Người thợ rèn “giữ lửa” cho bễ lò giữa lòng Thủ đô
Ngắm hoa bằng lăng tím trời Hà Nội | |
Đặc sắc lễ hội bơi đăm giữa lòng Thủ đô |
Yêu từng tiếng búa, tiếng đe
Cả con phố Lò Rèn - con phố mà trước đây lúc nào cũng hừng hực bếp than hồng đỏ rực, người tay quai, tay búa - giờ đây chỉ còn duy nhất một bễ lò hàng ngày vẫn rực lửa, hừng hực than hồng đó là bễ lò của ông Nguyễn Phương Hùng (sinh năm 1961), người thợ rèn cuối cùng ở phố Lò Rèn. Dù đã bước sang tuổi ngũ tuần, nhưng ngày ngày ông vẫn miệt mài giáng từng nhát búa chắc nịch xuống những thanh sắt đỏ.
Ông Hùng vừa làm việc vừa trò chuyện về bài học cuộc đời cha dạy mình. |
Chuyện về cái bễ lò trải qua 3 thế hệ của số nhà 26, phố Lò Rèn vẫn đỏ lửa không còn xa lạ gì với mọi người. Người đầu tiên có công khởi phát nghề rèn của gia đình ông Hùng là cụ Nguyễn Hữu Khang (ông Hùng phải gọi bằng ông nội). Theo ông Hùng, cụ Khang chính là người rèn và gia công máy móc cho cụ Bạch Thái Bưởi (một trong 4 người giàu có nhất Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX), rồi rèn đồ nghề cho cụ Tạ Duy Hiển (người khai sinh ra ngành xiếc Việt Nam). Tài hoa hơn, cụ còn dựa theo chiếc máy dệt người Pháp mang sang để làm ra chiếc máy dệt đầu tiên cho làng lụa Vạn Phúc. Sau này, cụ Nguyễn Hữu Trịnh (người thân sinh ra ông Hùng) đã cùng với những người thợ rèn khác hăng say rèn vũ khí phục vụ kháng chiến, kiến quốc.
Tốt nghiệp Trường Trung cấp Cơ khí giao thông, ông Nguyễn Phương Hùng làm thợ hàn được một thời gian rồi chuyển sang đi chạy xe ôtô. Bôn ba làm ăn vài năm mà vốn liếng trong tay cũng không được bao nhiêu, nên ông quyết định học theo cái nghề rèn gia truyền của gia đình để kiếm kế sinh nhai. Trải qua năm tháng, qua những biến thiên cuộc sống, nó đã ngấm vào trong huyết quản ông như một tình yêu lớn.
Ông Hùng tâm sự, nghề rèn là một nghề mệt nhọc, nhưng chỉ cần có sức khỏe và chăm chỉ, kiên nhẫn là có thể gặt hái thành công và sâu xa hơn là nỗi đam mê. “Tôi yêu từng tiếng búa, tiếng đe. Đồ vật mình làm ra có hồn, có cốt, không yêu sao được. Cả con phố này, xưa la liệt bễ lò vậy, mà giờ đây chỉ còn mình tôi sống chết với nghề. Bà con qua lại vẫn nói vui tiếng đe, tiếng búa của ông Hùng lại thành đặc sản cho cả khu phố”- ông Hùng trầm ngâm kể.
Làm ra sản phẩm tốt là vui
Ông Hùng luôn tâm niệm, nghề rèn như “làm dâu trăm họ”, đòi hỏi người thợ rèn phải sáng tạo không ngừng. Mọi công cụ sản xuất hỏng hóc ở các nơi gửi về, ông phải dành thời gian tìm hiểu rồi mới nhóm than, quai búa sửa chữa lại. “Đối với nghề rèn, làm dụng cụ gì cũng biết thì mới tồn tại được và không bao giờ hết việc. Cái gì cũng có giá của nó, muốn kiếm được đồng tiền của khách hàng thì những dụng cụ bán hoặc sửa cho họ phải làm cho thật tốt, thật đẹp” - ông Hùng chia sẻ bí quyết giữ khách.
Chỉ tay vào lò rèn đang rực đỏ than hồng, ông Hùng nói - nhà báo biết không, lò rèn thì nóng thế đấy, nhưng con người tôi thì không bao giờ nóng đâu, ai cũng bảo tôi là hoạt bát vui vẻ. Tôi chỉ tâm niệm một điều làm ra được sản phẩm tốt nhất cho khách hàng là trong lòng phấn khởi lắm rồi. “Cũng từng có dạo, một số người đến đây xin học nghề. Song không có sự kiên nhẫn, họ cũng chẳng bám trụ được lâu. Nghề rèn hay bất cứ dự định, kế hoạch nào trong cuộc sống, mình không kiên nhẫn, không tỉ mẩn thì chẳng hy vọng nên cơm cháo gì”- ông Hùng bất mí thêm.
Trước khi tiễn chúng tôi ra về, ông Hùng trầm ngâm hồi lâu và nói, xã hội bây giờ đang trên đà phát triển, khoa học - kỹ thuật nên khiến các thợ rèn dần dần “gác kiếm” do ít việc, dẫn đến thu nhập không ổn định. Tuy nhiên, tôi vẫn chọn nghề rèn nhằm muốn các con học lấy đức tính cần kiệm, nhẫn nại để mong làm người tốt đóng góp cho xã hội.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Thủ đô 23/12/2024 17:27
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52