12/2020. (Ảnh:Bảo Thoa)

Không ai biết chính xác nghề Tò He ở Xuân La có từ bao giờ, nhưng theo người dân ở đây, nghề này đã xuất hiện và tồn tại đến nay chừng 300 năm, nhiều gia đình có đến 4-5 đời theo nghề. Với đồ nghề giản đơn gồm nguyên liệu là bột gạo và các loại màu làm từ hoa quả, lá của các loài cây có trong tự nhiên.

Với những thứ nguyên liệu ấy, ban đầu Tò He được dùng để cúng lễ nên thường được nặn thành các con vật như gà, trâu, bò, lợn, cá... Cũng chính vì thế mà người ta gọi dân dã là “đồ chơi chim cò”. Một số nơi còn gọi là “con bánh” ngoài việc dùng để cúng lễ, làm đồ chơi, những con vật này còn có thể ăn được.

Các công đoạn làm tò he truyền thống khá công phu, để làm được Tò He, những người thợ thủ công phải xay bột gạo, sàng nhiều lần để lọc ra được thứ bột thật mịn, khi chạm tay vào thấy mịn, mát, đổ xuống mâm không bị trôi thì mới đạt yêu cầu. Thứ bột mịn ấy được đánh nhuyễn với nước nguội, đem hấp chín, để nguội rồi mới trộn từng mẻ bột với những loại màu khác nhau. Trước mỗi phiên chợ hay lễ, Tết, người làm Tò He sẽ nặn thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó đem hấp chín lại một lần nữa để có thể bảo quản được lâu.

Người làm nghề nặn Tò He thường bận rộn nhất vào mỗi dịp lễ, Tết hoặc vào các buổi họp chợ phiên ở các làng quê. Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường, nặn Tò He để bán. Dù các hình thù của Tò He được nặn khá đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Theo nghệ nhân Đặng Văn Khương, “Đây là một nghề đòi hỏi người làm phải có óc tưởng tượng tốt, có hoa tay và phải kiên trì, cần mẫn và có tình yêu thương con trẻ. Nặn ra hình thù các con vật không khó, nhưng làm cho con vật có hồn, cảm xúc thì không hề dễ”.

Dù đã có truyền thống lâu đời, với nhiều người theo nghề. Tuy nhiên, đã có một thời gian dài, nghề nặn Tò He cũng gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu là gạo nếp, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Nhiều người buộc phải bỏ nghề, tìm công việc khác để mưu sinh. Tưởng chừng như sau thời đổi mới, làng nghề Tò He sẽ có bước phát triển mới khi nguyên liệu để làm Tò He đã sẵn hơn, nhưng sự bùng nổ của kinh tế thị trường khiến cho những loại đồ chơi công nghiệp xuất hiện ngày một nhiều, lấn át các món đồ chơi dân gian. Trong khi đó, thế hệ trẻ ngày càng có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp cho thu nhập cao, phải là những người thực sự yêu nghề mới chọn theo nghề truyền thống như nghề nặn Tò He.

Tìm lại chỗ đứng trong cuộc sống hiện đại

Đứng trước nguy cơ làng nghề có truyền thống lâu đời đang dần bị mai một, những người thợ thủ công làng Xuân La, trong đó có ông Chu Tiến Công, ông Đặng Văn Khương và nhiều người khác tâm huyết với nghề đã rất trăn trở, cố gắng tìm nhiều hướng đi mới để có thể duy trì hoạt động và phát triển làng nghề. Cuối cùng Câu lạc bộ Tò He Xuân La đã ra đời sau rất nhiều trăn trở, bàn bạc. Câu lạc bộ được thành lập vào năm 2009 với số hội viên ban đầu chỉ hơn 50 người, với nòng cốt là những người cao tuổi đã làm nghề từ nhiều năm nay, có cùng tâm huyết giữ gìn và phát triển làng nghề do cha ông để lại. Đến nay, số hội viên của Câu lạc bộ đã hơn 100 người và cũng đã đạt được những thành công bước đầu.

Nghệ nhân Đặng Văn Khương, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tò He Xuân La, với gần 40 năm theo nghề tò he cho biết, cái khó nhất của nghề Tò He không phải là kỹ thuật nặn, mà chính là tìm “đầu ra” cho sản phẩm. Bởi thứ đồ chơi làm bằng bột dù lắm công phu nhưng dễ hỏng và nhanh chán đối với trẻ nhỏ. Đặc biệt, nhiều trẻ em được tiếp xúc với công nghệ sớm, vốn thích những hình thù dạng siêu nhân, người máy, siêu anh hùng hay những nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình hơn. Trong khi đó, những hình thù con lợn, con gà hay con cá, con trâu dù rất đẹp nhưng không hấp dẫn bằng. Hơn thế, người làm Tò He phải tự mang đến những điểm du lịch, vui chơi hay lễ hội mới có thể bán được.

Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ…
Các sản phẩm Tò He của Câu lạc bộ Tò He Xuân La được tạo hình đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. (Ảnh: Bảo Thoa)

Để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường, Câu lạc bộ đã thường xuyên mở các đợt hội ý, tập huấn cho các nghệ nhân về những mẫu sản phẩm mới, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm nghề. Cứ định kỳ 3 tháng Câu lạc bộ họp rút kinh nghiệm, bồi dưỡng tay nghề và triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh làng nghề đến không chỉ Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương khác.

Bên cạnh đó, Câu lạc bộ Tò He Xuân La cũng nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ địa phương. Hằng năm, ngày 26/10, địa phương tổ chức vinh danh các làng nghề, trong đó có các cuộc thi tay nghề, nhằm khuyến khích động viên các nghệ nhân, những người thợ thủ công không ngừng sáng tạo, trao truyền nghề cho các thế hệ sau.

Đến nay, Câu lạc bộ làng nghề vẫn thường xuyên đem các sản phẩm của mình đến các lễ hội truyền thống, các danh lam thắng cảnh ở nhiều địa phương để quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với du khách. Nhờ đó, tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, một phần giúp những người thợ thủ công ổn định cuộc sống để giữ gìn và phát triển văn hóa dân gian trong đời sống hiện đại.

Hiện tại, không chỉ thế hệ ông Khương mà nhiều thanh niên khác trong làng, giống hai người con của ông cũng quyết tâm theo nghề truyền thống ông cha để lại, cháu nội ông Khương hiện mới lên 10 tuổi cũng đã biết nặn Tò He theo những hình con vật đơn giản. Chính những đóng góp không ngừng nghỉ của những người thợ thủ công làng Xuân La đã và đang góp phần giữ cái hồn quê trong nghề nặn Tò He, bảo tồn một loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc./.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Hương thu ở phố sương mù

Hương thu ở phố sương mù

(LĐTĐ) Nơi tôi sống không có mùa thu. Thu sang chỉ có những cơn mưa trắng trời. Gió lùa hơi nước đặc quánh trong không gian tạo thành những dải sương bồng bềnh. Mây trắng không bay lên trời, mây trắng ở đây, lượn lờ quanh những rặng thông. Không có thu, mà dường như mùa nào cũng là thu. Quanh năm tiết trời se se lạnh.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk

(LĐTĐ) Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Xem thêm
Phiên bản di động