Những chính sách mới về Đất đai có hiệu lực trong tháng 7

Chính sách về thu hồi đất, bồi thường tái định cư; các quy định về Luật đất đai mới; gia hạn về tiến độ sử dụng đất; tăng thời hạn giao đất...

Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định mới, Nhà nước sẽ hỗ trợ nhằm giúp ổn định đời sống và sản xuất khi thu hồi đất.

Đối với cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi từ 30 đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở) hoặc 12 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở); trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.

Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng, thời gian hỗ trợ là 12 tháng (nếu không phải di chuyển chỗ ở); 24 tháng (nếu phải di chuyển chỗ ở) hoặc tối đa 36 tháng (nếu phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn).

Mức hỗ trợ trong thời gian nêu trên được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong một tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương. Riêng đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất, mức hỗ trợ ổn định sản xuất được tính bằng tiền, cao nhất bằng 30%/ năm thu nhập sau thuế theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó.

Nội dung trên quy định tại nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 và thay thế Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004.

Đất thuộc loại đất nào thì áp dụng khung giá đất của loại đó

Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ tại đô thị có khả năng sinh lợi cao, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 30% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất; trường hợp quy định mức giá đất cao hơn 30% phải báo cáo Bộ TNMT xem xét, quyết định.

Đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư, trong địa giới hành chính phường thì căn cứ vào thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh được quy định mức giá đất cao hơn nhưng không quá 50% so với mức giá tối đa của cùng loại đất trong khung giá đất.

Bảng giá đất được điều chỉnh trong trường hợp Chính phủ điều chỉnh khung giá đất mà mức giá đất điều chỉnh tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất của loại đất tương tự; hoặc khi giá đất phổ biến trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất trong bảng giá đất trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên. Nghị định 44/2014/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Được gia hạn đối với tiến độ sử dụng đất

Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về thời điểm tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm như sau: Theo đó, đối với dự án đầu tư không đưa đất vào sử dụng trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì cho phép chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng tính từ tháng thứ 13 kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa.

Trường hợp dự án đầu tư chậm tiến độ sử dụng đất 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa thì thời điểm để tính gia hạn sử dụng đất 24 tháng được tính từ tháng thứ 25 kể từ thời điểm kết thúc việc đầu tư xây dựng. Quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Tăng thời hạn giao đất nông nghiệp

Từ ngày 1/7, thời hạn cho thuê đất; giao đất, công nhận quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được tăng lên 50 năm thay vì 20 năm như quy định hiện hành. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp còn lại vẫn giữ nguyên ở mức tối đa 70 năm đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm; 99 năm đối với thuê đất xây trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao và 70 năm đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính.

Bên cạnh đó, Luật cũng cho phép nhà đầu tư được tiếp tục chậm sử dụng đất thêm 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn, nếu đất vẫn chưa được đưa vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp bất khả kháng.

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

Và các chính sách khác cũng có hiệu lực trong tháng 7:

Đại biểu Quốc hội phải tiếp công dân khi có yêu cầu

Ngày 15/05/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 759/2014/UBTVQH13 quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Theo đó, từ ngày 1/7, trường hợp công dân yêu cầu gặp đại biểu Quốc hội để trình bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì đại biểu Quốc hội có trách nhiệm sắp xếp thời gian tiếp công dân; trường hợp chưa thể tiếp công dân được thì đại biểu Quốc hội yêu cầu Văn phòng phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội cử người nhận đơn hoặc hẹn tiếp công dân vào thời gian thích hợp.Việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội được thực hiện tại trụ sở tiếp công dân tỉnh hoặc nơi do Đoàn đại biểu Quốc hội bố trí.

Đại biểu Quốc hội phải thực hiện việc tiếp công dân theo lịch đã được công bố; trường hợp không thể tham gia tiếp công dân theo lịch, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo với Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để điều chỉnh lịch; đồng thời dự kiến thời gian cụ thể thực hiện việc tiếp công dân.

Bán hàng đa cấp phải có vốn tối thiểu 10 tỷ đồng

Đây là nội dung mới quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bàn hàng đa cấp (BHĐC). Theo đó, nghiêm cấm các doanh nghiệp BHĐC yêu cầu người tham gia bán hàng phải đặt cọc, đóng tiền hoặc mua hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được tham gia mạng lưới BHĐC. Cấm cho người tham gia BHĐC nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia BHĐC; yêu cầu người tham gia phải tuyển dụng thêm người mới. Cấm BHĐC theo mô hình kim tự tháp và cản trở người ban hàng trả lại hàng hóa. Cấm người tham gia BHĐC lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc hoặc ép buộc ngưới tham gia BHĐC.

Nghị định cũng quy định DN đăng ký BHĐC phải có vốn pháp định là 10 tỷ đồng. DN phải ký quỹ một khoản tiền bằng 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 5 tỷ đồng tại ngân hàng. Việc ký quỹ là nhằm đảm bảo quyền lợi đối với người tham gia BHĐC khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động. Quy định có hiệu lực từ ngày 1-7.

Thêm đối tượng được hỗ trợ tiền khi nghỉ phép về thăm gia đình

Từ ngày 1/7, những người ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên làm việc ở miền xuôi được thủ trưởng đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán thì được thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền phụ cấp đi đường (quy định hiện hành chỉ gồm cán bộ, công chức là người miền xuôi công tác ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo). Thông tư 57/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập quy định.

Quy định mới cũng sửa đổi quy định về điều kiện thanh toán tiền phương tiện, tiền phụ cấp đi đường khi nghỉ phép hàng năm: cán bộ, công chức có thể thỏa thuận với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần và chỉ được thanh toán một lần tiền nghỉ phép năm; thay vì nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó như quy định trước đây.

DN kinh doanh vận tải biển phải có vốn tối thiểu 5 tỷ đồng

Từ 1/7, điều kiện được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển bao gồm: Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải biển; DN kinh doanh vận tải biển phải có bộ phận chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, an ninh, hoạt động khai thác. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách lĩnh vực khai thác tàu biển phải có bằng đại học về một trong các chuyên ngành hàng hải, ngoại thương, thương mại hoặc kinh tế và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực khai thác tàu biển tối thiểu 03 năm. Ngoài ra, DN kinh doanh vận tải biển phải có vốn hoặc tài sản khác tối thiểu tương đương 20 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển quốc tế và 05 tỷ đồng nếu kinh doanh vận tải biển nội địa.

Cảnh sát cơ động được quyền huy động phương tiện của cá nhân

Ngoài việc không được lạm dụng, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động để gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Pháp lệnh còn nghiêm cấm tổ chức, điều động, sử dụng cảnh sát cơ động trái với quy định của pháp luật; chống lại hoặc cản trở cảnh sát cơ động thi hành công vụ; giả danh cảnh sát cơ động; sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, trang phục, phù hiệu, Giấy chứng nhận của cảnh sát cơ động và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến cảnh sát cơ động.

Ngoài ra, Pháp lệnh cho phép cảnh sát cơ động được quyền huy động người, phương tiện của cá nhân, tổ chức trong tình thế cấp thiết xử lý các tình huống bạo loạn vũ trang, bắt cóc con tin, trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí hoặc để đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp cứu người bị nạn.

Đây là quy định tại Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/UBTVQH13 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 23/12/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7.

Theo Pháp Luật TP.HCM

 

Nên xem

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ thị xã Sơn Tây lần thứ II năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 26/5, tại Sân vận động thị xã Sơn Tây, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thị xã phối hợp với Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao Sơn Tây tổ chức Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây lần thứ II, năm 2024. Sau hàng chục trận thi đấu sôi nổi, chiếc cúp Vàng của giải đã thuộc về đội bóng đến từ Công an thị xã Sơn Tây.
300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

300 thanh niên công nhân được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân do Thành đoàn Hà Nội phối hợp với LĐLĐ Thành phố tổ chức, 300 thanh niên công nhân đã được tư vấn, khám bệnh với các gói khám chữa bệnh chuyên sâu: Khám tổng quát, xét nghiệm máu, chụp X-quang... Tại chương trình, thanh niên công nhân đã được các bác sĩ tư vấn cụ thể, hướng dẫn các phương pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

Đồng Nai: Bổ sung thêm 4 khu đất vào danh sách đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Đây là giải pháp nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tạo nguồn lực để phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

Thi đua là động lực quan trọng khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo

(LĐTĐ) Thi đua là động lực quan trọng để khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là tăng năng suất lao động, giảm hàng lỗi hàng hỏng, cải tiến mẫu mã, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, khẳng định sự sáng tạo, đổi mới về nội dung, hình thức trong hoạt động của tổ chức Công đoàn.
Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

Xây dựng cơ chế đặc thù sẽ giúp Y tế Thủ đô phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Trong kết luận 80-KL/TW về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Bộ Chính trị yêu cầu gắn việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường với không gian đô thị, kết hợp với các ngành, lĩnh vực đang là thế mạnh, có xu hướng phát triển tốt như thương mại điện tử, du lịch, dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao…

Tin khác

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

Lãnh đạo, người dân Nghệ An tin tưởng Hà Nội sẽ phát triển xứng đáng trái tim của cả nước

(LĐTĐ) Hà Nội là Thủ đô - trái tim của đất nước, nên Thủ đô mạnh thì đất nước mạnh. Người dân cả nước luôn quan tâm, theo dõi sự phát triển của Thủ đô. Đó là những chia sẻ của lãnh đạo và người dân Nghệ An về tầm nhìn phát triển Hà Nội theo Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị.
Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

Thủ tướng gửi thư khen 4 người cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa gửi thư khen hành động dũng cảm cứu nạn nhân mắc kẹt trong đám cháy ở phố Trung Kính, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.
Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị khoa học, cách mạng thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trải qua 94 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Kể từ khi ra đời đến nay (tính từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản tháng 2/1848), chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại, vận động và phát triển và vẫn là thế giới quan khoa học, là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề nghị tiếp tục giảm thuế, phí để kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp

(LĐTĐ) Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh kiến nghị cần tiếp tục các chính sách nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa, xem xét tiếp tục giảm một số giá trị thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp...
Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

Thực hiện Nghị quyết 43: Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động chỉ đạt 56% kế hoạch

(LĐTĐ) Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 43, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 56% kế hoạch, phải chuyển nguồn để thực hiện chính sách khác.
Xem thêm
Phiên bản di động