Ngư dân lao đao vì xăng dầu tăng giá

(LĐTĐ) Những ngày qua giá xăng dầu biến động 'leo thang' khiến nhiều tàu cá của ngư dân tại tỉnh Quảng Bình không dám ra khơi, vì họ biết chắc ra khơi sẽ thua lỗ. Trước tình trạng đó, hàng nghìn tàu cá của ngư dân vẫn đang nằm bờ chờ phao cứu sinh.
Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời Giá xăng tăng “phi mã”, doanh nghiệp vận tải lao đao

Theo đánh giá, đợt tăng giá, xăng dầu ở thời điểm này cao nhất trong gần 10 năm qua. Đối với nghề làm ăn của ngư dân thì phải chờ xăng dầu ‘hạ nhiệt’ mới tiếp tục ra khơi bám biển. Tỉnh Quảng Bình là ví dụ điển hình.

Ông Nguyễn Thanh Hải, chủ tàu cá ở xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết: Thời điểm đầu năm ở các năm trước chúng tôi đã xuất hành, dịp đầu năm gần giao mùa thường trúng đậm. Nhưng năm nay thời tiết lạnh cộng với giá xăng dầu tăng cao như vậy thì ngư dân không mấy ai đánh liều bám biển.

Ngư dân lao đao vì xăng dầu tăng giá
Nhiều tàu cá nằm bờ do giá xăng dầu tăng

Chỉ tay về xa xa ông Hải nói - Tàu cá của tôi có mã lực 730CV, mỗi chuyến tham gia đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, tàu sẽ tiêu tốn từ 7.000-8.000 lít dầu. Bình quân mỗi chuyến biển sẽ có chi phí từ 120-130 triệu đồng bao gồm: Dầu, lương thực, thực phẩm… nhưng nay chi phí tăng lên đến 220-230 triệu đồng/chuyến. Như vậy thì ngư dân không dám ra khơi là đúng thôi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch - là một địa phương có nhiều ngư dân bám biển, nhưng từ sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đến nay, đội tàu xa bờ của ngư dân Cảnh Dương vẫn chưa thể mở biển với mức giá xăng, dầu hiện tại.

Ông Trịnh Đình Thành (xã Cảnh Dương) chia sẻ: "Các năm trước, sau Tết Nguyên đán, nhiều tàu ra khơi đánh bắt đầu năm mang về nguồn hải sản phong phú nhưng ở thời điểm này, hơn 90% tàu cá vẫn nằm bờ một phần do ảnh hưởng của thời tiết, phần nữa do giá xăng dầu liên tục tăng nên ngư dân lo ngại “thu không đủ bù chi”.

Ngư dân lao đao vì xăng dầu tăng giá
Ngư dân tranh thủ sửa lại ngư cụ

Ông Nguyễn Ngọc Tiếp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch chia sẻ. Để giúp bà con yên tâm bám biển khai thác thủy, hải sản, chính quyền địa phương tập trung tuyên truyền ngư dân tân trang lại tàu thuyền, chuẩn bị các điều kiện cho chuyến vươn khơi khi thời tiết thuận lợi. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sớm có chính sách bình ổn giá xăng, dầu để hỗ trợ ngư dân vươn khơi.

Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có hơn 6.790 tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy, hải sản, trong đó có hơn 1.200 tàu có chiều dài từ 15m trở lên. Ngoài các chi phí: nhân công, thực phẩm… thì nhiên liệu chiếm từ 60-70% chi phí của mỗi chuyến biển nên vào thời điểm giá xăng dầu tăng cao, cùng với giá đầu ra thủy sản không ổn định đã tạo áp lực lớn cho hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trên địa bàn. Chưa bao giờ, ngư dân Quảng Bình phải đối mặt với nhiều nỗi lo như hiện nay.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

Quận Thanh Xuân thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), quận Thanh Xuân đã thực hiện nhiều hoạt động tri ân người có công với cách mạng.

Tin khác

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

Hà Nội đẩy mạnh xây dựng và phát triển các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Với sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban ngành, thời gian qua, các điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trên địa bàn Thủ đô đã được nhiều người tiêu dùng đón nhận và trở thành điểm mua sắm mới thu hút đông đảo người dân và khách du lịch. Trước tín hiệu tích cực này, nhằm đẩy mạnh giới thiệu, quảng bán sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã phát triển, xây dựng các điểm bán sản phẩm OCOP. Dự kiến trong năm 2024, Thành phố sẽ phát triển thêm từ 20 - 30 điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trên các lĩnh vực

(LĐTĐ) Thanh toán không dùng tiền mặt: Quét mã QR, chuyển khoản… từ những khởi đầu lạ lẫm, giờ đã trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Thủ đô, đặc biệt là đối với những người tiêu dùng trẻ. Việc thanh toán này đang được đánh giá là mang lại nhiều tiện ích cho cả người dân và doanh nghiệp, qua đó, góp phần định hình và thay đổi hành vi sử dụng các phương thức, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

Amazon ghi nhận doanh số kỷ lục mùa Prime Day 2024

(LĐTĐ) Prime Day 2024 là sự kiện mua sắm lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử các mùa Prime Day, theo Amazon, trong suốt 48 giờ sự kiện, các thành viên Prime trên toàn cầu đã tiết kiệm được hàng tỷ USD nhờ các ưu đãi trong mọi danh mục sản phẩm mua sắm; đây là doanh số kỷ lục và số lượng sản phẩm bán ra trong hai ngày vượt qua tất cả các sự kiện Prime Day trước đó.
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động