Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng đột biến

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, nếu như hằng năm có khoảng 600 - 700 ngàn người đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, thì năm nay, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm đã có 391 ngàn người đăng ký hưởng chế độ, với số tiền chi trả là 14.774 tỷ đồng (tăng 5% về số người, và tăng 18% về số tiền hưởng so với cùng kỳ năm 2019). Đây là những ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid -19 đến tình hình việc làm, đời sống và tham gia chính sách của người lao động trên cả nước.
Kiến nghị cho lao động nghỉ việc, giãn việc vì Covid vẫn được đóng bảo hiểm y tế bắt buộc
Giải đáp thắc mắc về chế độ lương, bảo hiểm xã hội có hiệu lực từ 1/1/2021

Thông tin về tình hình tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội 6 tháng đầu năm 2020, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII diễn ra từ 3-4/7 tại Hà Nội, ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Dưới tác động của tình hình Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tình hình lao động, việc làm bị ảnh hưởng khá nặng nề.

1409 bao hiem xa hoi 67
Người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội

Ông Ánh dẫn chứng, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ thất nghiệp trong Quý II/2020 trên cả nước là 2,51%, tỷ lệ thất nghiệp người lao động trong độ tuổi là 2,73%. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp trên cả nước là 2,26%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước là 1,99%; tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,47%. Còn theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ước tính đến hết Quý II/2020, số người thất nghiệp tăng lên khoảng 1,5 triệu người, tăng thêm khoảng 200 ngàn người so với Quý I/2020.

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ngay sau khi dịch bệnh xảy ra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp các bên liên quan, trong đó các đơn vị có điều tra khảo sát được tất cả các doanh nghiệp. Theo đó, trong số 16 triệu đối tượng ngành đang phục vụ, tính đến ngày 24/6/2020 đã có 1.701.449 người trong diện các đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp báo giảm và chốt sổ bảo hiểm xã hội. Trong đó, lĩnh vực về sản xuất may mặc, da giầy là 594,4 ngàn người; lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản là 108,7 ngàn người; lĩnh vực về vận tải, hàng không đường bộ, đường thủy 56 ngàn người; lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, du lịch và 150 ngàn người; lĩnh vực văn hóa, thể thao là 69,6 ngàn người và các lĩnh vực khác là trên 700 ngàn người.

“Như vậy, tính đến 24/6, trong tổng số 16 triệu đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội ngành đang phục vụ, đã giảm đi 1,7 triệu người - đây là con số tương đối lớn”, ông Đào Việt Ánh cho biết.

Thông tin về số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hiện nay, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, theo thống kê, hiện cả nước có khoảng 15,8 triệu người tham gia, trong đó, số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc giảm 0,35% so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên, nếu so với cuối năm 2019, giảm 604 ngàn người. “Như vậy, hiện nay chúng ta chưa đạt được số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của năm 2019”, ông Ánh thông tin.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều công nhân, lao động bị mất việc làm, lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Lợi dụng tình hình này, một số đối tượng đã rao mua sổ bảo hiểm xã hội của công nhân, người lao động gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi lâu dài của công nhân lao động.

Trước tình hình này, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố đã kịp thời chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường nắm bắt thông tin và tuyên truyền cho công nhân, người lao động không cầm cố, thế chấp, mua bán sổ bảo hiểm xã hội; hạn chế lĩnh bảo hiểm xã hội một lần để có thể nhận lương hưu khi hết tuổi lao động. Đặc biệt, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố cũng chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức chăm lo tại chỗ cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, không để trường hợp người lao động cầm cố, thế chấp và mua bán sổ bảo hiểm xã hội.

Về số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hiện số người tham gia trên cả nước khoảng 13,4 triệu người, tăng 0,51% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng giảm khoảng 700 ngàn người so với năm 2019. Về số người tham gia bảo hiểm bảo hiểm y tế, hiện nay có 85,5 triệu người, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm 2019, song giảm 517.000 người so với cuối năm 2019.

“Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế 6 tháng đầu năm tăng không đáng kể so với năm 2019, nhưng giảm sâu so với cuối năm 2019, khoảng 600-700 ngàn người, tương đương khoảng 6%; trong đó ảnh hưởng nặng nhất và nhiều nhất là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), và khối này được dự báo là sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới”, ông Đào Việt Ánh cho hay.

Thông tin thêm về tình hình chi trả chế độ bảo hiểm xã hội một lần, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, hàng năm có khoảng 600-700 ngàn người đăng ký hưởng chế độ một lần, tuy nhiên, năm nay, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm đã có 391 ngàn người đăng ký hưởng chế độ với số tiền chi trả là 14.774 tỷ đồng. Như vậy, số người đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đã tăng 5%, và tăng 18% về số tiền hưởng so với cùng kỳ năm 2019. Ông Ánh cũng cho biết thêm, trong 1,7 triệu người các đơn vị, doanh nghiệp đã báo giảm 6 tháng đầu năm, đã có 1,1 triệu người chốt sổ, trong số này, sẽ có người tiếp tục tham gia tại các đơn vị khác, nhưng cũng có những người sẽ sử dụng số sổ đã chốt này để 1 năm sau nhận chế độ, điều này cho thấy số lượng người nhận bảo hiểm xã hội một lần tăng gấp đôi so với hàng năm.

Về số người hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong 6 tháng đầu năm, số người đăng ký giải quyết chế độ hưởng mới là 430 ngàn người, đây cũng là mức tăng tương đối cao so với cùng kỳ so năm 2019, ước tăng khoảng 17% về số người (trong khi hằng năm chỉ tăng 5-6%) và tăng 26% về tiền.
Trước những biến động trên, ông Đào Việt Ánh cho biết, ngành Bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục theo dõi biến động, để có sự tham mưu, đề xuất điều chỉnh chính sách kịp thời, đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay sẽ kết thúc vào ngày 1/5. Trong khi đó, theo quy định hiện hành, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bắt đầu từ ngày 2 của tháng. Vì vậy, dự kiến lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2024 sẽ được chi trả từ ngày 2/5.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

Công đoàn HANDICO: Nghiêm túc triển khai Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Lãnh đạo Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) đề nghị các cấp Công đoàn Tổng Công ty nghiêm túc hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực, trong đó có 8 hoạt động quan trọng.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

Lan tỏa cuộc thi ảnh “Duyên dáng áo dài nữ CNVCLĐ quận Đống Đa” năm 2024

(LĐTĐ) Sau gần nửa tháng triển khai, cuộc thi ảnh tập thể “Duyên dáng áo dài nữ công nhân, viên chức, lao động quận Đống Đa”, lần thứ 2 năm 2024, đã thu hút sự tham gia của 146 Công đoàn cơ sở với trên 300 bức ảnh dự thi.
Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về sự ra đời của “Tuyến lửa” đường Trường Sơn huyền thoại

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024). Dự lễ khai mạc có Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đào Xuân Dũng.
CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

(LĐTĐ) Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Tin khác

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

Hà Nội thống nhất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐTBXH thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

Đề xuất người tham gia bảo hiểm tự nguyện được hưởng thêm hai chế độ

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất bổ sung chế độ trợ cấp thai sản khi sinh con và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện.
Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

Thí điểm chi trả lương hưu qua tài khoản từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dự kiến trong tháng 5/2024, sẽ cùng với Bộ Công an triển khai thí điểm chi trả các chế độ bảo hiểm tại 5 tỉnh, thành phố gồm: Nam Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Sóc Trăng, trước khi nhân rộng trên phạm vi toàn quốc…
Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp khi cải cách tiền lương

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương sẽ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công; thay đổi mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT).
Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Xem thêm
Phiên bản di động