Nghiên cứu cơ chế cho TP.HCM vay 20 tỉ USD để hoàn thành các tuyến metro
Ngày 18/7, tại TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhưng phát triển vùng Đông Nam Bộ đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Cụ thể, mạng lưới kết cấu hạ tầng nội vùng và liên vùng còn thiếu và chưa đồng bộ, chênh lệch về phát triển giữa các địa phương trong vùng chưa được rút ngắn; liên kết trong vùng vẫn còn hạn chế; xây dựng không gian kinh tế thống nhất chưa hiệu quả; lợi ích kinh tế của từng địa phương bó buộc theo địa giới hành chính; ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường... tại TP.HCM và một số địa phương trong Vùng chưa được giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Thành Nhân |
Từ đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các thành viên hội đồng vùng tập trung thảo luận và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng, nhất là hạ tầng giao thông, xem đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược.
Cần có các giải pháp huy động vốn đầu tư bao gồm nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trên cơ sở đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực ngoài nhà nước nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng. Ưu tiên nguồn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng, tăng thu để đầu tư các dự án cấp bách liên vùng.
Đối với TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng gợi ý cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho phép TP.HCM vay một khoản đủ lớn khoảng trên dưới 20 tỉ USD để hoàn thành đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông.
Đồng thời, mở rộng không gian thành phố bằng cách kéo dài đường sắt TP.HCM sang các địa phương lận cận, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho Thành phố; góp phần quan trọng để để phát triển các đô thị vệ tinh, tận dụng được không gian ngầm và phát triển được các mô hình giao thông công cộng (TOD) dọc các tuyết đường sắt đô thị này.
Ông Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ đã triển khai rất tốt việc điều phối để thực hiện Dự án đường Vành đai 3 TP. HCM, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Sắp tới là triển khai Dự án đường Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa với chủ trương phân cấp cho địa phương thực hiện và có sự điều phối chung.
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Thành Nhân |
Bên cạnh đó, cần tập trung triển khai hoàn thành Sân bay Long Thành để có thể đưa vào khai thác theo đúng tiến độ và phát triển đồng bộ các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan để hình thành một nền kinh tế xung quanh đô thị sân bay này.
Trong tương lai, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị TP.HCM cần phối hợp với các địa phương phát triển các tuyến đường sắt đô thị kết nối với các địa phương trong vùng nhất là nghiên cứu phát triển ngay đường sắt nhẹ kết nối sân bay Long Thành - Thủ Thiêm hay là Biên Hòa - Vũng Tàu.
Ngoài ra, để giảm tải cho các đô thị lớn cần kết hợp đẩy mạnh hạ tầng giao thông và phương tiện công cộng, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, giảm số lượng xe gắn máy cùng với cơ chế hỗ trợ đủ mạnh để vừa giảm ùn tắc giao thông vừa cải thiện môi trường không khí tại các đô thị lớn.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay mật độ dân số ở TP.HCM là 4.292 người/km2 (trong khi Hà Nội chỉ là 2.398 người/km2, vùng Đông Nam Bộ là 795 người/km2, trung bình cả nước là 320 người/km2), dẫn tới chất lượng môitrường sống của dân cư đô thị thấp. Do đó, cần phải sử dụng các công cụ quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ thị trường khác để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, nhất là tại các đô thị đặc biệt.
Nghiên cứu cơ chế đặc thù cho vùng Đông Nam Bộ Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề xuất nghiên cứu các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, vượt trội để đẩy mạnh phát triển Vùng Đông Nam Bộ, thúc đẩy liên kết vùng tương tự như một số cơ chế, chính sách thí điểm của TP.HCM đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 98/2023/QH15. Trong đó, tập trung vào một số cơ chế như thực hiện phân cấp, phân quyền triệt để cho các địa phương có năng lực kinh nghiệm thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng liên vùng, nhằm chủ động huy động, sử dụng các nguồn lực của địa phương, đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và bố trí nguồn lực phù hợp. Xây dựng các cơ chế, chính sách tăng tính hấp dẫn và hiệu quả đầu tư của các dự án PPP như: tăng tỷ lệ phần vốn góp của nhà nước tham gia dự án; khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng như nhượng quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông sẵn có, xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược… Nghiên cứu, triển khai cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá lựa chọn nhà đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ hai bên tuyến đường bộ cao tốc, các công trình nhà ga của tuyến đường sắt qua đô thị gắn với mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển TOD. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42