Nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế huyện Mê Linh giai đoạn 2015- 2020

(LĐTĐ) Với sự chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, sự phối hợp, giúp đỡ của các quận, huyện bạn, quyết tâm cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Mê Linh, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ X đã đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là lĩnh vực kinh tế.
Đồng chí Đỗ Đình Hồng được bầu giữ chức Bí thư Huyện ủy Mê Linh
Tận dụng các nguồn lực đưa Mê Linh thành đô thị dịch vụ phía Tây Bắc Thủ đô
Phiên giao dịch việc làm huyện Mê Linh năm 2020: Đa dạng vị trí với mức lương hấp dẫn

Trong giai đoạn 2015 -2020, kinh tế huyện Mê Linh tiếp tục ổn định và phát triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Có được kết quả trên là nhờ vào sự lãnh đạo thực hiện đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các chủ trương, chính sách của Trung ương, Thành phố và huyện Mê Linh về phát triển kinh tế.

Những năm qua, sản xuất công nghiệp huyện Mê Linh đạt mức tăng trưởng khá, xây dựng cơ bản được huyện tăng cường đầu tư có hiệu quả. Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân hằng năm của huyện đạt hơn 21.000 tỷ đồng, tăng 8,4% chiếm tỷ trọng 88,9%.

nhieu thanh tuu trong phat trien kinh te huyen me linh
Nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế huyện Mê Linh giai đoạn 2015- 2020.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tạo bước đột phá trong xây dựng hạ tầng đô thị, trong đó, có 390 dự án được triển khai trên tất cả các lĩnh vực với tổng mức đầu tư 2.533 tỷ đồng. Cụ thể, lĩnh vực giao thông được đầu tư 1.071 tỷ đồng, 100% các trục đường chính, đường liên xã, liên thôn được cứng hóa, lĩnh vực thủy lợi 61 tỷ đồng; lĩnh vực giáo dục đào tạo 680 tỷ đồng…

Đến nay nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư, trong đó có một số công trình trọng điểm như: nâng cấp, cải tạo tuyến đường 35; xây dựng tuyến đường từ khu Trung tâm hành chính Huyện đi thị trấn Chi Đông; nâng cấp tuyến đường Chi Đông – Kim Hoa, đường 35 đi Võ Văn Kiệt; xây dựng tuyến đường trục Trung tâm đô thị mới Mê Linh…

Huyện ủy Mê Linh đã chủ động làm việc với các chủ đầu tư, các cơ quan Thành phố để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đô thị theo quy hoạch. Đồng thời, báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội sớm giải quyết vướng mắc thuộc thẩm quyền Thành phố và thu hồi dự án chậm triển khai, để đất hoang hóa, không có khả năng thực hiện.

Lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch của huyện tiếp tục được duy trì và phát triển. Tổng giá trị sản xuất các ngành thương mại, dịch vụ hằng năm bình quân đạt 1.095 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân hằng năm đạt 8, 8 % (mức bình quân chung của Thành phố 7,12%); toàn huyện có 1.598 doanh nghiệp dịch vụ, thương mại và 3.109 hộ cá thể kinh doanh dịch vụ, thương mại đã đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân.

Dịch vụ viễn thông, thông tin phát triển đã đáp ứng đa dạng hóa các nhu cầu ngày càng cao của người dân. Công tác phát triển lưới điện được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt; hoạt động cấp nước sạch đạt kết quả tốt, tỷ lệ dân cư được cung cấp nước sạch đạt 100% (vượt 40% Nghị quyết Đại hội). Công tác quản lý thị trường cũng được Huyện ủy đẩy mạnh, việc kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả, gian lận thương mại và an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện có hiệu quả.

Lĩnh vực du lịch của huyện ngày càng được quan tâm, phát triển. Đặc biệt, huyện Mê Linh đã tổ chức tốt các lễ hội gắn với quảng bá du lịch; quan tâm tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, nâng cấp, cải tạo xây dựng hạ tầng di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Hai Bà Trưng, Chùa Trung Hậu, Đình Hạ Lôi. Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với du lịch sinh thái trải nghiệm; xây dựng điểm đến tham quan Nhà máy bia Hà Nội – Mê Linh thu hút khách đến tham quan ngày một tăng.

Cùng đó, hoạt động của các ngành tài chính, ngân hàng, tín dụng trong nhiệm kỳ 2015- 2020 cũng có nhiều tiến bộ. Các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn hoạt động có hiệu quả, nhất là các hoạt động cho vay phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.

Không chỉ có ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển, tình hình xuất nông nghiệp của huyện cũng được duy trì ổn định. Trong nhiệm kỳ 2025-2020, sản xuất nông nghiệp từng bước được phát triển theo hướng hàng hóa, hiệu quả bền vững và có giá trị kinh tế cao.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.624 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2015 (đạt chỉ tiêu Đại hội). Công tác dồn điền, đổi thửa, xây dựng các vùng chuyên canh được triển khai có hiệu quả; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản tập trung tiếp tục phát triển, số gia trại tăng lên từ 90 lên 250 trại; giá trị ngành chăn nuôi đạt 493 tỷ đồng, tăng bình quân 0,6%/ năm, chiếm tỷ trọng 27% giá trị sản xuất nông nghiệp; tổng đàn gia súc, gia cầm giữ mức ổn định so với năm 2015.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích sản xuất lúa (còn khoảng 5.000 ha), tăng diện tích trồng cây có giá trị kinh tế cao như: cây hoa ổn định trên 500 ha, cây rau màu trên 2.000 ha. Chuyển đổi một số vùng trũng sang phát triển trang trại tổng hợp VAC, nuôi trồng thủy sản; toàn huyện có 337 hộ được chấp thuận chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng và 73 hộ được phê duyệt phương án chuyển đổi.

Việc chuyển đổi cơ cấu bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực như: Khai thác tối đa nguồn nhân lực từ đất; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, từ đó ổn định cuộc sống cho người dân địa phương.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Xem thêm
Phiên bản di động