Người lao động nên tránh tình trạng chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già
Chỉ để giải quyết nhu cầu trước mắt
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài, nhiều lao động nghỉ việc, mất việc nên đã lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội một lần. Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số người lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có xu hướng gia tăng qua các năm (giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 9%). Đáng lo ngại, trong 3 tháng đầu năm 2021, số lượng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng nhanh.
Cụ thể: Cả nước có 226.503 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng hơn 20,5% so với cùng kỳ năm 2020. Một số địa phương bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 có số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao như: Khánh Hoà, Quảng Nam, Đà Nẵng…
Người lao động đăng ký nhận bảo hiểm xã hội một lần tại Cơ quan Bảo hiểm xã hội. Ảnh: B.D |
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do tác động của dịch bệnh Covid-19, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến nhiều lao động phải nghỉ việc. Đến nay, người lao động đã nghỉ việc đủ 12 tháng nên làm thủ tục đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần với mong muốn có một khoản tiền để trang trải cuộc sống hiện tại.
Song song đó, còn do một bộ phận nhỏ người lao động vẫn còn quan niệm “trẻ cậy cha, già cậy con”, chưa hình thành thói quen lúc trẻ đóng bảo hiểm xã hội để khi về già có lương hưu, không phải phụ thuộc vào con cháu.
Số liệu thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho thấy, giai đoạn 2016-2019, người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ tuổi và tập trung ở khu vực ngoài Nhà nước: Độ tuổi có số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất là từ 26-29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần (bao gồm cả trường hợp đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,5 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019.
Phân tích theo thời gian nghỉ chờ hưởng lương hưu cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là những người lao động sau 1 năm nghỉ việc không đóng bảo hiểm xã hội (trung bình chiếm khoảng 97%).
Nhiều thiệt thòi cho người lao động
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần chỉ mang lại cho người lao động lợi ích trước mắt nhưng người lao động đã không lường hết được những nguy cơ sẽ đánh mất nhiều quyền lợi lâu dài của bản thân. Bởi, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, khoản tiền đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội là của để dành quý giá của chính bản thân người lao động, nó không mất đi mà ngược lại, được cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý và đầu tư tăng trưởng. Trong trường hợp, với những khó khăn trước mắt (do mất việc làm, giảm sút thu nhập gây nên), người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (mọi người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đều được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, với các mức hỗ trợ 10%-25%-30% theo mức đóng, tính trên chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn với 3 nhóm đối tượng khác nhau). |
Trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội hằng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Như vậy, nếu lĩnh bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014.
Chia sẻ lo lắng trước tình trạng gia tăng số người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần trong 3 tháng đầu năm 2021, ông Đỗ Ngọc Thọ - Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Khi người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ thiệt thòi rất nhiều, bởi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Đến khi về già, không được hưởng lương hưu, phải sống phụ thuộc vào con, cháu và xã hội.
“Nếu không may bị bệnh, không có thẻ bảo hiểm y tế, họ còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh, nằm viện thời gian dài, có thể phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội”, ông Đỗ Ngọc Thọ phân tích.
Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng nhấn mạnh, việc nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động. Do đó, người lao động không nên vì cái lợi trước mắt mà bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già. Nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Bên cạnh đó, thân nhân của người lao động không được hưởng chế độ tử tuất khi không may người lao động qua đời. Bởi nếu được hưởng lương hưu, khi không may qua đời, người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng người hưởng lương hưu qua đời và thân nhân được hưởng chế độ trợ cấp tử tuất hằng tháng hoặc một lần...
“Để đảm bảo quyền lợi lâu dài cho người lao động, Công đoàn các cấp cần phối hợp với Bảo hiểm xã hội các địa phương chú trọng thông tin, truyền thông rộng rãi tới người lao động về tính ưu việt, lợi ích lâu dài khi tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tới người lao động. Khuyến nghị người lao động cần cân nhắc kỹ, không nên quyết định hưởng bảo hiểm xã hội một lần mà nên bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, để có điều kiện tự đảm bảo cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cho bản thân khi về già, hết tuổi lao động”, ông Đỗ Ngọc Thọ đề nghị. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Đối tượng nào phải tập huấn nghiệp vụ, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy từ 16/12/2024?
Khởi tố 8 bị can liên quan đến Dự án hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57
Tăng cơ hội được hưởng lương hưu của người tham gia bảo hiểm xã hội
Chính sách 29/09/2024 10:34