Tò he nét đẹp xưa
Về làng “lưu giữ” ký ức tuổi thơ… Tái hiện Hà Nội văn hiến qua nghệ thuật dân gian tò he |
“Tò he xanh đỏ tím vàng/ Mẹ mua mỗi độ chợ làng vào phiên/ Chim cò ngũ quả cô tiên/ Nhỏ xinh đánh đổi nỗi niềm tuổi thơ” (Trích Tò he, Hoàng Anh Tuấn (II)). Tò he, hay còn gọi là con giống bột, là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam. Nhắc đến tò he, là người ta nghĩ ngay đến món đồ chơi mang đậm ký ức tuổi thơ, với những tạo hình quen thuộc và đầy màu sắc. Không ai biết chính xác tò he có từ bao giờ, nhưng trong tiềm thức của các bậc cao niên, tò he đã có từ rất lâu và là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt.
Tò he - món đồ chơi mang đậm ký ức của tuổi thơ |
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột để cúng lễ nên chúng thường được tạo hình thành các con vật như công, gà, trâu, bò,..nên ngoài cái tên tò he hay con giống bột, nó còn được gọi với cái tên “bánh chim cò”. Cũng có nơi lại gọi là “con bánh” bởi những tạo hình đĩa xôi, nải chuối,.. để mang đi lễ chùa. Con giống bột gồm có ba loại là con giống của Đồng Xuân, của Phố Khách và của Phú Xuyên. Tuy nhiên, vào đầu năm 90, con giống bột của Đồng Xuân và Phố Khách gần như đã thất truyền, còn con giống Phú Xuyên thì chỉ thịnh hành nặn các nhân vật trong phim và được gắn vào que tre.
Nguyên liệu làm ra tò he cũng vô cùng đặc biệt. Tò he thường được làm bằng bột tẻ pha chút nếp, đem xay nhuyễn, luộc chín, pha thêm chút đường để có thể ăn được, tò he không phải là món đồ chơi sản xuất máy móc rồi mới mang ra bán. Mọi nguyên liệu đều được chuẩn bị sẵn ở nhà, sau đó đến nơi, nghệ nhân mới luộc bột, pha màu (ngày xưa thường sử dụng màu từ các nguyên liệu tự nhiên như dầu gấc, lá trầu,…nhưng hiện nay dùng phẩm màu để tiện hơn cho việc tạo hình) để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm…
Những năm gần đây, món đồ chơi dân gian này dường như đã ít xuất hiện, cũng gần như bị bỏ quên giữa muôn vàn các loại trò chơi hiện đại, nhưng những con tò he nhỏ xinh vẫn luôn thu hút ánh nhìn của trẻ em. Và ngay giữa Hà Nội, cũng có một làng nghề truyền thống lưu giữ nét đẹp này.
Cách trung tâm Hà Nội 30km, làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên là làng nghề tò he duy nhất ở Việt Nam. Với tuổi đời lên đến 300 năm, làng Xuân La cũng đã trở thành một mảnh ghép không thể thiếu, góp phần lưu giữ một nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Cùng đất nước đi qua bao lần chuyển mình, tưởng chừng như nghề làm tò he rồi sẽ không còn được bền vững, nhưng những người dân làng Xuân La vẫn quyết tâm bám trụ với nghề. Ở Xuân La, không ai là không biết làm tò he, từ các cụ già cho tới các em nhỏ.
Và nhắc đến làng nghề này, không ai là không biết đến anh Đặng Văn Hậu - nghệ nhân 34 tuổi với 16 năm gắn bó với nghề nặn tò he. Trong quá trình giữ gìn nghề nặn tò he truyền thống, tuy gặp phải không ít khó khăn, nhưng anh may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh - người duy nhất còn làm được con giống Đồng Xuân.
Kết hợp từ kỹ thuật của nghệ nhân Nguyệt Ánh cùng những ký ức và phác họa của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, anh Hậu đã học và phục hồi được những con giống cổ như ngày xưa. Từ con giống chợ Đồng Xuân đến con giống Phố Khách, con giống Phú Xuyên đều đã được phục hồi từ năm 2017. Và thế là từ đó đến nay, những người dân Hà Nội lại được nhìn thấy những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ.
Không chỉ cố gắng mang nét đẹp về món đồ chơi tuổi thơ này quay lại, các nghệ nhân làng Xuân La còn mong muốn được mang tò he ra nước ngoài, để khẳng định với bạn bè quốc tế một nét văn hóa lâu đời và đặc sắc của người dân Việt Nam.
Mốc đánh dấu mang tò he đi “xuất ngoại” là ngày nghệ nhân Nguyễn Văn Thuận nhận được giấy mời sang Nhật Bản tham dự hội chợ Quốc tế Expo - Aichi năm 2005 và sang Mỹ nhân dịp kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Hay vào năm 2012, nghệ nhân Nguyễn Văn Định được Hội di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp cùng Đại sứ quán Việt nam tại Nhật Bản mời tham gia biểu diễn nặn tò he trong chương trình “Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản”.
Và ngày nay, để tiếp tục giữ lửa cho một làng nghề truyền thống, không chỉ anh Hậu mà các nghệ nhân tại làng Xuân La vẫn đang từng ngày đổi mới trong cách nặn tò he, đồng thời tìm ra nguồn nguyên liệu có thể bảo quản tò he trong thời hạn vài năm, cập nhật các nhân vật hoạt hình cho phù hợp với thị hiếu của lớp trẻ Việt Nam, thổi hồn vào món đồ chơi mang đậm những ký ức tuổi thơ này. Cũng với mục tiêu ấy, mà những nghệ nhân làng Xuân La đã biến tấu sản phẩm mới lạ như: Tò he trên tranh, tò he trong hộp gỗ, tò he trong cốc thủy tinh, tò he khổng lồ…
Đối với người dân Việt Nam, tò he không chỉ là một món đồ chơi dân gian độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mà đó còn là món ăn tinh thần gần gũi, tích lũy trí tuệ nhân dân qua nhiều đời./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51