Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Thông điệp mùa Xuân Hà Nội đón vận hội mới với tâm thế mới Đón vận hội mới

Việt Nam đã đi được chặng đường gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Nhìn lại thời gian qua, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định: “Với tất cả sự khiêm tốn, có thể nói rằng chưa bao giờ đất nước có được cơ đồ như ngày hôm nay”. Thành tựu của gần 4 thập kỷ đổi mới chính là đất nước thoát nghèo, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình; từ thế bị bao vây cấm vận, giờ Việt Nam có mối quan hệ với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức lớn trên thế giới; trong đó có 6 quốc gia hàng đầu thế giới trở thành Đối tác chiến lược toàn diện, thế và lực của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định, nâng cao. Từ đất nước có hạ tầng thấp kém đến nay kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại…

Khơi nguồn lực đón vận hội mới
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII giữa nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nhìn lại chặng đường phát triển đã qua, chúng ta chủ yếu dựa vào hai trụ cột chính: Tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản) và vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức gia công cho các đối tác. Do đó, giá trị gia tăng, chất xám trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế chưa nhiều. Đây chính là một trong những nguyên nhân chúng ta chưa thể tiến lên công nghiệp hóa - hiện đại hóa như dự kiến đặt ra từ các kỳ Đại hội Đảng X, XI…

Thực hiện khát vọng “hóa rồng”, hay nói ngắn gọn là đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao”.

Để biến mục tiêu thành hiện thực trong một thế giới đầy biến động, khi cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; công nghệ phát triển và thay đổi hàng ngày, buộc chúng ta phải xác định phương hướng và đường đi phù hợp. Chắc chắn phát triển đất nước trong giai đoạn mới, chúng ta không thể dựa theo mô hình cũ (tài nguyên, gia công cho đối tác) mà phải dựa trên nền kinh tế tri thức. Muốn vậy, phải thực hiện chiến lược “đi tắt đỡ chặng đường dài”, khơi mọi nguồn lực đón vận hội mới đưa đất nước tiến lên.

Vậy nguồn lực đó là gì? Về tài nguyên cần khai thác, sử dụng một cách hợp lý, dựa trên khai thác giá trị gia tăng nhiều hơn phần khai thác thô. Về nguồn lực tài chính, bên cạnh hoàn thiện để các thị trường vốn, thị trường tài chính, tiền tệ, chứng khoán, bất động sản phát triển lành mạnh, cần khai thông “nguồn lực” tài chính trong dân để nhằm “khơi” nguồn vốn chảy vào nền kinh tế. Đặc biệt, sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, đi kèm đó nhiều tập đoàn, công ty lớn cam kết đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn (những lĩnh vực quyết định “sức khỏe” của bất kỳ quốc gia nào trong tương lai), đòi hỏi yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao càng trở nên quan trọng. Nếu chúng ta không khơi thông nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng với những đổi thay trong cuộc đua mới thì cơ hội đến cũng sẽ trôi đi. Vì vậy, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất.

Với Thủ đô Hà Nội, hòa chung vào những thành tựu phát triển của đất nước, năm 2023, Thành phố cũng chứng kiến những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng bằng cách làm sáng tạo, năng động, kết thúc năm 2023, Hà Nội thu được kết quả toàn diện, thậm chí chưa từng có. Minh chứng sinh động nhất, lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt trên 410 nghìn tỷ đồng. Kết cấu hạ tầng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo hướng hiện đại, kết nối, lan tỏa…

Đặc biệt, năm 2023, Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định bàn giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý. Đây chính là một trong những yếu tố cần để Hà Nội tận dụng cơ hội, khai thác tiềm năng cho phát triển kinh tế trong kỷ nguyên số. Nếu như những khu công nghiệp - chế xuất hiện có của Thủ đô đã làm tốt “sứ mệnh” góp phần phát triển kinh tế và sẽ còn thể hiện sứ mệnh đó trong tương lai, thì Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ mang “sứ mệnh” đặc biệt hơn, không chỉ là một trong những trục tăng trưởng kinh tế của Thành phố, mà còn mang tính chất “dẫn dắt” cho xu thế phát triển mới. Với hạ tầng sẵn có, với quy mô về diện tích rất lớn, chắc chắn tới đây, Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ là mảnh đất cho các “đại bàng” lớn trên thế giới cũng như tập đoàn lớn của Việt Nam đến “làm tổ”. Những thương hiệu công nghệ tân tiến, những sản phẩm chất bán dẫn mang thương hiệu “Made in Vietnam”, “Make in Vietnam” sẽ có xuất xứ từ đây. Giá trị gia tăng từ kinh tế tri thức dựa trên hàm lượng chất xám, công nghệ cao sẽ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GRDP của Thành phố.

Đón chào năm mới Giáp Thìn 2024, năm bản lề chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVIII, Đại hội XIV của Đảng, tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta sẽ tiếp tục khơi thông mọi nguồn lực để đón vận hội mới cho mùa Xuân đất nước và Thủ đô.

Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động