Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

(LĐTĐ) Chiều 17/11, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội thảo "Phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học", nhằm nhận diện thách thức và tìm giải pháp khả thi cho vấn đề cấp bách này.
Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường Thủ đô theo nguyên tắc phát triển bền vững Trải nghiệm để học sinh yêu lịch sử, bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là một quá trình bền bỉ, đòi hỏi phương pháp nhận diện kịp thời, có giải pháp và định hướng để kiểm soát, đặc biệt là trước áp lực của tăng trưởng và tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Quang cảnh Hội thảo.

Cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim nêu rõ, chủ đề hội thảo là mối quan tâm, là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Chủ trương, định hướng của Đảng đã được thể chế hóa bằng hành lang chính sách, pháp luật và cụ thể hóa bằng các hành động quyết liệt, đồng bộ trong suốt thời gian qua. Nhận thức về vai trò vđất nước ngày càng sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, Phó Tổng Biên tập Lê Thanh Kim xác nhận, công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta vẫn đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức. Tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp, một số nơi, khu vực vẫn ở mức đáng báo động. Nguy cơ này nếu không có giải pháp để kiểm soát, xử lý kịp thời sẽ tác động lớn đến mục tiêu phát triển bền vững.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Lê Thanh Kim phát biểu.

Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí cho rằng, phát triển kinh tế, xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học là yêu cầu rất cần thiết và mang tính lâu dài. Đây cũng là xu thế chung, buộc chúng ta phải thực hiện để hướng tới phát triển bền vững, cụ thể hóa mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị quyết số 36-NQ/TW và hệ thống các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các địa phương, bộ ngành với nhiều quan điểm tư tưởng tiến bộ, nội dung đổi mới… Về khung khổ chiến lược, chính sách cơ bản đã đầy đủ, vấn đề là việc tổ chức thực hiện và triển khai trong thực tế.

Đồng tình với ý kiến trên, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhấn mạnh, phát triển đồng bộ, cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường cần có sự tham gia của tất cả các bên. Vai trò này rất quan trọng, phải đi trước. Đơn cử, nhìn ở góc độ doanh nghiệp, vấn đề môi trường có tác động trực tiếp đến giảm năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cần làm là phải rất nhanh, quyết liệt, khẩn trương, nhanh chóng hoàn thiện toàn bộ nhiệm vụ về thể chế.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu.

Trước thực tế đó, để hài hoà giữa mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và đảm bảo môi trường, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, tất cả những dự án trước khi hoàn thành phải có công cụ kiểm soát, đảm bảo sàng lọc đạt quy chuẩn các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Cùng với đó, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, hoàn thiện thêm chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe để bảo đảm tính tuân thủ pháp luật về môi trường.

TS. Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và phát triển cũng đề nghị các địa phương cần có nghị quyết, kế hoạch cụ thể để thực hiện, ban hành quy trình - vấn đề quan trọng để bảo đảm vấn đề môi trường đặt trong tổng thể chung.

Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân

“Muốn phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, thì vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân vô cùng quan trọng”. Đó là khẳng định GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Ông khẳng định, Quốc hội luôn thực hiện tốt vai trò giám sát trong các dự án liên quan đến vấn đề môi trường. Từ đó, là cơ sở định hướng cho Chính phủ, các cơ quan hữu quan thực hiện, nhiều dự án không bảo đảm yếu tố về bảo vệ môi trường, bảo đảm đa dạng sinh học đã bị dừng triển khai.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh phát biểu.

Cũng nhấn mạnh đến vai trò giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho biết, tại Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024 tổ chức sáng nay (17/11), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu tiếp tục đổi mới, nâng cao hiêu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội, các đoàn đại biểu quốc hội, các vị đại biểu quốc hội, các ủy ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp… Đặc biệt quan tâm, tập trung việc giám sát vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. “Công khai kết quả giám sát như thế nào để tạo ra sự chuyển biển thực sự trong xã hội cũng như các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ môi trường”.

Ông Thi cho biết, thực tế qua tập hợp kiến nghị của các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã có 34 kiến nghị và vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Nghị định 08 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; hay một số kiến nghị về vướng mắc, bất cập khi triển khai thực hiện Thông tư 02 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường mới ban hành năm 2022.

Ông Thi cũng nêu con số: Cả nước còn 27/293 khu công nghiệp đang hoạt động mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, và đặc biệt ở một số đô thị lớn, tính đến tháng 9/2023. Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp thứ sáu mới đây, vấn đề ô nhiễm môi trường lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Sài Gòn, Đồng Nai… cũng được các đại biểu đề nghị làm rõ.

Nhận diện thách thức và định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi phát biểu.

Bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học cần đặt vai trò, sự tham gia của toàn xã hội một cách có trách nhiệm hơn. Vì vậy, GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh đề nghị cần có cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy vai trò của cộng đồng, vận động người dân tham gia sâu, rộng vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường. Thúc đẩy thực hiện việc giám sát nhân dân với công tác bảo đảm nhiệm vụ, quy định về bảo vệ môi trường… GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh cho rằng, khi thực hiện được các mục tiêu này sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Quốc hội đề ra.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

(LĐTĐ) Chiều ngày 29/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đã có cuộc gặp gỡ báo chí và chứng kiến lễ ký kết các văn bản hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị của hai nước.
Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

(LĐTĐ) Dự báo trong thời gian tới, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia chưa giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất và phạm vi hoạt động, đòi hỏi hai bên phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống ma túy.
Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023

(LĐTĐ) Sáng nay (29/11), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023.
70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

(LĐTĐ) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập trên cơ sở thống nhất 3 lực lượng, gồm: Bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

(LĐTĐ) Tại quận Hoàng Mai và Nam Từ Liêm, ngày 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Thanh tra Thành phố.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã chủ trì buổi tiếp Đoàn đại biểu Huyện Chanthabuly (Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) do đồng chí Duangta Soulivong, Bí thư Huyện ủy, Huyện trưởng làm trưởng đoàn tới chào xã giao.
Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

Thông qua Nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư công trình giao thông đường bộ

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, chiều 28/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, với 464/467 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,93%).
Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

(LĐTĐ) Ngày 28/11, tại huyện Đông Anh và quận Hoàng Mai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có Công văn số 5899/BTTT-KHTC gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Xem thêm
Phiên bản di động