Hương Tết ở làng sản xuất tăm hương
Chú trọng chăm lo lương, thưởng Tết cho người lao động | |
Thưởng Tết âm lịch năm nay sẽ ra sao? |
Chứa đựng cái tâm của người làm nghề
Tìm về làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu những ngày cuối năm, đúng thời điểm sôi động nhất trong năm. Trên mọi ngõ ngách của thôn, xóm, đâu đâu cũng một màu đỏ rực. Các xưởng sản xuất hoạt động hết công suất, tiếng máy chẻ tăm chạy ù ù, những công nhân tăng ca làm việc hối hả, xe ô tô từ khắp các nơi đổ về lấy hàng, tất cả chạy đua cùng Tết.
Theo những người trong làng, sản phẩm chính của làng là tăm tre và tăm hương, tuy nhiên, cứ hai, ba tháng trước Tết, các xưởng sản xuất tập trung vào chẻ tăm hương phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường.
Để cho ra những cây hương, người làm hương phải bỏ nhiều công sức mới có một sản phẩm hoàn chỉnh. Để hoàn thành một nén hương, người thợ phải làm nhiều công đoạn từ chẻ, phơi vầu, nhuộm chân hương, làm thân nhang, phơi khô và đóng gói,...
Nhựa trám sau khi mua về được lọc sạch tạp chất, rồi trộn với than của các loại thảo mộc và được nghiền mịn, tới khi được một hỗn hợp dẻo mịn mới đem se với tăm hương, hương làm xong được phơi dưới nắng từ 1 đến 2 ngày mới cho ra chất lượng tốt.
Những ngày cuối năm, con đường làng ở làng hương đỏ rực như được trải thảm. |
Trải qua thời gian, nghề làm hương ở Quảng Phú Cầu cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng. Ngày nay trước sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nén hương không được se thủ công bằng tay, các công đoạn làm hương đã chuyển sang làm bằng máy móc hiện đại theo đó các công đoạn được xử lý nhanh hơn và cho ra sản phẩm đẹp hơn.
Với nguyên liệu vẫn là nhựa cây trám rừng cùng với thảo mộc thiên nhiên, ngày nay, hương đen của làng được làm đẹp hơn, có mẫu mã, bao bì và được bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm làng nghề truyền thống.
Ông Nguyễn Tiến Thi, Giám đốc hợp tác xã sản xuất hương làng nghề Xà Cầu cho biết: “Hương đen là hương truyền thống của làng đã được cấp bằng làng nghề vào năm 2003, trước đây cả làng đều làm hương nhưng ngày nay số hộ làm nghề còn rất ít. Trước kia, ở Quảng Phú Cầu làm hương đen hoàn toàn thủ công vất vả và sản lượng không nhiều. Nhưng hiện các công đoạn làm hương đều được sử dụng máy móc hiện đại cho ra những sản phẩm hương bóng đẹp và hiệu quả cao”.
Theo ông Thi, năm 2017 hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn hương, nhưng năm 2018 hứa hẹn cung cấp ra thị trường với sản lượng lớn hơn. Tính riêng dịp cuối năm 2018, hợp tác xã dự kiến cung cấp ra thị trường từ 6 đến 7 tấn hương. Điều khác biệt, dịp Tết ngoài việc đòi hỏi yếu tố tâm linh thì đòi hỏi những nén hương có chất lượng, mẫu mã đẹp hơn so với những ngày thường.
Sản phẩm hương của làng được người tiêu dùng đón nhận bởi sản phẩm được làm 100% nguyên liệu thảo mộc thiên nhiên, không hóa chất. Tăm hương được làm từ cây tre nứa, vầu trên rừng, than bằng các loại thảo mộc đốt ra, mùi thơm từ nhựa cây trám rừng chúng quyện với nhau tạo ra mùi thơm đặc trưng cho hương thơm truyền thống của làng.
Ông Nguyễn Tiến Thi, tranh thủ chút nắng để phơi hương chuẩn bị cho những chuyến hàng Tết. |
“Thắp hương của làng là người ta nhớ đến Tết bởi mùi của hương là mùi đặc trưng của Tết, mùi của sự cổ truyền. Làm hương tuy không quá khó nhưng đòi hỏi người làm nghề phải có tâm, phải làm những sản phẩm có chất lượng. Theo đó, mỗi gói hương làm ra đều chứa đựng cái tâm của người làm nghề. Những người thợ làm hương ở xã Quảng Phú Cầu luôn tâm niệm, hương liên quan đến tâm linh nên các công đoạn làm hương không được cẩu thả và các nguyên liệu làm hương luôn phải sạch”, ông Thi nhấn mạnh.
Hướng đến tầm nhìn xa hơn
Theo người dân trong làng, nghề làm hương và tăm hương ở xã Quảng Phú Cầu đã có khoảng 100 năm. Ban đầu nghề này chỉ tập trung ở làng Phú Lương Thượng sau đó nghề đã được mở rộng ra khắp xã. Hiện nay, sản phẩm tăm hương và hương của làng nghề Quảng Phú Cầu không chỉ được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng mà còn có mặt ở nhiều thị trường khác trong và ngoài nước.
Với thị trường tiêu thụ rộng khắp, nghề làm tăm hương của làng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong vùng. Tuy nhiên bên cạnh đó ngày nay với hai nghề sản xuất tăm hương và thu mua, tái chế phế liệu khiến xã đang vấp phải nhiều thách thức bởi đi cùng với sự phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường.
Hàng ngày, các xưởng sản xuất gây ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là bụi mùn gỗ rất đậm đặc làm nguồn nước ở ao, sông trên địa bàn xã bị ô nhiễm đe dọa đến sức khỏe của người dân. Tình trạng người dân đổ, đốt rác làm ảnh hưởng đến môi trường các khu vực lân cận vẫn xảy ra.
Trao đổi về vấn đề môi trường trên địa bàn xã, ông Lê Văn Dịu, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Phú Cầu cho biết, đối với công tác thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã Công ty Cổ phần Đầu tư rau sạch Sông Hồng đã tiếp nhận thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn xã, công ty đã phối hợp với địa phương giải quyết những khó khăn vướng mắc trong thời gian mới tiếp nhận dịch vụ. Đến nay việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt đã được công ty duy trì, đảm bảo lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển đi xử lý đạt trên 90%.
Tuy nhiên, công tác xử lý rác thải phế liệu nhựa ở thôn Xà Cầu vẫn chưa có phương án và giải pháp hiệu quả. Để hạn chế tình trạng đó, Uỷ ban Nhân dân xã đã tích cực phối hợp với tổ công tác xử lý vi phạm môi trường của huyện, tổ chức kiểm tra xử lý các hộ kinh doanh tái chế phế liệu ở thôn Xà Cầu về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh và chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với 27 hộ thu gom tái chế phế liệu ở thôn Xà Cầu.
Theo ông Dịu, trong năm 2019, chính quyền xã tiếp tục phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp trên hoàn thiện các thủ tục để triển khai xây dựng dự án mở rộng cụm công nghiệp Xà Cầu và Cầu Bầu. Tạo các cơ chế thuận lợi cho nhân dân phát triển sản xuất làng nghề; tích cực tuyên truyền để nhân dân chủ động thực hiện các phương án sản xuất an toàn, có các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ khói, bụi, nguồn nước, không khí nhằm cải tạo môi trường trong sản xuất, bảo vệ sức khỏe người lao động và nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chấp hành chính sách pháp luật trong sản xuất kinh doanh, đăng ký xây dựng sản phẩm chủ lực của địa phương là hương đen và tăm hương để thực hiện chương trình xây dựng mỗi xã một sản phẩm.
Mai Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13