Nhiều thai nhi được chữa bệnh từ trong bụng mẹ
Yêu cầu chăm sóc, xử trí cho phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng “Giải cứu” thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ Kỹ thuật truyền ối: Tăng cơ hội cứu sống thai nhi từ trong bụng mẹ |
Đây là những thông tin được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông trong điều trị hội chứng truyền máu song thai và hội chứng dải xơ buồng ối, do Bệnh viện tổ chức vào ngày 25/9.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh cùng bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Sim thực hiện một ca can thiệp bào thai trong buồng tử cung. |
Theo Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh can thiệp bào thai là kỹ thuật hiện đại nhất trong sản khoa hiện nay. Với quan điểm thai nhi cũng là bệnh nhân, các bác sĩ dùng kỹ thuật này can thiệp những cơ quan của bào thai, thậm chí cả não, tim, màng phổi, để chữa bệnh cho trẻ. Ở Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện công lập đầu tiên tiếp cận và thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp bào thai trong buồng tử cung vào cuối năm 2019.
Cụ thể, vào 12/2019, sản phụ Lộc Thị Hường (23 tuổi, quê Nghệ An) là trường hợp đầu tiên sinh con sau khi được mổ can thiệp y học bào thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đến nay, 20 sản phụ (gồm 16 ca ở miền Bắc, 3 ca ở miền Trung và 1 ca tại miền Nam) đã sinh con khỏe mạnh, 20 sản phụ khác sau can thiệp đang chờ ngày sinh.
"Không có ca nào được can thiệp gặp biến chứng trong suốt thai kỳ. Các ca sinh đều mẹ tròn con vuông, khỏe mạnh. Nhiều thai nhi chỉ nặng vài trăm gram đã được các bác sĩ chăm sóc khỏe mạnh, không gặp vấn đề về sức khỏe", Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh thông tin.
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, có nhiều bệnh lý của thai nhi không thể chờ em bé sinh ra để xử lý mà phải can thiệp từ hơn 20 tuần. Trong số các ca được can thiệp tại Bệnh viện, chủ yếu là thai nhi từ 17 đến 26 tuần khi thai chỉ nặng vài gram. Nếu không can thiệp để sửa chữa tổn thương, em bé sẽ tử vong.
Việc triển khai thành công kỹ thuật can thiệp bào thai sẽ mở ra một trang mới trong sản khoa. “Các bác sĩ không ngồi thụ động chờ đợi diễn biến bào thai trong tử cung trước đây rồi chờ sản phụ sinh con mới can thiệp cho thai nhi mà giờ đây, chúng ta chủ động coi thai nhi là bệnh nhân. Các bác sĩ phải chữa bệnh cho bệnh nhân đó khi có bệnh”- Phó Giáo sư Nguyễn Duy Ánh phân tích.
Với kỹ thuật hiện đại, nếu phát hiện sớm các dị tật và bất thường của thai nhi, các nhân viên y tế có thể cứu chữa được các bệnh lý phức tạp, nguy hiểm với tỷ lệ thành công tới 90%, hạn chế các ca tử vong đáng tiếc, giúp trẻ sinh ra không còn bị dị tật, phát triển bình thường. Kỹ thuật này đã được triển khai thành công can thiệp cho sản phụ bị thiếu ối, đa ối, sản phụ gặp hội chứng truyền máu song thai.
Riêng đối với hội chứng truyền máu song thai, lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, nếu như trước đây, khi Bệnh viện chưa thực hiện được kỹ thuật laser quang đông thì những thai nhi có hội chứng truyền máu song thai sẽ có nguy cơ tử vong cao. Bởi các em bé khi đã mắc hội chứng này sinh ra sẽ bị dị tật rất nặng, thiểu năng trí tuệ; hoặc chết lưu trong tử cung người mẹ. Nhưng giờ nhờ có kỹ thuật này, đã mở ra cánh cửa cứu sống những trường hợp mắc hội chứng truyền máu song thai.
Khó khăn nhất trong kỹ thuật can thiệp bào thai trong buồng tử cung là phải can thiệp chuẩn để không dẫn tới sẩy thai và sinh non. "Đây là kỹ thuật mới, can thiệp rất nhạy cảm và khó khăn. Việc động chạm vào buồng tử cung sẽ ảnh hưởng tới thai nhi và tâm lý sản phụ. Về phía đồng nghiệp, khó khăn nhất là khi tuyến dưới chuyển đến chúng tôi, một nửa số ca trong tình trạng quá muộn", Phó giáo sư Nguyễn Duy Ánh cho biết.
Bởi vậy, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, trong tương lai, ông rất mong muốn Việt Nam có Hội Y học bào thai là địa chỉ để phối hợp với các cơ sở cùng triển khai kỹ thuật này khi đủ điều kiện, giúp cho bệnh nhân được can thiệp kịp thời, cứu sống bào thai ngay từ trong bụng mẹ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00