Nỗ lực cho năm học mới, thắng lợi mới
Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trường học Dự báo thời tiết ngày khai giảng năm học 2023 - 2024 Hà Nội: Đảm bảo an ninh trật tự trong ngày khai giảng năm học mới |
Háo hức, mong chờ
Lễ khai giảng năm học mới càng đến gần, không khí gia đình chị Bùi Minh Giang (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) càng trở nên rộn ràng. Vốn là người chỉn chu nên hầu như năm học nào chị cũng chuẩn bị sách vở, đồ dùng cho hai con từ rất sớm. Năm nay, con lớn của chị vào lớp 6, còn con nhỏ thì vào lớp 1. Dù đã sắm sửa tươm tất cho các con từ hơn nửa tháng qua nhưng trong kỳ nghỉ lễ, chị vẫn tranh thủ kiểm tra thật kỹ mọi thứ một lần nữa, rồi nhanh chóng bổ sung thêm các vật dụng còn thiếu, đặc biệt là sắm thêm hai đôi giày mới để các con tự tin đến trường trong ngày khai giảng.
Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9. |
Không khí hân hoan chờ đón Lễ khai giảng cũng đang lan tỏa trên nhóm Zalo của lớp con chị Đinh Thị Nho (phường Điện Biên, quận Ba Đình). “Cô giáo chủ nhiệm vừa gửi cho phụ huynh thư ngỏ của nhà trường về việc tổ chức Lễ khai giảng năm học mới, cùng với đó là dự kiến thời gian tổ chức khai giảng và lưu ý phụ huynh về trang phục của con”, chị Nho chia sẻ.
Chị Nguyễn Phương Quỳnh (phường Nam Đồng, quận Đống Đa) cho biết: “Từ hôm tựu trường, tiếp đó là đến lớp làm quen với thầy cô giáo và các bạn, con tôi chỉ mong nhanh chóng đến khai giảng để ngày nào cũng được đến lớp. Tôi từng lo lắng vì tính con nhút nhát nhưng khi con nói yêu cô, yêu trường, thích đi học, tôi rất mừng và cảm động vì tấm lòng của nhà trường, của thầy cô dành cho các con trong việc chuẩn bị chu đáo điều kiện cho năm học mới”.
Theo ghi nhận, đến thời điểm hiện tại, mọi công tác chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học mới diễn ra thống nhất vào sáng 5/9 đã cơ bản hoàn tất. Các phần việc từ phân công giáo viên, xếp lớp đến chuẩn bị cơ sở vật chất và các nhiệm vụ cho Lễ khai giảng đều đã được các nhà trường có kế hoạch, chủ động thực hiện từ rất sớm.
Tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm), nhà trường đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024 theo đúng tinh thần chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là trang trọng, lấy học sinh làm trung tâm, không nặng nề, phô trương. Trong đó, phần lễ diễn ra trong đúng 60 phút với các hoạt động như: Đọc Thư chúc mừng năm học mới của Chủ tịch nước, đánh trống khai trường, khen thưởng học sinh có thành tích xuất sắc… Sau đó, các em học sinh sẽ được tham gia các hoạt động kết nối, khởi động cho năm học mới như trò chơi kéo co, Random Dance Kpop.
Về mục tiêu kế hoạch năm học 2023 - 2024, nhà trường xác định tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn; đồng thời chú trọng đầu tư vào việc giáo dục, trang bị về kỹ năng sống, công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh.
Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình) chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. |
Hay như tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình), để chuẩn bị tốt cho Lễ khai giảng, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đều nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm trong mỗi công việc dù là nhỏ nhất. Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng công phu cả về nội dung và hình thức. Đội trống, đội hồng kì, đội dâng hoa được tập luyện kỹ càng, cẩn thận. Các nhóm trang trí cờ, trống cũng đã hoàn tất công việc. Với quan niệm trường là ngôi nhà thứ 2 của mình nên mỗi góc sân, phòng học đều được chăm chút tỉ mỉ. Tất cả đã sẵn sàng để chào đón học sinh đến lớp, làm sao để “mỗi ngày đến lớp là một ngày vui”.
Tương tự, tại Trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình), không khí tổng duyệt cho Lễ khai giảng diễn ra sôi nổi. Trước thềm năm học mới, nhà trường đã tổ chức tổng vệ sinh, trang trí lại khuôn viên, lớp học và phổ biến kỹ nội quy, quy định cho học sinh cũng như phụ huynh lớp 6. Đặc biệt, tại Lễ khai giảng, ngoài nghi thức cơ bản, nhà trường cũng tổ chức thêm tiết mục học sinh lớp 9 tặng hoa học sinh lớp 6 để tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho học sinh khi vào môi trường mới.
Sẵn sàng bước vào năm học mới
Bên thềm khai giảng, cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng về cơ bản đã chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ năm học mới 2023 - 2024. Điều dễ thấy, hệ thống cơ sở vật chất các trường được nâng cấp, sửa chữa; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng, kiện toàn...
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 2.874 trường mầm non, phổ thông; 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và 1 trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội (tăng 34 trường mầm non và phổ thông so với cùng kỳ năm trước) với 66.138 lớp (tăng 1.919 lớp so với cùng kỳ năm trước) và có 2.222.246 học sinh (tăng 68.917 học sinh so với cùng kỳ năm trước), 124.493 giáo viên (tăng 1.525 giáo viên so với cùng kỳ năm trước) và 66.110 phòng học (tăng 846 phòng học so với cùng kỳ năm trước).
Các tiết mục văn nghệ biểu diễn trong Lễ khai giảng được Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Ba Đình) dàn dựng công phu cả về nội dung và hình thức. |
Cô giáo Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm) cho biết, nhà trường đã tập trung chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đẩy mạnh dạy học trải nghiệm, thực hành cho học sinh. Đáng chú ý, nhà trường đã xây dựng chương trình giáo dục phù hợp với đặc thù của trường chất lượng cao, bao gồm các chương trình: Chương trình chính khóa, chương trình bổ sung nâng cao, chương trình Ngoại ngữ 2, chương trình trải nghiệm, chương trình giáo dục kỹ năng sống.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tập trung bồi dưỡng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần nhằm tạo động lực nuôi dưỡng đam mê, trách nhiệm của các nhà giáo trong công việc; tổ chức sự kiện chào đón học sinh lớp 6 nhằm tạo tinh thần phấn khởi cho các em học sinh đầu cấp…
Tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (quận Hà Đông), nhà trường vừa hoàn thiện những hạng mục cuối cùng của việc sửa chữa, chống xuống cấp. Trong dịp hè, nhà trường đã dành thời gian, kinh phí để sửa chữa, thay thế những thiết bị hỏng hóc, kém chất lượng có nguy cơ mất an toàn trong nhà trường, mua sắm mới những thiết bị, hạng mục cơ sở vật chất còn thiếu. Cùng đó, nhà trường cũng dành nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh lớp 4; rà soát, bổ sung thêm những thiết bị dạy học cho các lớp 1, 2, 3 trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả tránh lãng phí để đáp ứng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Còn tại Trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông), nhà trường cẩn trọng trong từng chi tiết trước thềm năm học mới, trong đó lựa chọn đơn vị cung ứng thực phẩm cho bữa ăn bán trú của học sinh là một trong những việc quan trọng hàng đầu. Theo cô giáo Phương Thị Thìn (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Yên), trường có gần 3.000 học sinh, trong đó có trên 90% học sinh ăn bán trú.
Từ tháng 8, trường đã lựa chọn các đơn vị cung ứng thực phẩm, mời thầu và đánh giá hồ sơ năng lực. Đơn vị cung cấp suất ăn phải đảm bảo các tiêu chí theo quy định của ngành GD&ĐT, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Thực đơn của học sinh sẽ được lên theo tuần để đảm bảo cân đối đủ dinh dưỡng, định lượng thức ăn. Hàng ngày, trường sẽ cử 1 tổ công tác bao gồm đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, giáo viên, Ban đại diện phụ huynh giám sát khâu giao nhận thực phẩm, định lượng suất ăn, hoạt động của bếp ăn bán trú và lưu mẫu thực phẩm thức ăn.
Được biết, để tổ chức Lễ khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2023 - 2024, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có Công văn gửi Trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã cùng Hiệu trưởng các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đề nghị rà soát, sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 4, lớp 8 và lớp 11; rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục quy định của Bộ GD&ĐT, sách giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Các lớp học được trang trí đảm bảo mỹ quan, tạo không gian gần gũi, thân thiện với học sinh. |
Các trường học, cơ sở giáo dục thông tin rộng rãi đến học sinh và cha mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch dạy học trong năm học và các chương trình giáo dục của nhà trường; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh, cha mẹ học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh; thực hiện nghiêm túc quy định về khung kế hoạch thời gian năm học; công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng các quy định hiện hành…
Lễ khai giảng năm học mới 2023 - 2024 được tổ chức thống nhất trên địa bàn Thành phố vào sáng 5/9. Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý, Lễ khai giảng cần được tổ chức gọn nhẹ với học sinh là trung tâm, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh. Sau khai giảng, các trường cần duy trì nề nếp hát Quốc ca trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, lễ kỷ niệm, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng… Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện hát Quốc ca trong không khí trang nghiêm, đúng lời, đúng giai điệu.
Đối với cấp học Mầm non, các nhà trường tổ chức khai giảng theo hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo với nội dung phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm tạo ấn tượng tốt, đảm bảo an toàn, sức khỏe của trẻ và bảo vệ môi trường trong ngày đầu tiên của năm học mới. Thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Thời gian bắt đầu đón trẻ và tổ chức do Phòng GD&ĐT thống nhất, chỉ đạo cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với trẻ em.
Sau khi kết thúc Lễ khai giảng, các trường học, cơ sở giáo dục tổ chức sinh hoạt đầu năm học. Thời gian từ 8h45 đến 9h30 ngày 5/9. Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, điều kiện của đơn vị và đặc thù riêng của từng cấp học, ngành học, các trường học, cơ sở giáo dục chủ động tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04