Người giữ “hồn tên” cho phố Lò Rèn

Vào một ngày cuối năm, đi qua phố Lò Rèn chợt thấy ánh lửa đỏ rực khiến cho hơi ấm bất chợt lan tỏa khắp con phố. Những bông hoa lửa bắn lên từ bễ lò rèn khiến ta có cảm giác trở về mấy chục năm về trước, những đốm lửa hồng của một thời gợi nhớ quê hương.
nguoi giu hon ten cho pho lo ren Người thợ rèn “giữ lửa” cho bễ lò giữa lòng Thủ đô

Hình ảnh khói bếp, đụn rơm đã trở nên quen thuộc với con người Việt Nam. Dù đi đâu, cái mùi thơm của đụn rơm và làn khói lam chiều tỏa trên những mái nhà tranh cho ta cảm giác nhung nhớ, ấm áp. Đó là đặc trưng của vùng miền núi và nông thôn trải dài trên khắp đất nước. Còn riêng với người dân Hà Nội, hình ảnh phố cổ mặc trầm, mái ngói rêu phong đã đi vào trái tim người Hà Nội và những ai đó “lỡ” đến Hà Nội đều không thể nào quên.

nguoi giu hon ten cho pho lo ren
Anh Nguyễn Phương Hùng là người cuối cùng làm nghề rèn ở phố cổ Lò Rèn (Hà Nội)

Và trong những thăng trầm của dòng chảy thời gian, chỉ còn 2 con phố còn giữ lại được “hồn tên” của nó, đó là phố Hàng Mã vẫn còn bán hàng mã, phố Lò Rèn còn lại duy nhất một người thợ lò rèn. Đó là người “giữ hồn tên cho phố cổ”. Sức hấp dẫn của những bông hoa lửa đã dẫn tôi đến “lò rèn” duy nhất nằm ngay ngã tư phố Lò Rèn giao với phố Hàng Đồng, anh Nguyễn Phương Hùng, người chủ duy nhất còn sót lại trên phố Lò Rèn rót chè xanh vào cái chén sứ cũ kỹ rồi mời tôi uống. Anh bảo, giữa cái ồn ào đô thị, ngồi nhâm nhi chén trà mà vẫn tìm ra được sự tĩnh lặng riêng, đó mới là cách cảm nhận hồn phố cổ.

Anh Hùng kể, nhà anh theo nghề rèn từ đời ông nội, tính ra cũng 3 thế hệ. Thời trẻ anh cũng từng bỏ ngang nghề rèn để theo nghiệp hàn, rồi lại làm lái xe cho cơ quan nhà nước cứ rong ruổi khắp nơi. Cha anh là ông Nguyễn Hữu Thịnh cũng theo nghề ông nội truyền lại, nhưng đến đời anh, nhà có 4 anh em nhưng chẳng ai chịu theo nghề bố. Anh cũng như những người khác, không mặn mà gì với cái bễ lò rèn ngày đêm đánh lửa xèn xẹt, chan chát tiếng búa tiếng đe, đinh tai nhức óc.

Theo anh Hùng, làm nghề gì cũng phải có duyên với nghề. Từ một người không ưa gì nghề của cha ông truyền lại, bỗng một ngày anh say mê nó đến độ, một ngày không được ngồi vỉa hè, không được thấy tiếng lách tách của than và những ánh lửa bùng lên là nhớ không chịu được. Anh rèn từ mũi khoan bê tông, đục, mỏ neo... cho đến những thanh sắt mà người dân cần để làm một việc gì đó theo ý họ. Anh cho biết, những sản phẩm anh làm ra không có cái nào giống cái nào, mỗi cái có một vẻ đẹp riêng, có cái tinh hoa riêng mà không có máy móc nào làm được…

nguoi giu hon ten cho pho lo ren
Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa...

Chìa đôi bàn tay lấm lem ra cho tôi xem anh nói: “Ai cũng tưởng rằng làm nghề thợ rèn thì bàn tay phải sần sùi, khô cứng, nhưng không phải, bàn tay tôi rất mềm mại, nó thể hiện rằng nghề thợ rèn không phải là nghề khổ. Cũng giống như một họa sỹ, người ta cầm cọ vẽ trên giấy, còn tôi cầm sắt để vẽ lên lửa. Thế nhưng giờ đây tìm được người nối nghề chắc sẽ rất khó, bởi ngay cả những đứa con của tôi, chúng cũng đã học đại học và không theo nghề gia truyền”.

Gương mặt anh Hùng có một chút tiếc nuối khi nhắc đến điều đó, nhưng rồi anh tặc lưỡi bảo: “Thôi, cái gì đến sẽ đến, con người đều có vận số, con phố cũng có vận số của nó, chẳng có cái gì là không mai một, cứ để cuộc sống diễn ra tự nhiên như vốn có”.

Anh bảo tôi ngồi đợi rồi ra đốt lửa lò rèn. Ngọn lửa âm ỉ bốc cao dần lên mang theo những tiếng nổ tí tách của những bông hoa lửa làm sáng bừng cả góc phố trông như pháo hoa ngày tết. Anh Hùng ngồi nghiêng nghiêng đưa thanh sắt dài đặt lên ngọn lửa.

Trong cái lạnh của mùa đông, chẳng mấy chốc trên trán anh đã lốm đốm những giọt mồ hôi. Giờ tôi mới thấy thấm những điều anh nói, nghề thợ rèn không phải là một nghề khổ, cũng giống như một người cầm sắt vẽ lên lửa. Trong khoảng khắc này, người thợ rèn thực sự đang vẽ lên những bông hoa lửa rực rỡ.

Đặt thanh sắt để đó để nung, anh Hùng quay lại với chén trà. Lãng đãng trong suy tư, anh tâm sự: “Sau này tôi mà mất đi thì cái tên phố Lò Rèn này cũng trở thành vô nghĩa giống như nhiều con phố cổ khác chỉ còn cái tên mà không còn nghề. Tôi còn ở đây ngày nào thì con phố này còn giữ được hồn tên ngày ấy”.

Người ta vẫn bảo, nghề thợ rèn là nghề ồn ào bởi cả ngày chí chát tiếng đe, tiếng búa. Nhưng, trên con phố Lò Rèn vang danh năm nào, tiếng búa, tiếng bễ nơi cửa hàng rèn duy nhất còn sót lại sao yên ắng lạ kỳ. Lặng im trên con phố, mọi thứ như bị nuốt chửng bởi tiếng xèo xèo của máy cắt kim loại và dòng xe cộ ồn ã. Cơn mưa phùn cuối năm vẫn đọng thành từng hạt rơi đều trên tán cây, xuống những mái hiên phố cổ rêu xanh, ngọn lửa ấm áp vẫn cứ sáng lên và lan tỏa khắp con phố…

Tạm biệt người đàn ông “giữ lửa” duy nhất còn lại trên phố cổ, còn lưu luyến trong ánh mắt anh những điều trăn trở, nhưng cũng đầy tự hào. Phố cổ vẫn còn đó, biến đổi từng ngày theo dòng chảy của thời gian…

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với 20 đối tượng. Trong đó, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Nhung và N.T.M.K về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây rối trật tự công cộng
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

(LĐTĐ) Sau nhiều năm không thi đấu, huyền thoại Mike Tyson đã trở lại so găng ở một trận đấu quyền anh chuyên nghiệp với youtuber Jake Paul. Dù thất bại nhưng huyền thoại quyền anh Mike Tyson cũng nhận được số tiền lên đến 20 triệu USD.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

(LĐTĐ) Chị T (trú tại Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. "Bố đơn thân" gửi cho chị T một đường link, nhờ thao tác giúp. Khi đã "bay" mất 4 tỷ đồng, chị T mới nghi ngờ bị lừa và ra cơ quan Công an trình báo...
Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

Văn phòng UBND TP. Hà Nội giành giải Nhất cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính

(LĐTĐ) Sáng 16/11, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính (CCHC) và Vòng Chung khảo cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC thành phố Hà Nội năm 2024. Tại đây, với tiểu phẩm “Phố trong làng - iHanoi”, Văn phòng UBND Thành phố xuất sắc đạt giải Nhất.
Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính thành phố Hà Nội

Ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Lễ ra mắt giao diện chuyên trang cải cách hành chính (CCHC) là một bước tiến quan trọng, khẳng định quyết tâm của thành phố Hà Nội trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào quản lý và cung cấp dịch vụ công. Giao diện này là công cụ hỗ trợ hiệu quả để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hành chính, hướng tới 3 “phi”: phi địa giới hành chính, phi trung gian, phi vật chất...

Tin khác

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động