Giảm thiểu số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cần “cú hích” từ chính sách

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Số người lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong giai đoạn 2016-2020 đang có xu hướng gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11%. Điều này đang đặt ra thách thức đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, cũng như hoàn thành mục tiêu về mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới.
Triển khai đăng ký giao dịch điện tử cho cá nhân chưa có chứng minh thư, căn cước công dân Tham gia bảo hiểm bắt buộc, được hưởng chế độ thai sản thế nào? Trường hợp nào được nghỉ hưu trước tuổi tối đa 5 năm?

Số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng

Tại Hội thảo khoa học “Bảo hiểm xã hội một lần ở Việt Nam - Thực tiễn và những vấn đề đặt ra” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức cuối tuần qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, xét về độ tuổi: Số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần giai đoạn 2016-2019 có sự dịch chuyển về độ tuổi.

Cụ thể: Độ tuổi có số người nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhiều nhất là từ 26 đến 29 tuổi và bình quân tuổi nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần (bao gồm cả nghỉ bảo hiểm xã hội một lần do đến tuổi về hưu nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) tăng dần từ 32,55 tuổi năm 2016 lên 33,3 tuổi năm 2019.

Giảm thiểu số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Cần “cú hích” từ chính sách
Người lao động làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần tại Bảo hiểm xã hội quận Long Biên (Hà Nội). Ảnh: B.D

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần đồng nghĩa với việc gia tăng số người rời khỏi hệ thống, gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu bao phủ bảo hiểm xã hội toàn dân theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Đặc biệt, đối với người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng, việc lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần, các quyền lợi của người lao động sẽ bị hạn chế hơn so với hưởng lương hưu hàng tháng.

Cụ thể, có 5 điểm hạn chế, đó là: Người lao động sẽ không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội; không được Quỹ Bảo hiểm xã hội trả kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế khi hết tuổi lao động và các quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; khi người lao động qua đời thì người lo mai táng không được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tử tuất hằng tháng hoặc một lần; mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần chỉ 1,5 tháng hoặc 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng theo quy định thấp hơn mức người lao động và người sử dụng lao động đóng (2,64 tháng lương);

Người tham gia bảo hiểm xã hội, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế trong khi người hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được hưởng chế độ này.

Như vậy, khi người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần, sẽ thiệt thòi khi chưa đến tuổi nghỉ hưu đã tiêu hết tiền dưỡng già. Để đến khi về già, không được hưởng hưu trí, họ phải phụ thuộc vào con, cháu và xã hội; nếu không may bị bệnh, không có thẻ bảo hiểm y tế còn phải đối mặt với nguy cơ không chi trả nổi chi phí khám, chữa bệnh chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài, từ đó phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình và xã hội.

Cần tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ các chính sách

Phân tích về nguyên nhân khiến gia tăng số người lao động đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc người lao động chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Trước tiên, phải kể đến điều kiện thu nhập, đời sống của người lao động hiện nay còn quá khó khăn. Qua điều tra, khảo sát của Tổng Liên đoàn về tiền lương, thu nhập của người lao động hàng năm cho thấy, hầu hết người lao động có thu nhập vừa đủ hoặc phải hết sức tằn tiện, phải làm thêm giờ mới có thể đủ trang trải cuộc sống, “ráo mồ hôi là hết tiền” (chỉ có khoảng trên 15% người lao động làm việc có tích lũy).

“Cuộc sống quá khó khăn, nên khi phải nghỉ việc, hầu hết người lao động buộc phải lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần để có một khoản tiền lo cho sinh hoạt trước mắt. Đây là sự lựa chọn mà không phải người lao động nào cũng mong muốn.”, ông Quảng cho biết.

Bên cạnh đó, ông Quảng cũng cho rằng: “Hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay của nước ta chưa thực sự hấp dẫn, chưa linh hoạt nên chưa thu hút được đông đảo người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động muốn hưởng chế độ hưu trí phải có ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đảm bảo tuổi đời theo quy định; trong khi tuổi đời của số đông người lao động khi nghỉ việc còn trẻ. Họ không thể chờ đợi đóng đủ 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về hưởng bảo hiểm xã hội một lần khá dễ dàng cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người lao động xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng”.

Do đó, ông Lê Đình Quảng cho rằng, để đảm bảo an sinh xã hội lâu dài theo quy định tại Hiến pháp, khắc phục những tồn tại của chính sách về hưởng bảo hiểm xã hội một lần, đồng thời tạo tính hấp dẫn để người lao động chủ động tham gia và gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm xã hội, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Hệ thống bảo hiểm xã hội phải được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”;

Tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí; giảm điều kiện thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng chế độ hưu trí; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững; sửa đổi các quy định về mức đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để đạt mục tiêu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội; hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi bảo hiểm xã hội…

Đồng tình với quan điểm trên, ông Trần Hải Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng, để giảm thiểu việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Nhà nước cần thực hiện những giải pháp tổng thể mang tính vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động.

Chỉ khi người lao động có thu nhập ổn định, có đủ nguồn lực tài chính để trang trải các chi phí trong sinh hoạt và có tích lũy thì khi đó sẽ nâng cao khả năng tiết kiệm, tham gia đóng góp để thụ hưởng khi về già.

Bên cạnh đó, cần từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, như: Tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu thông qua việc sớm thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới 10 năm; hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo hướng đa dạng, linh hoạt (bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn, tăng cường chính sách hỗ trợ tiền đóng từ ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội khác…), qua đó góp phần tăng thêm cơ hội cho những người lao động sau khi bị mất việc làm, không có cơ hội để trở lại với khu vực lao động chính thức, vẫn có thể tiếp tục tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu thay vì hưởng bảo hiểm xã hội một lần./.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu

(LĐTĐ) Theo lịch thi đấu, trận bán kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Singapore sẽ diễn ra vào ngày 26/12 trên sân khách. Điều đáng tiếc trong trận đấu này tiền đạo Văn Toàn không thể thi đấu.
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh vào chiều ngày 22/12, với cả vàng nhẫn và vàng miếng đều đạt ngưỡng 84,4 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, xu hướng tăng vẫn tiếp tục chi phối giá vàng trong tuần này.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 23/12, trời có mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, ngày nắng.
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam

Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa thông báo đợt tuyển chọn lao động đầu tiên đi làm việc tại Australia trong ngành Nông nghiệp.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà

(LĐTĐ) Tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ có đề cập tới nhiệm vụ của Hà Nội trong việc cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn. Nhằm hiện thực hoá mục tiêu này, ngay trong năm 2024 Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố, đảm bảo chỗ ở cho người dân, góp phần hạ nhiệt giá chung cư.

Tin khác

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều người lao động gửi thư về báo Lao động Thủ đô bày tỏ băn khoăn: Trong trường hợp công ty còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được giải quyết chế độ như thế nào, có được hưởng lương hưu ngay không?
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?

(LĐTĐ) Anh Trần Văn Hưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) hỏi: Bố tôi đã nghỉ hưu được 1 năm, nhưng do đơn vị nơi bố tôi làm chưa đóng đủ bảo hiểm xã hội (BHXH) nên chưa được lĩnh lương hưu. Vậy, chúng tôi cần làm thế nào để được hưởng lương hưu?
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Chị Nguyễn Thị Lành (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) hỏi: Hằng tháng, công ty đều trích thu nhập của tôi để đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xin hỏi, làm sao để biết công ty có đóng tiền về cơ quan Bảo hiểm xã hội hay không, hay đang nợ tiền của người lao động?
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng

(LĐTĐ) Chị Trần Tuyết Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) hỏi: Công ty tôi mới thành lập và tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) ở Hà Nội. Xin hỏi thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng đối với doanh nghiệp được quy định cụ thể như thế nào?
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?

(LĐTĐ) Bạn đọc có email lienhontb12xx@gmail.com hỏi: Công ty nơi tôi đang làm việc nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 1 năm nay nên thẻ BHYT của tôi không sử dụng được. Vậy, tôi muốn tham gia BHYT tự nguyện có được không?
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/11/2024 (lấy ngày 5/12/2024), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?

(LĐTĐ) Bạn đọc có địa chỉ email: ngoanle…@gmail.com hỏi: Tôi đang mang thai và dự kiến sinh vào tháng 4/2025. Hiện tại, vì tình hình khó khăn nên công ty nơi tôi làm đang nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH) của toàn thể nhân viên kể từ tháng 7/2024 đến nay. Vậy, cơ quan BHXH có nhận riêng hồ sơ thai sản của tôi và giải quyết cho tôi hay phải đến khi doanh nghiệp hoàn tất các khoản nợ bảo hiểm của toàn công ty?
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025 quy định, công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ thời gian đóng để hưởng lương hưu (15 năm), và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội (70 - 75 tuổi), thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính từ tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu.
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia

Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia

(LĐTĐ) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) có nhiều điểm mới, mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng, mang lại lợi ích và thuận lợi cho người tham gia.
Xem thêm
Phiên bản di động