Những bộ phim về người lính cứu hỏa thôi thúc ước mơ trong tôi
Để mỗi người dân là một người lính cứu hỏa Nghề nguy hiểm nhưng đầy tự hào |
Hiện thực hóa ước mơ
Thượng úy Lê Văn Linh - cán bộ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH - Công an thành phố Hà Nội) là một trong những cá nhân có thành tích xuất sắc được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an, được vinh danh trong chương trình “Ánh dương trong màn đêm”. Chương trình do Bộ Công an phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức tối 28/9.
Khác với những gì mọi người hay nhìn thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, nụ cười thân thiện luôn thường trực trên gương mặt sáng của Thượng úy Lê Văn Linh. Anh chia sẻ về lý do anh chọn cho mình trở thành một người lính cứu hỏa.
Đó thực sự là ước mơ tưởng như viển vông từ thuở thiếu thời. Từ bé, tôi đã rất mê những bộ phim siêu nhân và muốn mình sẽ trở thành anh hùng cứu được nhiều người nhất có thể. Đặc biệt những bộ phim về người lính cứu hỏa, khi người ta chạy ra thì lính cứu hỏa chạy vào, đã tác động đến tâm lý, thôi thúc ước mơ trong tôi”, Thượng úy Lê Văn Linh chia sẻ.
Nụ cười thân thiện luôn thường trực trên gương mặt sáng của Thượng úy Lê Văn Linh |
Không từ bỏ ước mơ, anh đã vào học trường Trung cấp Cảnh sát PCCC và CNCH. Tốt nghiệp năm 2013, anh lính trẻ Lê Văn Linh về nhận nhiệm vụ tại Đội Cảnh sát PCCC quận Cầu Giấy. Do có thể lực tốt, năm 2015 anh được luân chuyển về Đội cứu nạn, cứu hộ, thuộc Phòng Cảnh sát PCCC và CNCHH - Công an thành phố Hà Nội.
Năm 2018, theo mô hình tổ chức bộ máy mới, anh trở thành “lính chiến” của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông. Công việc của anh và đồng đội là tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các vụ tai nạn, sự cố trên sông. Đó có thể là các tình huống cháy nổ, các vụ nhảy cầu, đuối nước hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm tang vật vụ án khi được cấp trên điều động...
Hơn 10 năm tuổi quân, Thượng úy Lê Văn Linh chẳng nhớ nổi mình đã tham gia bao nhiêu vụ cứu nạn, cứu hộ. Nhưng đáng nhớ nhất đến giờ vẫn là lần anh nhận nhiệm vụ dò tìm tang vật vụ án giết người phi tang vào năm 2015. "Theo yêu cầu của nhiệm vụ, thứ chúng tôi phải tìm kiếm là cánh tay của nạn nhân".
Những thợ lặn của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông |
Theo lời khai của đối tượng gây án, hắn đã ném cánh tay của nạn nhân xuống sông Hồng. Chúng tôi được cơ quan điều tra hỗ trợ bằng cách thả một chiếc chân giò xuống để xác định vị trí. Lần tìm nhiều ngày, cánh tay vẫn không tìm thấy. Đến lúc tưởng chừng như vô vọng, chúng tôi nhận được thông tin, nghi can đã khai không đúng sự thật. Khi ấy anh em đùa với nhau rằng "như mò kim đáy bể", Thượng úy Lê Văn Linh nhớ lại.
Thượng úy Linh cho biết thêm, trong mỗi vụ án truy tìm tang vật, nếu nghi can khai chính xác, những người lính rất dễ dàng để tìm ra. Điển hình như vụ việc Công an quận Hai Bà Trưng đề nghị Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông, hỗ trợ tìm kiếm tang vật nhiều năm về trước. Chỉ 30 phút sau khi xác định đúng vị trí, Thượng úy Lê Văn Linh và đồng đội đã tìm được khẩu súng dưới đáy sông Hồng để bàn giao cho cơ quan điều tra...
Trong những câu chuyện của mình, Thượng úy Lê Văn Linh luôn cho rằng, niềm vui của người lính cứu nạn, cứu hộ chính là sự bình yên của mỗi người dân. Từ năm 2018 đến nay, anh và các đồng đội đã tiếp nhận, tham gia 160 vụ cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, trực tiếp đến hiện trường tổ chức cứu nạn, cứu hộ là 154 sự cố, tai nạn. Kết quả cứu được 20 người mắc kẹt dưới sông, hồ, ao lên bờ an toàn, tìm thấy 53 thi thể, 1 tang vật vụ án bàn giao cho các lực lượng chức năng giải quyết.
Thượng úy Lê Văn Linh cùng đồng đội đã triển khai hàng trăm vụ cứu nạn, cứu hộ, người gặp tai nạn trên sông |
Điển hình như, khoảng 3h52 ngày 18/7, đơn vị nhận lệnh tới cứu nạn, cứu hộ người gặp tai nạn tại cầu Long Biên. Thượng úy Lê Văn Linh cùng đồng đội đã triển khai phương tiện chuyên dụng di chuyển đến vị trí xảy ra sự cố. Đến hiện trường, các anh phối hợp với Công an phường và người báo tin để xác định vị trí rồi nhanh chóng triển khai nhanh công tác tìm kiếm nạn nhân.
Cuối cùng tổ công tác đã tìm thấy 1 người đang cố bám vào đèn phao tín hiệu trên mặt nước trong tình trạng hạ thân nhiệt vì lạnh. Các chiến sĩ cứu nạn nhân lên cano, dùng chăn ủ ấm rồi đưa vào Trạm điều tiết giao thông, bàn giao cho Công an phường Ngọc Lâm và lực lượng y tế hỗ trợ. Chỉ đến khi sức khỏe và tinh thần nạn nhân đã ổn định thì những người lính cứu nạn mới lặng lẽ ra về...
Hạnh phúc ấy không có gì so sánh được
Trung tá Tạ Tiến Đạt, Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông cho biết, Thượng úy Lê Văn Linh được đào tạo bài bản, đã tham gia nhiều khóa tập huấn của Nhật về cứu nạn. Bản thân anh cũng là báo cáo viên đi tuyên truyền tại các đơn vị về công tác cứu nạn.
“Là một chiến sĩ trẻ, Thượng úy Lê Văn Linh chưa bao giờ từ nan bất cứ nhiệm vụ nào. Nghề cứu nạn trên sông của chúng tôi môi trường làm việc hết sức nguy hiểm. Rất nhiều vụ chúng tôi phải lặn xuống lòng sông khi tầm nhìn bằng 0, di chuyển chỉ bằng cách dò dẫm hoặc nắm vào dây. Trong khi đó, dưới lòng sông lại khá nhiều cạm bẫy, từ chai thủy tinh đến lưới câu hay sự trơn trượt, chỉ một chút bất cẩn cũng gây nguy hiểm cho cán bộ, chiến sĩ", Chỉ huy Đội Cảnh sát PPCCC và CNCH cho hay.
Đội Cảnh sát PCCC và CNCH tham gia các hội thi |
Ngoài nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên sông, Thượng úy Lê Văn Linh còn có nhiều sáng kiến trong công tác tham mưu. Anh đã tham mưu tổ chức điều tra cơ bản về ao, hồ, sông, suối, về lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ dưới nước của các Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc công an các quận, huyện, thị xã và các lực lượng khác (như cơ sở, phương tiện hoạt động trên sông và ven sông, cư dân thuyền chài…) để chủ động tham mưu cấp trên huy động lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu; tham mưu tổ chức các phương án diễn tập cứu nạn, cứu hộ trên sông quy mô lớn…
Thượng úy Lê Văn Linh tâm sự rằng, chúng tôi, những người lính PCCC và CNCH vẫn luôn nhắc nhau có một nghề vẫn mong là thất nghiệp, người lính chẳng màng đến huân chương, danh vọng. Mất mát, hy sinh của đồng đội và các thế hệ đi trước, thôi thúc chúng tôi phải làm sao khi nhận được tin có người gặp nạn chúng tôi phải tới kịp thời và giữ được tính mạng cho họ. Hạnh phúc ấy không có gì so sánh được.
Nhà báo Dương Hiệp có viết trên trang cá nhân về người lính PCCC và CNCH như sau: Có một nghề vẫn mong là thất nghiệp/Thức trọn đêm canh giấc ngủ bình yên/Có người lính chẳng màng đến huân chương/Trái tim hồng trong ngôi nhà rực lửa...
Có lẽ, chính những trái tim hồng trong chiếc áo xanh và sự nhiệt huyết của Thượng úy Lê Văn Linh và đồng đội đã giúp người lính PCCC và CNCH vượt qua khó khăn, nguy hiểm để mang đến sự bình yên cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu
Gương sáng 10/11/2024 20:28
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Gương sáng 08/11/2024 18:25
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo
Gương sáng 06/11/2024 19:04
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10