Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Là mảnh đất có tiềm năng, lợi thế lớn để trở thành một cực phát triển kinh tế xanh gắn với du lịch, phát triển công nghiệp văn hóa và xây dựng thành phố sáng tạo, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã nỗ lực để khai thách hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Tạo cơ chế đặc thù, đột phá để phát triển văn hóa Thủ đô Phát triển Thủ đô từ văn hóa Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Nơi hội tụ di sản văn hóa của người Việt cổ

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, quận Bắc Từ Liêm có nhiều công trình văn hóa tiêu biểu, phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại.

Theo bà Lê Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, mảnh đất Từ Liêm xưa và quận Bắc Từ Liêm nay là nơi hội tụ di sản văn hóa của người Việt cổ. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng với 135 di tích, trong đó 35 di sản văn hóa phi vật thể, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến như Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà lưu niệm Đại tướng Văn Tiến Dũng, Làng khoa bảng, làng cổ Đông Ngạc... cùng hàng nghìn di vật, cổ vật quý hiếm.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm
Một góc đình Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm).

Các di tích nổi tiếng như: Đình Nhật Tảo, đình Thượng Cát, đình Hoàng, chùa Chèm, chùa Vẽ, các đền thờ danh nhân như đền thờ Đỗ Thế Giai, đền thờ họ Phạm, các lễ hội nổi tiếng như hội bơi Đăm tại làng hoa Tây Tựu… đều nằm trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Quận còn giữ được nhiều làng nghề thủ công truyền thống như nghề làm giò chả xã Thượng Cát, làng nghề sản xuất mứt Tết phường Xuân Đỉnh cùng các phong tục tập quán, tri thức dân gian phong phú. Đây là tài nguyên và nguồn lực văn hóa vô cùng quý báu, có thể trở thành động lực, tạo đột phá cho phát triển kinh tế du lịch.

Trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị làng Khoa Bảng Đông Ngạc, ông Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Đông Ngạc cho rằng: Với bề dày lịch sử lâu đời, phường Đông Ngạc lưu giữ được hệ thống các công trình kiến trúc văn hóa cổ có niên đại từ 100 đến 300 năm cùng nhiều di vật, cổ vật quý như tượng, sắc phong, hoành phi, thần phả, câu đối, chuông đồng, sách cổ…

Đình cổ Đông Ngạc hiện được lưu giữ khá nguyên vẹn cảnh quan kiến trúc và các di vật quý giá. Chùa cổ Tư Khánh lưu giữ được quả chuông 750 kg có niên đại thời vua Gia Long (1817) và hai quả chuông nhỏ được đúc vào thời Nguyễn. Hiện nay, chùa còn lưu giữ 50 pho tượng tròn được bài trí trong các kiến trúc chính. Làng cổ Đông Ngạc nổi tiếng về truyền thống hiếu học, làng có 22 tiến sĩ được ghi danh trong bia đá tại đình làng…

Đông Ngạc nằm trong quy hoạch chung, là vùng nội đô mở rộng. Vì vậy, việc xác định các điểm di sản có giá trị bảo tồn và tôn tạo để xây dựng thành điểm du lịch vừa góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, vừa góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm
Bắc Từ liêm là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng với 135 di tích, trong đó 35 di sản văn hóa phi vật thể, 29 lễ hội truyền thống, 26 di tích cách mạng kháng chiến.

Khẳng định quận Bắc Từ Liêm có nhiều yếu tố thuận lợi, có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh, PGS.TS Phạm Lan Oanh - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ: Ban Thường vụ Quận ủy đã ban hành Chuyên đề số 05-CĐ/QU ngày 28/12/2016 về phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc phát triển du lịch văn hóa trong ngành kinh tế du lịch của quận. Nhờ đó, những năm gần đây, tiềm năng và lợi thế về phát triển triển du lịch văn hóa tâm linh của quận Bắc Từ Liêm đang phát huy hiệu quả.

Tháo gỡ khó khăn để công nghiệp văn hóa phát triển

Tại hội thảo “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm nhận định, hiện nay, việc khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa nói chung và giá trị di sản văn hóa nói riêng cho phát triển du lịch trên địa bàn quận còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế tổ chức và triển khai, phát triển sản phẩm cũng như thị trường. Thêm vào đó, sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp địa phương trong các hoạt động du lịch, bảo tồn, tu bổ, tôn tạo và khai thác di sản văn hóa cho phát triển du lịch cũng hạn chế.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm
Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo “Di sản văn hóa Bắc Từ Liêm, làng khoa bảng Đông Ngạc với kết nối chuỗi giá trị di sản văn hóa, du lịch trong phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo”.

Bối cảnh đô thị hóa và phát triển đô thị, thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và thành phố sáng tạo đang đặt ra yêu cầu về bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Điều này vừa giúp cộng đồng duy trì và phát huy nguồn lực văn hóa, khai thác nguồn tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực đến giá trị di sản.

Chia sẻ những khó khăn với quận Bắc Từ Liêm, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Phạm Lan Oanh cho rằng: Di sản văn hóa trên địa bàn quận, đặc biệt là các di tích và lễ hội gắn liền với thời đại Hùng Vương và thời đại Hai Bà Trưng không chỉ là phần quan trọng của di sản quốc gia, mà còn là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển kinh tế du lịch.

Bắc Từ Liêm đang trong giai đoạn đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh. Điều này đặt ra thách thức đối với bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch bảo tồn toàn diện, cùng việc huy động nguồn lực, nâng cao nhận thức cộng đồng hết sức cần thiết.

Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với bảo tồn di sản tại quận Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm cần xác định những giá trị cốt lõi để hình thành không gian lịch sử văn hóa của quận.

Góp ý giải pháp để thúc đẩy du lịch văn hóa trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, TS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Thủ đô đề nghị, cần xác định những giá trị cốt lõi để hình thành không gian lịch sử văn hóa của quận. Đồng thời khai thác tốt tuyến sông Hồng chảy qua địa phận của quận, kết nối với các địa phương bên cạnh để hình thành tour du lịch đường sông đặc sắc.

“Trong khu vực, quận Bắc Từ Liêm cần coi trọng không gian văn hóa của cư dân vùng ven sông Hồng, nơi có nhiều nền tảng giá trị cốt lõi từ thời kỳ văn minh Văn Lang - Âu Lạc, mang đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng dân cư ven kinh đô Thăng Long xưa. Vì vậy, nên chọn khu vực Đông Ngạc (làng khoa bảng của Thăng Long xưa) cùng với đình Chèm (di tích quốc gia đặc biệt) để xây dựng một không gian văn hóa lịch sử mang tính biểu tượng về văn hóa của Bắc Từ Liêm.

Trong không gian văn hóa lịch sử đó có đủ vốn văn hóa để các nhà thiết kế, cộng đồng sáng tạo ứng dụng công nghệ, thành tựu khoa học, kỹ năng kinh doanh để tạo ra sản phẩm văn hóa du lịch văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân và du khách. Đây thực sự là không gian tốt để thực hiện các lĩnh vực công nghiệp văn hóa”, TS Lê Thị Thu Hương - Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Thủ đô chia sẻ.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine thăm Lầu Năm Góc

(LĐTĐ) Phái đoàn Ukraine đã nhóm họp tại Washington cùng với các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Anh, Đức, Pháp để thảo luận về việc cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Ukraine, an ninh năng lượng và công thức hòa bình.
Chăm lo cho người lao động qua “Bữa cơm Công đoàn”

Chăm lo cho người lao động qua “Bữa cơm Công đoàn”

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn ca và chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” tại đơn vị.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn “sắm vai” người lao động

(LĐTĐ) Gắn bó với doanh nghiệp từ ngày đầu thành lập và trong gần 30 năm qua, đồng chí Vũ Thúy Nga - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Trung Thành (thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai), đã nỗ lực, tâm huyết đưa tổ chức Công đoàn đồng hành với sự phát triển của Công ty; khuyến khích tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, tạo môi trường làm việc vui vẻ, đoàn kết, thân thiết.
Công đoàn quận Tây Hồ: Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm

Công đoàn quận Tây Hồ: Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm

(LĐTĐ) Công đoàn quận Tây Hồ có 208 Công đoàn cơ sở với 8.819 đoàn viên. Hoạt động Công đoàn quận ngày càng được đổi mới, lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm, trong đó chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động là nhiệm vụ cốt lõi.
Hơn 2.500 lái xe vi phạm nồng độ cồn trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9

Hơn 2.500 lái xe vi phạm nồng độ cồn trong ngày đầu nghỉ lễ 2/9

(LĐTĐ) Trong ngày 31/8, toàn quốc xảy ra 58 vụ tai nạn giao thông làm 27 người chết, 46 người bị thương, 2.572 tài xế bị phạt vì vi phạm nồng độ cồn.
Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em

(LĐTĐ) Bộ Y tế đã có Công văn số 5189 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Chương Mỹ: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh

Chương Mỹ: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh

(LĐTĐ) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 người lao động được nghỉ 4 ngày (từ 31/8-3/9) và sau kỳ nghỉ lễ, ngày 5/9, các trường học đồng loạt tổ chức khai giảng năm học mới. Nhằm tạo thuận lợi cho người dân lưu thông an toàn, Ban chỉ đạo 197 huyện Chương Mỹ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường nhiều biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn.

Tin khác

Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

Hà Nội: Chính thức chốt 6 đội vào Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo”

(LĐTĐ) Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” thành phố Hà Nội năm 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 21/9/2024 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, với sự tham gia của 6 đội thi xuất sắc nhất vòng Sơ khảo tại 6 cụm thi, gồm: Quận Tây Hồ, huyện Đông Anh, huyện Phúc Thọ, huyện Phú Xuyên, quận Đống Đa và Công an thành phố Hà Nội.
Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Nỗ lực đưa sản phẩm OCOP vươn xa

(LĐTĐ) Là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP, thời gian qua Hà Nội đẩy mạnh phát triển và nâng tầm các sản phẩm OCOP, cùng với đó, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.
Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

Thăm ngôi nhà nơi Bác Hồ soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập”

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng 8, chúng tôi tới thăm ngôi nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội) - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945). Dù 79 năm trôi qua nhưng những kỷ vật trong căn nhà còn vẹn nguyên, du khách tới thăm đều cảm nhận được không khí sục sôi của ngày Độc lập.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.
Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

Ứng dụng khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế địa phương

(LĐTĐ) Hiểu rõ ứng dụng công nghệ số là nhân tố quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế địa phương, những năm qua, quận Bắc Từ Liêm đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

Hà Nội hướng tới mục tiêu “chính quyền phục vụ, người dân hài lòng, hạnh phúc” qua ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, sau 2 tháng triển khai, ứng dụng iHanoi đã tiếp nhận được 5.700 phản ánh, kiến nghị, trong đó đến nay đã xử lý 3.940 kiến nghị và đạt trên 70%. Hiện nay thành phố đang xử lý 29% phản ánh, kiến nghị trong hạn và chỉ có 69 kiến nghị xử lý quá hạn (chiếm 0,02%). Đây là điểm rất mới so với việc xử lý trên bản giấy.
Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

Lắng đọng lòng người qua từng hiện vật

(LĐTĐ) Trong những ngày Thu lịch sử, nhiều người dân, du khách và các đoàn tham quan đã tới bảo tàng để trực tiếp xem, lắng nghe câu chuyện về những mốc son lịch sử. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 mang trong mình những câu chuyện riêng, được truyền tải đến người xem với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

Hành trình giữ gìn bản sắc và khát vọng vươn xa

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, văn hóa luôn đóng vai trò như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết nối quá khứ với hiện tại, hun đúc khát vọng vươn tới tương lai. Từ những ngày đầu độc lập năm 1945 đến nay, hành trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam là một bức tranh đa sắc màu, phản ánh sự kiên trì, sáng tạo và bản lĩnh của một dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

Sắc màu ASEAN hội tụ tại Hà Nội: Thắt chặt tình hữu nghị, hướng tới tương lai

(LĐTĐ) Tối 30/8, thành phố Hà Nội trở nên rực rỡ và sôi động hơn với Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN". Sự kiện do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Đại sứ quán Lào và các nước Đông Nam Á tổ chức.
Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước tới từng tập thể, cá nhân

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước được quận Tây Hồ triển khai đã lan tỏa tới từng tập thể, cá nhân trên địa bàn quận; tạo sự khích lệ, xuất hiện ngày càng nhiều các điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt; đồng thời giúp giá trị của việc trở thành tấm gương tốt lan tỏa ngày càng rộng hơn trong xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động