Giá xăng tăng “phi mã”, doanh nghiệp vận tải lao đao

(LĐTĐ) Doanh nghiệp vận tải chưa kịp mừng khi được hoạt động trở lại sau thời gian giãn cách do đại dịch Covid-19 thì việc giá xăng tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua đã khiến các doanh nghiệp này lao đao. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn tính đến phương án dừng vận chuyển, giảm số lượng xe…vì lợi nhuận không đủ để bù lỗ.
Doanh nghiệp vận tải khó chồng khó khi giá xăng dầu tăng mạnh Tìm giải pháp “hồi sức” cho các doanh nghiệp vận tải Cần có chính sách cơ cấu nợ cho doanh nghiệp vận tải bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Khó chồng khó

Thị trường xăng dầu thế giới thời gian vừa qua chịu ảnh hưởng của cầu tăng do kinh tế các nước trên thế giới đang dần hồi phục, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bắt đầu khôi phục trở lại khi nhiều nước đã chọn phương án sống chung, thích ứng an toàn với dịch Covid-19. Cùng với đó, nhu cầu năng lượng (trong đó có xăng dầu) cũng tăng do chuẩn bị nguồn năng lượng cho mùa đông; mức dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh; Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) quyết định không gia tăng sản lượng khai thác so với kế hoạch...Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng phi mã.

Giá xăng tăng “phi mã”, doanh nghiệp vận tải lao đao
Bến xe, nhà xe vắng khách trong bối cảnh xăng tăng cao. Ảnh: Lê Thắm

Theo Bộ Công Thương, trong 15 ngày qua, giá bình quân các sản phẩm xăng dầu thế giới tăng mạnh, đặc biệt là với các mặt hàng xăng. Cụ thể, giá thế giới là 97,36 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5 RON92 (tăng 9,21 USD/thùng, tương đương tăng 10,44% so với kỳ trước); 100,38 USD/thùng xăng RON95 (tăng 10,13 USD/thùng, tương đương tăng 11,23% so với kỳ trước); các mặt hàng dầu cũng dao động tăng dưới 10%.

Chịu tác động từ xu hướng chung của thế giới, tại nước ta giá xăng dầu cũng tăng liên tục, đặc biệt, từ ngày 26/10, giá xăng E5 RON 92 tăng lên mức 23.110 đồng/lít (tăng 1.430 đồng); RON 95 là 24.330 đồng một lít (tăng 1.460 đồng). Dầu hoả là 17.630 đồng một lít, tăng 1.010 đồng. Dầu diesel là 18.710 đồng một lít, tăng 1.170 đồng. Dầu madut là 17.210 đồng một kg, tăng 120 đồng. Đây là mức tăng cao nhất, “phá đỉnh” trong vòng 7 năm qua.

Việc giá xăng dầu tăng mạnh tác động tiêu cực đến quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người dân, mà đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải.Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hôi Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, theo tính toán, giá xăng dầu chiếm khoảng 35 - 40% chi phí đầu vào của ngành Vận tải nên khi giá xăng, dầu biến động tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải đau đầu vì phải tính toán các phương án cân đối chi phí phát sinh để không lỗ, không mất khách hàng. Nhiều đơn vị hoạt động cầm chừng, nhiều xe đã phải nằm bãi vì không có khách, không có hàng để chạy. Không ít doanh nghiệp thậm chí đã tính đến chuyện bỏ tuyến, bán xe nhưng trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay, muốn bán xe cũng không dễ.

Anh Nguyễn Vũ Thế, chủ nhà xe Hùng Tâm chạy tuyến Phú Thọ - Hà Nội chia sẻ: Mặc dù Nhà nước, Thành phố đã cho phép các tuyến xe liên tỉnh hoạt động trở lại, nhưng trên thực tế lượng khách đi xe hiện nay rất ít, trong khi đó, giá xăng dầu và chi phí liên tục tăng cao. Điều này đang khiến cho tất cả các đơn vị vận tải hành khách nói chung và bản thân doanh nghiệp của anh “lao đao” vì đang gặp tình cảnh lỗ chồng lỗ.

“Từ hôm qua đến hôm nay chúng tôi mới chỉ đón được 3 hành khách, tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên từ ngày xe bắt đầu chạy lại. Việc vắng khách cộng thêm giá xăng tăng cao khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí chỉ dám cho 1 nửa số xe của công ty hoạt động, số còn lại vẫn đang nằm đắp chiếu. Mặc dù biết càng chạy càng lỗ nhưng chúng tôi sống bằng nghề vận tải hành khách nên nếu không chạy thì chúng tôi cũng sẽ phá sản và khéo theo đó là rất nhiều người mất đi công ăn việc làm”, anh Vũ bày tỏ.

Cũng đưa ra giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải, theo chuyên gia Kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thích, cách hợp lý nhất là giảm tải các chi phí cho doanh nghiệp, chẳng hạn như phí cầu đường, phí BOT. Trực tiếp hơn là với những doanh nghiệp vận tải liên tuyến, đường dài giảm bớt chi phí xét nghiệm, giảm giá các bộ test. Và quan trọng hơn là chính các doanh nghiệp vận tải phải hướng tới sử dụng các phương tiện tiết kiệm nhiên liệu, an toàn với môi trường.

Trong nhiều lần trước đây, khi giá xăng dầu tăng cao, các doanh nghiệp vận tải sau thời gian nghe ngóng thị trường đều lần lượt có động thái điều chỉnh giá cước vận tải hành khách và hàng hóa thì trong lần tăng kỷ lục này, tâm lý chung là nỗ lực để giữ nguyên giá cước. Ông Nguyễn Hoàng Tùng - Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, từ ngày 21/10 tới nay lượng xe về bến trung bình là 200 xe/ngày.

Tức là chỉ đạt 11% biểu đồ hoạt động của Sở Giao thông Vận tải chấp thuận và đạt 20% so với kế hoạch ngày. Lượng khách trở về bến giao động từ khoảng 800 - 900 khách/ngày, chỉ đạt 10%. Theo ông Tùng, việc xăng tăng giá cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các nhà xe chỉ hoạt động cầm chừng khi thu không đủ chi. “Trước đây, khi mà giá tăng liên tục thì các đơn vị vận tải sẽ thực hiện việc tăng giá vé theo đúng tỷ lệ và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước ở tỉnh và Bến xe Giáp Bát sẽ giám sát quản lý và niêm yết để cho hành khách được biết.

Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, bến xe vẫn chưa nhận được đề nghị tăng giá vé hay thay đổi phương án hoạt động của các đơn vị. Có thể, do thời điểm hiện tại, lượng hành khách quá ít nên các nhà xe vẫn đang nỗ lực giữ nguyên giá để giữ khách”- ông Tùng nhận định.

Còn đại diện nhà xe Phiệt Học (tham gia vận tải hành khách trên tuyến Hà Nội - Thái Bình) và từ Thái Bình đi các tỉnh than thở: “Việc xăng dầu tăng giá ngay lập tức ảnh hưởng đến chi phí các loại hình vận tải, nhất là vận tải hành khách. Vì khó khăn là doanh nghiệp không thể ngay lập tức tăng giá cước khi mỗi chuyến hiện chỉ có vài khách. Từ chỗ mỗi ngày hoạt động vài chục xe, nay đơn vị chỉ duy trì vài chuyến mỗi ngày để giữ tuyến”.

Tương tự các đơn vị vận chuyển hành khách liên tỉnh, các tài xế xe ôm, taxi cũng đang phải khóc ròng vì giá xăng phi mã. Tài xế Lê Khắc Tiến ngậm ngùi chia sẻ, ông đã vay ngân hàng mua ôtô chạy Grab gần 2 năm nhưng vẫn chưa thể trả được nợ. Gần nửa năm qua, xe nằm một chỗ do giãn cách xã hội, nay được chạy trở lại, ông Tiến chưa kịp mừng thì giá xăng liên tục tăng cao. Tương tự, ông Đoàn Văn Dũng chạy xe công nghệ giao hàng, tính toán mỗi ngày, ông mất thêm 20.000 đồng tiền xăng do tăng giá.

Xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh

Chia sẻ về vấn đề trên, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội cho biết, kịch bản giá năng lượng trên thị trường quốc tế tăng đã được dự báo từ trước, do vậy giá xăng dầu trong nước cũng đã nằm trong kịch bản sẵn có. Trong khi đó, lượng xăng dầu thành phẩm cũng phải nhập khẩu khoảng 30 -35%, chưa kể doanh nghiệp còn nhập dầu mỏ về để chế xuất thành xăng dầu. Như vậy giá xăng dầu trong nước tăng khi nền kinh tế thế giới có tín hiệu phục hồi lạc quan là tất yếu, người dân cũng cần phải chia sẻ với Nhà nước về vấn đề này.

Giá xăng tăng “phi mã”, doanh nghiệp vận tải lao đao
Giá xăng phi mã khiến người dân, doanh nghiệp cùng kêu trời. Ảnh: Lê Thắm

Tuy nhiên, việc giá xăng tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài khiến đời sống của người dân cũng như việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, theo ông Liêm từ nay đến cuối năm, giá xăng dầu trong nước sẽ có nhiều biến động, nhất là khi sản xuất, giao thông vận tải đang dần được mở cửa trở lại. Vì vậy Nhà nước, các bộ, ngành cần có sự tính toán để sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu sao cho hợp lý. Trong điều kiện cần thiết, nên giảm quỹ bình ổn giá xăng dầu để người dân và doanh nghiệp được “dễ thở” hơn.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội nhận định: “Về lâu dài, ngoài tính toán sử dụng quỹ bình ổn cho linh hoạt, hợp lý thì cần tiến tới xây dựng thị trường xăng dầu cạnh tranh, cho nhiều doanh nghiệp vào tham gia, để thị trường tự điều tiết giá xăng dầu. Hiện nay, Việt Nam chỉ có 6 nhà phân phối xăng dầu khiến cho giá xăng cao, khó tìm được nguồn hàng rẻ. Vì vậy muốn tiến tới sự cạnh tranh trên thị trường một cách minh bạch, công khai để có lợi cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, Nhà nước cần phải mở rộng thị phần xăng dầu cho các chủ thể khác cùng kinh doanh trên thị trường mà đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài”.

Ông Liêm phân tích, sự đầu tư, tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ giúp thị trường xăng dầu Việt Nam vận động theo đúng nghĩa của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tham gia có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhà nước chỉ nên giữ vai trò điều tiết thị trường dưới góc độ vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh và bổ sung những văn bản pháp lý chặt chẽ, minh bạch.

Từng bước thay đổi cơ chế điều hành để giá xăng dầu trong nước tiệm cận dần với giá thế giới, không quyết định giá bán lẻ, nên ban hành khung giá định kỳ để doanh nghiệp tự điều hành giá bán,... từ đó tạo sự cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Ông Liêm cũng nhấn mạnh, khi cho nhiều chủ thể cùng kinh doanh xăng dầu thì thời điểm giá xăng rẻ họ sẽ có điều kiệu mua nhiều xăng dầu để tích trữ, đến lúc giá xăng tăng cao như hiện tại, họ cùng đồng loạt bán ra thì sẽ kiềm chế được giá xăng.

Bên cạnh đó, theo ông Liêm, Nhà nước cũng cần xem xét đến việc đẩy mạnh sản xuất xăng E5. Loại xăng này có thể sử dụng các nguyên liệu ở trong nước để sản xuất, với nguồn nguyên liệu nội nhập thì giá thành cũng rẻ hơn đồng thời còn giúp bảo vệ môi trường. Việc Nhà nước kích thích tự sản xuất xăng dầu trong nước sẽ là một giải pháp hiệu quá mang tính lâu dài trong việc kiềm chế và giảm giá thành xăng dầu.

Còn về vấn đề gỡ khó cho doanh nghiệp hiện nay, theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Quyền chi phí nhiên liệu hiện chiếm khoảng 35%-40% cơ cấu giá thành vận tải. Nhà nước hiện không quản lý giá cước vận tải mà để doanh nghiệp tự quyết định, không loại trừ khi giá nhiên liệu tăng, doanh nghiệp sẽ tăng giá cước. Hiện nhu cầu đi lại đang rất thấp, giá xăng dầu tăng, doanh nghiệp vận tải muốn cân đối thu chi sẽ phải điều chỉnh, đưa ra giá cước mới phù hợp với đầu vào.

Điều này sẽ tác động tiêu cực, làm chậm thêm quá trình phục hồi thị trường vận tải và nhu cầu đi lại của hành khách. “Nhà nước nên xem xét giảm thuế bảo vệ môi trường thu qua mỗi lít xăng dầu. Hiện mức thu loại thuế này đang khá lớn, từ 3.800 - 4.000 đồng/lít. Để giảm mức ảnh hưởng đến nền kinh tế, sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ nên xem xét điều chỉnh giảm thu loại thuế này. Cách này sẽ ít gây xáo trộn, tác động dây chuyền đến các lĩnh vực có liên quan”, ông Quyên cho hay./.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.
Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

Bình Dương: Trao nhiều chứng nhận đầu tư tại Diễn đàn hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/4, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 với chủ đề “Cùng phát triển hướng đến tương lai” đã chính thức khai mạc tại tỉnh Bình Dương.
“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

“Gỡ nút thắt cơ chế” tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển

(LĐTĐ) Đó là nhận định của các doanh nghiệp, chuyên gia tại “Diễn đàn doanh nghiệp 2024: Khơi thông động lực tăng trưởng mới” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Trong đó, các chuyên gia cũng cho rằng, mặc dù những báo cáo, tổng kết từ các cơ quan quản lý đều cho thấy nền kinh tế có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có những giải pháp khơi thông…
Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc)

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), tại Diễn đàn chính sách, luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, hãng hàng không VietJet long trọng kỷ niệm 10 năm mở đường bay.
Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

Nhận diện các phương thức tấn công hệ thống bảo mật và thông tin chứng khoán

(LĐTĐ) Tấn công mạng không phải gần đây mới xảy ra mà đã diễn ra nhiều vụ việc trước đó. Nhưng tới vụ việc VnDirect bị tấn công mới thực sự được chú ý do tầm ảnh hưởng tới thị trường lớn, số lượng nhà đầu tư bị ảnh hưởng nhiều. Có thể thấy rằng rủi ro đang ngày càng gia tăng với khối tài chính ngân hàng, vì vậy đòi hỏi các công ty chứng khoán, tài chính không thể chủ quan với vấn đề bảo mật.
Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

Các ứng dụng của PV Oil chính thức hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Hệ thống công nghệ thông tin của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) bị tấn công có chủ đích theo hình thức mã hóa dữ liệu (ransomware) đã hoạt động trở lại.
Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Xuất khẩu tăng nhưng khó khăn vẫn tiềm ẩn

Trong 3 tháng đầu năm 2024, cùng với sự phục hồi của thị trường thế giới, các đơn hàng xuất khẩu gia tăng, tạo đà cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Mặc dù các kết quả đạt được trong quý I rất khả quan tạo đà bứt phá cả năm, song Tổng cục Thống kê cũng nhận định, từ nay đến cuối năm, khó khăn và thách thức còn tiềm ẩn.
Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

Edupia Business - Tiếng Anh doanh nghiệp được Vinatex, VNPAY, Mobifone Global lựa chọn

(LĐTĐ) Edupia Business là giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện đến từ Educa Corporation - doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục Tiếng Anh và nằm trong top 50 Ed-tech Châu Á. Chính vì lý do này, có rất nhiều khách hàng là các doanh nghiệp lớn tin tưởng và lựa chọn Edupia Business, trong đó có Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), Công ty cổ phần công nghệ Mobifone toàn cầu (Mobifone Global)...
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.
Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

Công ty Mẹ Tổng Công ty UDIC: Chú trọng đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động

(LĐTĐ) Năm 2024, Công ty Mẹ - Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại, tinh gọn lĩnh vực xây lắp nhằm duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh; đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đạt mức bình quân 15,5 triệu đồng/người/tháng.
Xem thêm
Phiên bản di động