Người lan tỏa hạnh phúc trong trường học

Nhắc đến cô giáo Vũ Hoài Nhi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Khai B, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), rất nhiều đồng nghiệp đều nghĩ ngay đến hình ảnh người lãnh đạo tận tụy với công việc, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng tự học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo và lấy kết quả công việc làm đầu.
Gương sáng phụ nữ Thủ đô Tấm gương sáng của nhiều thế hệ học trò

Truyền lửa cảm hứng, sáng tạo

Gần 30 năm công tác trong ngành Giáo dục, cô giáo Vũ Hoài Nhi luôn là tấm gương về sự tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức, rèn luyện năng lực chuyên môn. Trong những năm tháng trực tiếp là giáo viên giảng dạy, cô luôn tiên phong trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh, ghi nhận những thành tích rất đáng tự hào. Khi là cán bộ quản lý, cô lại tiếp tục một hành trình mới cùng tập thể nhà trường vượt qua khó khăn, thách thức, đưa chất lượng giáo dục của nhà trường từng bước đi lên.

Người lan tỏa hạnh phúc trong trường học
Cô giáo Vũ Hoài Nhi trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 5, năm học 2020-2021.

Là người “chị cả” trong trường, bản thân cô luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc có lợi cho học sinh và nhà trường. Cô luôn nghiêm túc chấp hành và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên tu dưỡng phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, giáo viên học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để ngày càng vững vàng hơn trên bục giảng. Bên cạnh đó, cô cũng luôn coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết trong tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, luôn có ý thức xây dựng mối đoàn kết nội bộ trong cơ quan, quan hệ với đồng nghiệp, nhân dân và học sinh đúng mực, hoà nhã; xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

Điều đáng ghi nhận ở cô là dù có bề dày kinh nghiệm nhưng cô vẫn luôn có tinh thần tự nghiên cứu, học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu vị trí công tác, nhiệm vụ được giao. Đồng thời bám sát mọi chỉ đạo, điều hành hoạt động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương nhằm phát huy hiệu quả cao nhất.

Dưới sự dẫn dắt của cô giáo Vũ Hoài Nhi, những năm học gần đây, Trường Tiểu học Minh Khai B nổi bật lên là một trong những điểm sáng của giáo dục Tiểu học quận Bắc Từ Liêm nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Thay đổi để học trò được hạnh phúc hơn

Theo cô giáo Vũ Hoài Nhi, để trường học thực sự là “nơi ước đến, chốn mong về” thì không gian, cảnh quan trường học đóng vai trò rất quan trọng. Nó thể hiện một phần nền nếp của nhà trường, tạo cảm xúc và thu hút sự sáng tạo của học sinh. Do đó, những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy và học, làm sao để có được một cảnh quan đẹp, một môi trường giúp học sinh thỏa sức sáng tạo là bao trăn trở đối với cô. Tuy nhiên, làm được việc này rất khó bởi xung quanh trường có nhiều ô đất góc cạnh, ẩm thấp cùng những bức tường lâu năm rêu mốc rất khó cải tạo, trong khi nguồn tài chính của trường lại hạn chế.

Người lan tỏa hạnh phúc trong trường học
Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. (Ảnh chụp thời điểm an toàn về dịch Covid-19).

Bắt đầu từ việc nghiên cứu, rà soát kỹ nội dung chương trình các môn học cũng như yêu cầu về hoạt động giáo dục trong nhà trường, cô đã nảy ra ý tưởng cải tiến các ô đất ẩm thấp thành khu đồi cỏ xanh, có cây ăn quả và hoa, đồng thời biến bức tường rêu mốc thành khu vườn treo và các bức tranh nổi về biển đảo Việt Nam để học sinh có thêm chỗ vui chơi, học tập, sáng tạo. Đưa ý tưởng ra trước Chi bộ, Hội đồng Sư phạm, cô nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cùng sự ủng hộ của đông đảo phụ huynh học sinh. Đó là những góp ý của các tổ chuyên môn về việc tìm kiếm vật liệu để làm tranh, ý kiến của phụ huynh về việc sử dụng sơn loại nào để bức tranh thêm bền...

Với sự chung tay, sẻ chia của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, những khu đất trũng ẩm thấp nhanh chóng được dọn dẹp, quy hoạch thành đồi cỏ xanh với vườn cây ăn quả và hoa nở quanh năm. Những thanh gỗ dát giường bỏ đi đã được cải tiến thành hàng rào treo cây cảnh với nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp mắt.

Những chiếc chậu nhựa cũ được các thầy cô thu gom về cọ rửa, sơn sáng bóng và trở thành những chậu cảnh mang lại không gian xanh cho khu vườn treo. Còn bức tường rêu mốc giờ đây là bản đồ Việt Nam với các đảo và quần đảo được tạo hình từ những viên sỏi nhiều màu sắc. Những con thuyền vươn sóng ra khơi, nhà giàn DK1, giàn khoan dầu khí được dựng lên từ những chiếc que tính, mẩu dây điện; Hòn Trống Mái - viên ngọc quý của Vịnh Hạ Long được bàn tay khéo léo của các thầy cô giáo tạo ra từ các nắp chai.

“Khu đồi cỏ xanh và bức tường tranh biển đảo là nơi học sinh tha hồ vui chơi, đọc sách, lấy lại năng lượng sau những giờ học căng thẳng. Đặc biệt, đây là nơi tổ chức các tiết học trải nghiệm thú vị. Giờ Mỹ thuật, học sinh được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng về những chiến sĩ cảnh sát biển, về những con tàu đầy ắp cá của ngư dân bám biển bảo vệ quê hương. Những bức tranh cảnh biển đã chắp cánh cho những áng văn hay trong tiết học Tập làm văn; tạo cảm xúc cho giờ học Tiếng Anh và là nguồn tư liệu sống động để các em khám phá vai trò của biển, đảo trong tiết học Địa lý.

Bên bức tranh biển đảo, được nghe cô giáo giới thiệu cuốn sách “Nơi đầu sóng”, học sinh đã thực sự bị hút hồn bởi như được chứng kiến những cơn mưa biển, hồi còi tàu, đêm biển đầy sao và đặc biệt là những câu chuyện cảm động về người lính đảo. Và cứ thế tình yêu quê hương, đất nước; lòng tự hào dân tộc và ý thức về chủ quyền biển đảo cứ thấm sâu và lớn dần lên trong trái tim mỗi học sinh” - cô giáo Vũ Hoài Nhi chia sẻ.

Từ những ý tuởng giản dị nhưng ý nghĩa độc đáo của cô giáo Vũ Hoài Nhi không chỉ tiết kiệm kinh phí cho nhà trường mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực cho người sử dụng. Nó là cầu nối gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường với các lực lượng khác, tạo cơ hội để giáo viên và học sinh được trải nghiệm, sáng tạo. Khung cảnh nhà trường giờ đây đã thực sự thay đổi, “thay đổi để học trò được hạnh phúc hơn”.

Theo Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân, những sáng tạo của cô giáo Vũ Hoài Nhi có sự tìm tòi, phù hợp với thực tiễn và có thể nhân rộng đến nhiều trường học khác. Với những cống hiến của mình, cô xứng đáng là một trong 40 nhà giáo Hà Nội được nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 5, năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức...

Có thể nói, hình ảnh người giáo viên tận tụy với nghề, hết lòng vì sự nghiệp “trồng người” như cô giáo Vũ Hoài Nhi đã và đang làm sáng đẹp thêm hình ảnh người giáo viên nhân dân trong thời đại mới, góp phần đưa chất lượng giáo dục nói chung ngày càng hoàn thiện và phát triển./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Hưng Yên sẽ thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước

Với việc các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như một số trường đại học lớn của Việt Nam mong muốn tỉnh Hưng Yên dành quỹ đất để phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo, tương lai không xa sẽ biến tỉnh này thành một trong những trung tâm đào tạo lớn của cả nước.
Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 286.000 thí sinh đã đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 21/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ghi nhận có 285.631 thí sinh đã đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT đến 17h ngày 28/4

Từ hôm nay (21/4) đến 17h ngày 28/4, các thí sinh chính thức đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025.
Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và trao giải cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VII.
Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Ngày 20/4, Lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII đã diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, ngày 19/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong kỷ nguyên kinh tế số”.
Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Khởi nghiệp sáng tạo - Động lực đột phá cho giáo dục đại học

Chiều 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp đột phá thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của học sinh từ các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm”.
Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo bắt nhịp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Tiếp tục chuỗi chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức, ngày 19/4, chương trình thứ tư đã được tổ chức tại Trường Trung học phổ thông (THPT) Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, Hà Nội) thu hút hơn 2.000 học sinh Hà Nội được đối thoại, tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp trước mùa tuyển sinh đại học năm 2025.
Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Gần 957.000 thí sinh đã thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Tính đến 17h ngày 18/4 - ngày cuối cùng của đợt thử đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 - cả nước có 956.905 thí sinh đã thử đăng ký dự thi trực tuyến.
Xem thêm
Phiên bản di động