Nghiễm Phúc Điện - điểm sáng văn hóa về tín ngưỡng tâm linh ở Thủ đô
Về vùng đất "hai vua", nhớ ghé thăm lăng Ngô Quyền | |
Phát huy giá trị di sản văn hóa quận Hai Bà Trưng | |
Sự kết hợp giữa non nước hữu tình và tín ngưỡng tâm linh |
Toạ lạc sâu khuất trong con ngõ 68 Cầu Giấy, nhưng Nghiễm Phúc Điện được rất đông thiện nam tín nữ từ khắp nơi đổ về đây cầu lễ. Theo thủ điện là thanh đồng Nguyễn Trần Vựng năm nay đã bước vào tuổi 90 kể, trước năm 1940, xóm Quan Hoa còn lập trạm đón tiếp người ở xa đến. Điện được coi là rất tôn nghiêm tới mức mỗi lần đến lễ Thánh, Tri phủ Hoài Đức thường buộc ngựa ngoài cây đa đầu làng cùng các quan đi bộ vào Điện.
Nghiễm Phúc Điện toạ lạc sâu khuất trong con ngõ 68 Cầu Giấy với diện tích khoảng 200m2 |
Trước đây, người trông coi Điện, chăm lo hương khói là cụ Nguyễn Trần Đóa. Cụ từng giữ chức Đội trưởng của nghĩa quân Đề Thám, tháng 7 năm 1908 cụ đã chỉ huy đội tập kích vào đồn Liễu Giai của Pháp, làm hậu thuẫn cho vụ Hà Thành đầu độc. Khi cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại, cụ Nguyễn Trần Đóa đã đưa Hoàng Luân - cháu đích tôn cụ Hoàng Hoa Thám từ Bắc Giang, qua Điện Thái Bình ở làng Viên Nội, Đông Anh về Điện Nghiễm Phúc nuôi giấu. Hiện giờ cháu nội của cụ, ông Nguyễn Trần Vựng tiếp tục thờ phụng Ngài.
Nơi oai nghiêm của gian chính điện đặt pho tượng Đức Thánh Trần. |
Trước cửa Điện đắp nổi ba chữ Đông A Trấn. Ba gian chính điện xây dựng vào năm Khải Định thứ tư, sau này được tu bổ thêm. Hậu cung thờ Quốc Mẫu. Gian bên phải thờ Tứ vị Thánh Tử là bốn con trai của Hưng Đạo Đại Vương: Trần Quốc Hiến, Trần Quốc Nghiền, Trần Quốc Uy, Trần Quốc Tảng, cùng con rể của Ngài - Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Gian bên trái thờ nhị vị Vương cô là hai người con gái của Ngài: Một là Hoàng hậu - vợ vua Trần Nhân Tông, một là phu nhân Tướng quân Phạm Ngũ Lão. Nơi oai nghiêm của gian chính điện đặt pho tượng Đức Thánh Trần do cụ Nguyễn Trần Ba tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng theo nguyên mẫu ở đền Kiếp Bạc. Tượng ở tư thế ngồi, nét mặt trang nghiêm, nhân hậu, đôi mắt sáng ngời anh linh.
Điện còn giữ được 6 ngai thờ, một ngai đặt tượng Hưng Đạo Đại Vương và một ngai đặt bài vị Ngài, 2 biển gỗ, 5 bức hoành phi, trong đó có bức Trần Thượng Tướng làm năm Canh Thìn đời Tự Đức và Hiển Thánh Điện làm năm Kỷ Tỵ đời Bảo Đại, 12 câu đối ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại Vương.
Theo lời kể của thủ điện thanh đồng Nguyễn Trần Vựng, Điện Nghiễm Phúc còn giữ được 10 sắc phong như sắc phong triều Gia Long năm thứ 2 - 1803, sắc phong đời Tự Đức năm thứ 3 - 1849 và năm thứ 35 - 1882 còn khá nguyên vẹn. Điện còn giữ được bộ sách chữ Hán ghi các sắc phong biên soạn từ thời Duy Tân.
Đặc biệt có cuốn phả do Hoa Bằng - nhà Hán Nôm nổi tiếng (có tên phố ở phường Yên Hòa) chép lại từ Đền Kiếp Bạc và một số bài hát văn cổ như: Trần Triều hiển Thánh, Đức ông phò mã Huê Hải đường, Tiên cảnh bồng lai... Nhiều nơi đã đến đây xin chép về cùng khấn. Điện còn giữ được hai quả chuông đồng cao 0,57m, đường kính 0,58m. Quả bên trái do bà họ Phạm quê ở làng Thái Đường huyện Đông Ngàn - nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cung tiến, còn quả bên phải mới đúc gần đây.
Điện Nghiễm Phúc linh thiêng như vậy, nhưng khác với các điện khác, Điện không tổ chức lên đồng, xem bói và các hình thức đánh bạc từ bao đời nay, khiến cho Điện càng mang vẻ tôn nghiêm. Với diện tích 200m2, Điện có thể sánh với các đền tiêu biểu thờ Đức Thánh Trần ở Hà Nội như: Đền Ngọc Sơn ở phố Đinh Tiên Hoàng, đền Phúc Nam ở Ga Hàng Cỏ - phố Lê Duẩn, đền Lừ ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai...
Lễ Hội ở đây vào ngày 20-24/8 âm lịch hàng năm, có rất đông người tham dự. Vào năm đại hội có đám rước với cờ hoa, mâm lễ, đội bát âm, đội dâng hương từ miếu Quan Hoa về Điện. Sau lễ tế có hát văn diễn chèo... và lễ đón những người từ các điện khác trên cả nước về dự.
Trải qua hàng trăm năm thờ phụng, hiện tại, gian thời chính Điện đã xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy, Bản Điện đã lập kế hoạch sửa chữa, trùng tu, tôn tạo lại gian chính Điện. Theo thủ điện thanh đồng Nguyễn Trần Vựng, thời gian trung tu sẽ bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Trong thời gian thi công, các ban thờ sẽ được chuyển tạm sang tầng 1 bên khu nhà chính và các khoá lễ hàng tháng vẫn tiến hành bình thường.
Với việc được quan tâm tu bổ, tôn tạo khang trang, nhân dân trên địa bàn luôn tự hào có một di sản văn hóa - nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh đặc sắc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Thay đổi quy định về điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm từ 1/7/2025
Long Biên: Ra mắt Nghiệp đoàn Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở thứ hai
VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả ô tô điện đến ngày 30/6/2027
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01