Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá

(LĐTĐ) “Chuồn chuồn có cánh thì bay/ Có thằng cu Tí thò tay bắt chuồn”, câu đồng dao truyền miệng ấy cứ mãi hiện lên trong suy tưởng của tôi mỗi dịp ghé về thăm quê. Mảnh đất nghèo nhưng bù lại có dòng sông Đáy uốn quanh cùng những rặng tre xanh ngát phủ hai bên bờ. Tôi còn nhớ những trưa hè tung tăng, trốn giấc ngủ trưa để cùng đám bạn lang thang bên đầm sen đầy nước bắt chuồn chuồn, tát cá. Rồi những khi học bơi, thằng nọ đè thằng kia ra cho chuồn chuồn cắn rốn…để bì bõm biết bơi, biết lội. Mọi thứ của tuổi thơ như ùa về, hiện rõ khi tôi ghé xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất) vùng đất yên bình nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội gần 30km. Nơi đây được nhiều du khách biết tới với danh thắng chùa Tây Phương và với nghề làm chuồn chuồn tre.
Chuồn chuồn tre vươn cánh hội nhập "Thủ phủ" chuồn chuồn tre sôi động dịp giáp Tết

1. Thạch Thất là vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Điều này hẳn nhiên đúng. Trên dải đất này, tôi từng có duyên ghé qua nhiều nơi như làng mộc Chàng Sơn, đá ong Bình Yên… và ở nơi đây, tôi thấu cảm được vị làng, luôn nhận được sự đón tiếp nồng hậu của những người dân chân chất.

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá
Chuồn chuồn tre Thạch Xá có rất nhiều loại kích cỡ và rất bắt mắt. Ảnh: Đinh Luyện

Kỳ thực, với Thạch Xá tôi biết đến nhiều hơn với đặc sản chè lam. Thức quà quê nức tiếng một thuở ấy khiến cách đây 3 năm tôi mải miết, lặn lội kiếm tìm. Nghe kể, nghề làm chè lam Thạch Xá có từ thế kỷ XV. Chè lam do dân trong vùng tự thân nghĩ ra, dựa trên những nguyên liệu chay tịnh, mộc mạc của làng quê nhằm dâng cúng Phật và dâng tổ tiên trong các dịp lễ đặc biệt như Tết hay tuần rằm. Để có món chè lam dẻo thơm, người Thạch Xá rất cầu kỳ trong khâu chọn nguyên liệu, gồm gạo nếp cái hoa vàng loại ngon, gừng ta nhỏ nhưng rất thơm và cay, lạc và cuối cùng là mạch nha, mật mía. Điểm đáng mừng là, cho đến nay người dân Thạch Xá vẫn giữ được thứ đặc sản này. Thậm chí, để phù hợp với thực khách, họ không chỉ giữ gìn cách làm truyền thống mà còn sáng tạo, biến tấu vào chè lam thêm nhiều hương vị khác như vị gấc, sầu riêng, lá dứa... Năm 2004, làng nghề chè lam Thạch Xá đã được công nhận là Làng nghề truyền thống.

Đó là với chè lam, ngay mới đây, trong một dịp lang thang cùng đồng nghiệp đi tìm những nét đặc sắc còn tồn lưu nơi xứ Đoài, chúng tôi quyết định tìm lại Thạch Xá để thấy tuổi thơ qua những cánh chuồn chuồn.

Đến Thạch Xá, nhắc đến những người còn giữ nghề làm chuồn chuồn tre, trong vùng ai nấy đều chỉ đến nhà nghệ nhân Đỗ Văn Liên. Khi tôi đến, người đàn ông tuổi ngoài 50 đang bận rộn tỉa tót phần thô của những cánh chuồn chuồn. Những cặp cánh chuồn chuồn được tỉa tót cho bớt góc cạnh rồi chất trong những xô nhựa, ước chừng cả vài trăm cái. Nghe nói, với công đoạn này, nếu thợ mài không khéo, cánh chuồn chuồn sẽ không đều, thiếu thẩm mỹ và khiến chuồn chuồn mất thăng bằng.

Nhắc đến nghề làm chuồn chuồn tre, ông Đỗ Văn Liên kể, khoảng hơn 20 năm trước, có đoàn khách du lịch thăm chùa Tây Phương, trong số đó có một người mang theo chú chuồn chuồn tre ngộ nghĩnh. Vì lạ mắt thành ra hiếu kỳ nên người dân ngó nghiêng trầm trồ. Khi ấy, ông Liên cũng ngó nghiêng và tò mò. Thế rồi, phần vì tò mò muốn khám phá điều mới lạ mà chẳng ai bảo ai ông Liên cùng một vài gia đình trong thôn bắt tay làm chuồn chuồn tre. Mỗi sản phẩm làm ra, cái sau nối cái trước dần dần vỡ ra nguyên lý. Chuồn chuồn làm ra dần đẹp và tốt hơn. Ban đầu, trong làng chỉ có vài hộ làm phục vụ bán cho khách làm quà lưu niệm. Sau này, cung không đủ cầu, nhiều gia đình trong làng cũng bắt tay vào làm, lâu dần nghề làm chuồn chuồn tre trở thành nghề mang lại thu nhập cao.

2. Những chú chuồn chuồn tre ở Thạch Xá đặc biệt ở chỗ, dù không được gắn bất kỳ một thiết bị hay động cơ nào, nhưng chúng lại có khả năng đứng thăng bằng một cách ngoạn mục ở mọi vật liệu. Khi thấy tôi nghi ngờ có “ảo thuật” trong đó, hoặc chuồn chuồn kèm theo nguyên liệu đặc biệt thì mới có thể bám vững như vậy thì ông Đỗ Văn Liên khẳng định chắc nịch: “Mọi thứ đều 100% làm từ thiên nhiên, thân thiện môi trường và đặc biệt không có gì là ảo thuật ở đây cả…”.

Kỳ thực, nhìn bề ngoài, những tưởng chuồn chuồn tre chỉ là món đồ chơi nhỏ xinh đơn giản làm từ tre nứa, song có tìm hiểu mới biết, để làm ra được một sản phẩm này lại mất khá thời gian và nhiều công sức. Đặc biệt, nguyên liệu sử dụng phải là tre khô tự nhiên, không được sử dụng tre ngâm, bị mối mọt... Để làm ra một chú chuồn chuồn hoàn chỉnh phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ và chính xác. Mỗi công đoạn, từ cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ... đều có tầm quan trọng, chẳng thể thiếu.

Theo lời ông Liên, một trong những khâu đoạn khó nhất là chắp cánh chuồn chuồn vào thân. Ở khâu này, người thợ phải khéo léo làm sao để tạo lực đối xứng cân bằng, giúp chuồn chuồn có thể đứng thăng bằng trên mọi vật liệu. Ngoài ra, một khâu cũng quan trọng không kém đó là tạo hồn cho sản phẩm. Chẳng là, sau khi hoàn thành sản phẩm ở dạng thô, những người thợ mới chính thức tạo “phần hồn” cho chúng bằng việc quét sơn, vẽ họa tiết làm đẹp bằng hơn chục loại sơn màu khác nhau. Họa tiết được trang trí trên thân và cánh hoàn toàn đều do người thợ tự tay vẽ lên, lấy cảm hứng từ chính cuộc sống thôn quê. Họa tiết có đẹp, có bắt mắt thì người tiêu dùng mới chuộng mua, mới có thể thu hút sự hiếu kỳ của con trẻ.

Ngắm chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu ở Thạch Xá
Những người thợ tỉ mẩn với các khâu đoạn làm chuồn chuồn tre. Ảnh: Đinh Luyện

3. Trước đây, cả làng Thạch Xá gần như hộ nào cũng làm chuồn chuồn tre để kiếm thêm thu nhập, tuy nhiên vài năm trở lại đây, tốc độ đô thị hóa, người dân dần bỏ nghề thủ công truyền thống này chuyển sang các nghề kinh doanh khác mang lại lợi nhuận tốt hơn. Chưa kể, những tháng gần đây dịch Covid-19 ập đến, các điểm du lịch phải tạm ngừng đón khách để phòng dịch khiến đầu ra của chuồn chuồn tre gần như bị cắt hẳn.

Khó khăn dồn dập, chính vì thế hiện Thạch Xá chỉ còn chưa đến 5 hộ còn gắn bó với nghề làm chuồn chuồn tre. Theo các nghệ nhân ở đây, nghề này mang lại thu nhập không cao. Mỗi chú chuồn chuồn bình thường được bán ra, người nghệ nhân cũng chỉ lãi vài nghìn bạc ít ỏi. Trong khi việc làm thủ công lại tốn nhiều công sức, lấy công làm lãi, nếu không kiên trì, ắt hẳn khó có thể duy trì được. Ngay như cơ sở nghệ nhân Đỗ Văn Liên, có thời điểm gia đình ông có hơn 10 thợ, bận rộn luôn tay chân thì mới có thể đáp ứng hết nhu cầu của khách, thì nay cố gắng lắm ông cũng chỉ duy trì việc làm cho được 1 -2 thợ.

Ngoài những khó khăn ngoại cảnh, những nghệ nhân làm chuồn chuồn tre ở Thạch Xá cũng đang đối mặt với nỗi lo không có người kế thừa. Lớp người trẻ giờ cũng không mấy mặn mà với nghề này. Trong khi đó, giá trị văn hóa, tinh hoa của làng nghề có được gìn giữ, đời sống kinh tế - xã hội của làng nghề có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào những người trẻ tâm huyết với nghề truyền thống của quê hương.

Tạm bỏ qua những nỗi niềm trăn trở, nhìn những chú chuồn chuồn tre rực rỡ sắc màu, tôi được biết hiện nay chuồn chuồn tre không chỉ là những món quà trong những lễ hội truyền thống hay những món quà lưu niệm mà chúng còn được xuất sang nhiều nước như: Pháp, Mỹ, Nhật... Nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam được thể hiện trên chuồn chuồn tre đã được bạn bè quốc tế biết đến. Điều này thật đáng mừng và đáng quý. Hiện mong muốn lớn nhất của những người nơi làng nghề là dịch Covid-19 sớm qua, để những cánh chuồn chuồn tre lại có thể thỏa sức khoe sắc với khách thập phương ở các điểm du lịch. Để cánh chuồn chuồn tre lại tung bay, tiếp thêm sức sống cho làng, cho nghề và cho những nghệ nhân./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

“Chạm” iHanoi để trải nghiệm văn hóa, du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi giúp người dân có thể khám phá các địa điểm du lịch, văn hóa lịch sử tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội.
Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

Kết nạp đảng viên từ nguồn học sinh ưu tú: Góc nhìn từ Đảng bộ huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Sau quá trình rèn luyện và phấn đấu, được trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự, tự hào của nhiều đoàn viên, thanh niên. Càng ý nghĩa hơn khi lễ kết nạp "Đảng viên mới" được tổ chức ở ngôi trường trung học phổ thông, nơi những trái tim đầy nhiệt huyết đang nỗ lực theo đuổi lý tưởng của tuổi trẻ.
Giữ hương trà sen Tây Hồ

Giữ hương trà sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Trong một đận mải miết đi tìm văn hóa thưởng thức trà của người Hà Nội, tôi tình cờ gặp được không ít người đã và đang dành nhiều tâm huyết với nghề ướp trà sen. Họ làm trà không hẳn vì lợi nhuận kinh tế, thay vào đó là tâm niệm muốn lưu giữ nghề truyền thống, một nét đẹp văn hóa tinh tế mang thương hiệu trà sen Tây Hồ.
Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã và đang tổ chức triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực ý nghĩa.
Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Hun đúc giá trị, cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

(LĐTĐ) Nhằm phát huy vai trò của phụ nữ Thủ đô trong tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống, lối sống văn hóa, trọng tâm là các Bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố; các cấp hội phụ nữ Hà Nội đã cùng nhau hun đúc nên giá trị cốt cách của người Hà Nội trong ứng xử, thông qua Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”.
Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

Báo chí trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Báo Phụ nữ Thủ đô tổ chức Toạ đàm "Phát huy vai trò của báo chí truyền thông trong tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh gắn với cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp"
Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

Quận Nam Từ Liêm: Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) tập trung triển khai việc thực hiện chính sách, chế độ đối với người có công với cách mạng. Trong đó, có chương trình tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, cấp thuốc, tặng quà cho các đối tượng chính sách...
Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

Trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho 4 thanh niên trong vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính

(LĐTĐ) Ghi nhận hành động dũng cảm của 4 thanh niên đã cứu người trong vụ cháy tại số 1, hẻm 31, ngách 98, ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy xảy ra gần đây, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn đã Quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho các thanh niên.
Phát triển Thủ đô từ văn hóa

Phát triển Thủ đô từ văn hóa

(LĐTĐ) Trong chiến lược phát triển, thành phố Hà Nội hướng đến tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa, tạo động lực, nền tảng quan trọng phát triển Thủ đô.
Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

Tìm những đột phá về hạ tầng trong quy hoạch Thủ đô

(LĐTĐ) Quy hoạch Thủ đô vừa được Bộ Chính trị cho ý kiến kết luận đã đưa ra 20 mục tiêu cụ thể nhằm phát triển Thủ đô xứng tầm. Trong 20 mục tiêu này, Quy hoạch đã dành riêng 2 mục tiêu cho phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng cũng là 1 trong 5 trụ cột phát triển, 1 trong 4 đột phá phát triển. Những cơ sở này, là minh chứng cho nhiệm vụ ưu tiêu về đột phá hạ tầng, các đột phá tiếp theo sẽ bổ sung cho đột phá này.
Xem thêm
Phiên bản di động