Nguồn dược liệu quý trong nước chưa được phát triển xứng tầm

Đó chính là một trong những thông tin được đưa ra tại buổi tọa đàm “Phát triển dược liệu bền vững” do Bộ Y tế phối hợp với Báo Nhân dân tổ chức sáng ngày 8.6 tại Hà Nội.
nguon duoc lieu quy trong nuoc chua duoc phat trien xung tam Thị trường dược liệu y học cổ truyền đang thả nổi
nguon duoc lieu quy trong nuoc chua duoc phat trien xung tam 80% dược liệu ở phố Lãn Ông mập mờ nguồn gốc
nguon duoc lieu quy trong nuoc chua duoc phat trien xung tam Đua nhau khai thác cây dược liệu bán cho thương lái Trung Quốc

Theo báo cáo của Cục Quản lý Y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), trong số hơn 12.000 loài thực vật ở Việt Nam, có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc; trong đó, có nhiều loài dược liệu quý về cả công dụng chữa bệnh và giá trị về kinh tế. Cây thuốc được phân bố rộng khắp trên cả nước, tập trung nhiều nhất vẫn là nơi có địa bàn núi cao, nơi tập trung nhiều quần thể rừng (khu vực miền núi phía Bắc, phía tây các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng...). Tổng sản lượng dược liệu trồng hàng năm ước tính khoảng 5.000 tấn.

Các báo cáo tại buổi tọa đàm nêu rõ: Nguồn dược liệu trong nước chưa được đầu tư phát triển; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược liệu còn thiếu nên hoạt động kinh doanh, sản xuất dược liệu vẫn dựa theo các qui định về quản lý thuốc tân dược; hệ thống Trung tâm kiểm nghiệm chất lượng dược liệu chưa được đầu tư thích đáng. Việc thu mua dược liệu trong nước chủ yếu tập trung thông qua các thương lái; một số ít theo đơn đặt hàng của các nhà máy sản xuất dược liệu... Công tác quản lý khai thác dược liệu còn lỏng lẻo; các dược liệu quý hiếm đang bị khai thác bừa bãi và chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu...

Hiện tại, chưa có qui định về kê khai giá đối với mặt hàng dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Vì vậy, cả nhà cung cấp và cơ sở y tế đều bị động về nguồn cung do mặt hàng phụ thuộc nhiều vào thời vụ và phụ thuộc phần lớn vào nguồn nhập khẩu. Mặt khác, giá dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền biến động rất nhiều theo thời vụ và thị trường dẫn tới tình trạng giá trúng thầu dược liệu, vị thuốc tại các tỉnh, thành phố chênh lệch nhau nhiều.

Trình bầy tại buổi Tọa đàm về những khó khăn và kiến nghị trong việc duy trì, phát triển sâm Ngọc Linh, một nguồn dược liệu quý, ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND Huyện Nam Trà My cho biết, cây sâm Ngọc Linh là loại dược phẩm quý hiếm, được xếp vào một trong 04 cây sâm quý nhất trên Thế giới, ngang hàng với sâm Hàn Quốc, sâm Trung Quốc, sâm Mỹ, sâm của Nhật. Sâm Ngọc Linh được Chính phủ chủ trương đưa thành 03 sản phẩm dược liệu Quốc gia.

Theo ông Bửu, cây sâm Ngọc Linh hiện đang phân bố chủ yếu ở huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam và huyện Tu Mơ Rông của tỉnh Kon Tum. Sâm Ngọc Linh chưa trở thành sản phẩm đặt trưng của Việt Nam trong suy nghĩ của người Việt. Cơ chế, chính của Trung ương cũng như địa phươn để thu hút sự đầu tư của các công ty, doanh nghiệp chưa đủ mạnh; Công tác nghiên cứu khoa học về phát triển cây sâm còn ít, sản phẩm làm ra để phục vụ cho con người, cạnh tranh chưa có trên thị trường thế giới, nguồn kinh phí đầu tư chưa xứng tầm với tiềm năng đặc hữu của cây sâm Ngọc Linh.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Vũ Khánh - Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược học cổ truyền cho biết: Hiện nay, phần lớn dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, mỗi tuần khoảng 300-400 tấn dược liệu thông quan qua cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn. Dược liệu ở Trung Quốc có 2 dạng cung cấp: nông sản và dược liệu trồng và thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Những dược liệu ở dạng nông sản không đảm bảo chất lượng để làm thuốc thì có giá rất rẻ so với các loại dược liệu trồng và thu hái tự nhiên theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên, phần lớn các dược liệu nhập khẩu vào Việt Nam là những dược liệu ở dạng nông sản nên ảnh hưởng lớn đến vấn đề an ninh dược liệu và ảnh hưởng xấu đến việc trồng, thu hái dược liệu tại Việt Nam.

“Từ tháng 3.2016 đến nay, Cục Quản lý Y, dược cổ truyền đã xét duyệt cấp Giấy phép nhập khẩu dược liệu cho 10 doanh nghiệp nhập khẩu dược liệu nhập khẩu qua 7 nhà cung cấp từ phía Trung Quốc. Cục hạn chế nhập khẩu các dược liệu đã trồng được ở trong nước nhằm khuyến khích các đơn vị thu mua nguồn dược liệu trong nước; đồng thời khuyến khích các đơn vị chủ động tìm và sử dụng nguồn dược liệu nuôi trồng và sản xuất trong nước” – Ông Khánh cho biết thêm.

nguon duoc lieu quy trong nuoc chua duoc phat trien xung tam
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị

Trước thực trạng trên, Cục Quản lý Y, dược cổ truyền đề xuất: Để củng cố hệ thống cung ứng dược liệu, cần xây dựng cơ chế chính sách kinh tế hỗ trợ cho dược liệu sản xuất trong nước (bao gồm: dược liệu trồng trog nước, dược liệu khai thác hợp pháp, dược liệu khai tác kết hợp bảo tồn bền vững...).

Đồng thời, ngành y tế tăng cường kiểm tra các dược liệu được nhập vào Việt Nam, trong đó qui định dược liệu nhập khẩu về Việt Nam phải chứng  minh được nguồn gốc, xuất xứ, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của từng đợt nhập dược liệu; tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức theo nhiều loại hình (chính quy, đào tạo liên tục, đào tạo liên thông, đào tạo cử tuyển với các vùng đặc biệt khó khăn) nhằm đáp ứng đủ số lượng và chất lượng cán bộ y học cổ truyền.

Bộ Y tế sẽ tăng cường xây dựng, ban hành tiêu chuẩn dược liệu sau chế biến; đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ sinh học trong việc tạo giống dược liệu chất lượng cao; hiện đại hóa hệ thống kiểm nghiệm dược liệu, thuốc từ dược liệu từ trung ương đến địa phương. Ngành y tế sẽ nâng cấp cơ sở hạ tầng các viện, bệnh viện y học cổ truyền trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Trang Thu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

Chung kết cuộc thi hoa hậu Quốc gia Việt Nam sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại Hòa Bình

(LĐTĐ) Ngày 8/5 tại Hà Nội, Công ty Sen Vàng tổ chức họp báo công bố lịch trình cuộc thi Hoa hậu Quốc gia Việt Nam.
Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 9/5 có thể giảm sâu hơn 1.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Dựa trên diễn biến giá xăng dầu thế giới tuần qua, các chuyên gia kinh tế nhận định, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (9/5), có thể giảm sâu với mức hơn 1.000 đồng/lít. Theo đó, giá xăng có thể trở về mốc 23.000 đồng/lít.
Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

Tìm lời giải bài toán ứng phó thiếu nước cho 190 hecta nho Ninh Thuận

(LĐTĐ) “Bài toán khó khăn về nước cung cấp cho 190 hecta cánh đồng nho, khả năng sẽ được giải quyết sau năm 2024”. Đó là thông tin từ ông Trần Hữu Nhân - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

167 nhân viên y tế giỏi ngành Y tế được biểu dương khen thưởng

(LĐTĐ) Chiều nay (8/5) Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; Biểu dương công nhân, lao động giỏi ngành Y tế và trao giải Cuộc thi online “Tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm” lần thứ nhất.
Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

Phát triển hoạt động công chứng theo định hướng xã hội hóa

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên họp lần thứ 22 để thẩm tra dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và đề nghị của Chính phủ về bổ sung dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 6 và 7/5/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

Đoàn đại biểu LHCĐ thành phố Seoul thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm, làm việc tại Thủ đô Hà Nội, chiều 8/5, Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang làm trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại Công ty TNHH Doo Jung Việt Nam, thuộc Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Tin khác

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Xem thêm
Phiên bản di động