Công tác xã hội

Nghề cần được đào tạo bài bản

Sứ mạng của nghề công tác xã hội (CTXH) là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Tuy nhiên, trên thực tế, ngành nghề này vẫn còn gặp nhiều rào cản trong quá trình phát triển.
Trục lợi từ các dự án nhà ở xã hội?
Xã hội hóa y tế: Nhiều bất cập nảy sinh

Nhiều áp lực không gọi thành tên

Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Chính vì vậy, công việc của những người làm CTXH khá vất vả, phức tạp.

Từ lâu, “Ngôi nhà bình yên” (NNBY) thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, được biết đến như chốn đi về của những mảnh đời đầy sóng gió. Rất nhiều phụ nữ, trẻ vị thành niên bị lừa bán sang bên kia biên giới khi may mắn trốn chạy về Việt Nam, bị bạo lực gia đình đã được bao bọc, yêu thương, chở che ở ngôi nhà này.

Nghề cần được đào tạo bài bản
Người khuyết tật là đối tượng cần nhận được sự hỗ trợ của xã hội

Cô Đoàn Bình Minh, quản lý NNBY, cho hay, hầu hết các nạn nhân khi được đưa về lánh nạn tại NNBY đều bị xâm hại về thể xác lẫn tinh thần nên tâm lý hoảng loạn, sợ hãi... Điều đáng nói, không phải đối tượng nào cũng phối hợp với người làm công tác hỗ trợ mà đôi khi do tâm lý chưa thực sự ổn định, những nạn nhân này có những hành vi đối phó như không tuân thủ nội quy, biếng ăn, bỏ bữa...thậm chí xé quần áo. Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm như chia sẻ, động viên...phù hợp với từng đối tượng. “Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa”, cô Minh cho biết thêm.

Thực tế, không phải đối tượng yếu thế, thiệt thòi nào cũng may mắn nhận được sự giúp đỡ từ những cá nhân, tổ chức làm công tác xã hội. Chị Nguyễn Thị Linh – một thành viên của Chi hội điếc, cho biết, mình cũng như nhiều phụ nữ sinh hoạt ở chi hội người điếc không chỉ bị cô lập với xã hội, họ còn bị chính những người thân trong gia đình tước mất quyền cơ bản của một con người, đặc biệt là quyền làm mẹ. Bản thân chị Linh được mẹ đưa đến cơ sở y tế để đặt vòng tránh thai mà chị không hề hay biết. Gốc rễ của vấn đề là các bà mẹ thường cho rằng, con mình không thể có đủ khả năng để làm một người mẹ bình thường, nên sẽ không thể chăm sóc con mình được. Khi kết hôn, hai vợ chồng chị muốn có con nhưng cố mãi cũng không được, nhờ một người phiên dịch đưa đi khám chị mới được biết điều này. Chị Linh cũng thừa nhận một thực tế, nếu không là thành viên của chi hội người điếc thì chị cũng không có cơ hội nhận được sự giúp đỡ của phiên dịch khi có nhu cầu giao lưu với cộng đồng từ những người làm công tác xã hội.

Việc thiếu những tình nguyện viên làm cầu nối hỗ trợ đối tượng yếu thế, thiệt thòi khiến không ít những cơ sở làm công tác dịch vụ rơi vào thế bị động khi phục vụ những đối tượng này. Ths. Bs Lê Thanh Thúy, Phó giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thừa nhận, đội ngũ y bác sỹ thực sự lúng túng đối với những trường hợp bệnh nhân điếc khi họ đến đây để khám thai. Đối với những bệnh nhân có người nhà đi kèm, mọi trao đổi sẽ được thông qua trung gian này. Còn đối với bệnh nhân không có người đi kèm quả thật khó khăn cho các y, bác sỹ. “Thậm chí chúng tôi phải dùng đến phương pháp “bút đàm” để trao đổi với nhau. Vì thế đối với những trường hợp bệnh nhân điếc thường mất thời gian gấp hai, ba lần bình thường”, bác sỹ Thúy cho biết.

Thiếu hụt kỹ năng

Theo nội dung đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020, cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành này, mỗi năm tuyển sinh chỉ khoảng 2.000 sinh viên chuyên ngành CTXH. Đội ngũ giảng viên CTXH có bằng tiến sĩ và thạc sĩ rất ít, chỉ khoảng 30- 40 người. Thậm chí có trường chưa có giảng viên nào. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghề CTXH còn một số bất cập như chương trình nặng về lý thuyết, thiếu đội ngũ giảng viên thực hành chuyên nghiệp, thiếu cơ sở thực hành chuyên nghiệp…

Qua tìm hiểu của phóng viên, hiện nay đã xuất hiện một số đơn vị kinh doanh dịch vụ kết hợp hoạt động công tác xã hội có ý nghĩa như dịch vụ taxi dành cho người khuyết tật của hãng taxi Thành Công với trang thiết bị chuyên dụng như ghế massage, hộp cứu thương, túi nôn, khăn giấy, nước uống, đồng hồ tính cước tự động... Dịch vụ này đã thể hiện trách nhiệm của đơn vị này đối với đối tượng yếu thế, thiệt thòi trong xã hội. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Trung tâm Vì sức khỏe cộng đồng (ACDC), với số lượng xe còn hạn chế, chi phí cao, lái xe chưa có nhiều kinh nghiệm phục vụ đối tượng khách là người khuyết tật... nên sự hỗ trợ này vẫn chưa giải quyết triệt để nhu cầu của người khuyết tật.

Theo đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 (Quyết định 32/2010/QĐ-TTg), còn gọi là đề án 32, hiện số người cần trợ giúp của các dịch vụ CTXH chiếm khoảng 40% dân số. Cả nước có hơn 32.000 cán bộ, nhân viên, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực CTXH, tuy nhiên phần lớn (81,5%) chưa qua đào tạo.

Thừa nhận thực tế này, ông Trần Quốc Nam, Ủy viên thường trực, Phó trưởng ban Giáo dục-Đào tạo và Phát triển tổ chức- truyền thông (Hội NKT thành phố Hà Nội) cho biết, do thiếu kỹ năng nên một số nhân viên CTXH vẫn bộc lộ thiếu sót trong thực hành nghề nghiệp như lộ thông tin cá nhân, lời nói, hành động khiếm nhã, chỉ đưa ra phán xét mà không cung cấp thông tin cần thiết cho thân chủ... “Để khắc phục tình trạng này, mỗi cá nhân, tổ chức làm CTXH cần chủ động tìm kiếm các cơ hội tập huấn , nâng cao về mọi mặt, từ kỹ năng mềm đến các kỹ năng lãnh đạo, xây dựng kế hoạch... Đồng thời rất cần được sự phối hợp và tạo điều kiện của các cơ quan chức năng đối với người là CTXH”, ông Nam cho biết thêm.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

Quản lý thị trường vàng: Căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách

(LĐTĐ) Trả lời câu hỏi của báo chí về những giải pháp để ngăn chặn giá vàng liên tục biến động trong thời gian qua, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nhìn nhận, căn cơ để giải quyết vẫn là thể chế, chính sách.
Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

Cải cách tiền lương từ 1/7: Mức tham chiếu sẽ không thấp hơn mức lương cơ sở

(LĐTĐ) Đến ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ, thay bằng mức điều chỉnh mới là mức tham chiếu. Mức tham chiếu này, hiện các cơ quan Chính phủ đang tính toán phương án phù hợp, làm sao để không thấp hơn khi đang áp dụng mức lương cơ sở.
Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

Từ ngày 20-22/5: Quốc hội tiến hành công tác nhân sự để bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, dự kiến cuối giờ sáng ngày mai (20/5), Quốc hội bắt đầu công tác nhân sự và dự kiến hoàn thành vào sáng ngày 22/5. Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó bầu Chủ tịch nước.
Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

Phụ nữ Thủ đô với công nghệ và sản phẩm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Đội ngũ nữ trí thức Hà Nội luôn được khuyến khích sáng tạo, đi sâu nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật và thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn, sản xuất, kinh doanh mà còn cả trong công tác quản lý.
Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

Công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu

(LĐTĐ) Tối 18/5, tại Quảng trường 8/5, Trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

Bàn giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo trưởng thành từ công nhân, Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (19/5), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Báo Nhân Dân và Tạp chí Cộng sản tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của hệ thống chính trị trưởng thành từ công nhân, Công đoàn”.
Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

Bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu

(LĐTĐ) Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, tối ngày 18/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ phát động bình chọn 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật biểu diễn Việt Nam tiêu biểu, xuất sắc sau ngày đất nước thống nhất với chủ đề “Những bản hùng ca đất nước”.

Tin khác

Những pha bóng đẹp tại Giải bóng chuyền hơi nữ Công đoàn khối trường tiểu học quận Long Biên

Những pha bóng đẹp tại Giải bóng chuyền hơi nữ Công đoàn khối trường tiểu học quận Long Biên

(LĐTĐ) Sáng nay (18/5), hàng trăm vận động viên và cổ động viên đến từ Công đoàn các trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên đã sôi nổi, hào hứng bước vào tranh tài tại Giải bóng chuyền hơi nữ CNVCLĐ khối trường các trường tiểu học quận Long Biên năm 2024.
444 vận động viên tham dự Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động huyện Chương Mỹ

444 vận động viên tham dự Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng nay (18/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện tổ chức Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Chương Mỹ năm 2024. Tham gia Hội khỏe có 444 vận động là cán bộ, CNVCLĐ đến từ 95 Công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện.
Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn.
Huyện Thạch Thất phát động cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn”

Huyện Thạch Thất phát động cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn”

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phát động Cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên đặc biệt khó khăn

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức đến thăm, trao hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là một trong số các hoạt động thiết thực của LĐLĐ huyện Gia Lâm hướng về đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát động Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam phát động Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới

(LĐTĐ) Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Tháng Công nhân và Ngày Môi trường thế giới năm 2024.
Xúc động khi được chuyên môn, công đoàn thăm hỏi, hỗ trợ

Xúc động khi được chuyên môn, công đoàn thăm hỏi, hỗ trợ

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của những người lao động có hoàn cảnh khó khăn và tập thể các đơn vị đường sắt khu vực Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình khi được lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Công đoàn ĐSVN đến thăm hỏi, động viên, trao quà trong hai ngày 15 - 16/5.
Thành lập 10 Công đoàn cơ sở, phát triển 2.247 đoàn viên trong Tháng Công nhân

Thành lập 10 Công đoàn cơ sở, phát triển 2.247 đoàn viên trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Sáng 17/5, Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Lễ ra mắt các Công đoàn cơ sở.
Quận Long Biên: Ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê

Quận Long Biên: Ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng nay (17/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức ra mắt mô hình điểm “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh” tại Trường Tiểu học Đoàn Khuê.
Quận Long Biên: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội cho người lao động

Quận Long Biên: Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội cho người lao động

(LĐTĐ) Đây là lần thứ hai Báo Lao động Thủ đô phối hợp với LĐLĐ quận Long Biên tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách cho người lao động. Chương trình nhằm giúp cán bộ Công đoàn, đoàn viên và người lao động trên địa bàn quận Long Biên hiểu rõ hơn về các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong quan hệ lao động...
Xem thêm
Phiên bản di động