Âm thanh đồng quê qua những cánh chuồn chuồn
Rối Tế Tiêu: Niềm tự hào nơi chốn đồng quê | |
Mùa xuân bên cầu ngói |
Từ nguyên liệu bằng tre, những người thợ tài hoa ở xóm chùa Tây Phương đã làm ra những chú chuồn chuồn sinh động, độc đáo, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong nước và nước ngoài.
Nghề làm chuồn chuồn tre mới chỉ xuất hiện vài chục năm trở lại đây. Ban đầu ở Thạch Xá có khoảng chục hộ sản xuất, những năm gần đây gặp khó khăn về đầu ra, nên toàn xã hiện chỉ còn vài ba cơ sở sản xuất loại sản phẩm này.
Sau 20 năm, nghề làm chuồn chuồn tre đã phát triển với quy mô lớn, ngày càng có nhiều hộ gia đình nhận làm chuồn chuồn tre, khiến cho đời sống của người dân được nâng cao và cũng từ đó, Thạch Xá trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước muốn đến đây thưởng thức hồn quê và nghệ thuật “điêu khắc” giản đơn từ cây tre độc đáo này.
Đặt chân đến chùa Tây Phương, hòa trong không gian thâm trầm của lịch sử, những nét quê, hồn quê dần hiện lên trên những cánh chuồn chuồn tre xinh xắn đủ màu sắc. (ảnh: P.N) |
Ban đầu dân làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre bán làm quà lưu niệm cho du khách khi họ tới đây tham quan, đi lễ chùa Tây Phương.
Những tưởng rằng việc làm thêm vào những lúc nông nhàn không mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình nhưng điều kỳ diệu là chuồn tre làm ra bao nhiêu thì tiêu thụ hết bấy nhiêu, nhiều du khách hiếu kỳ tìm đến tận nhà các nghệ nhân để xem cách làm và đặt mua.
Đến đây, du khách có thể tìm hiểu tận gốc cách làm chuồn chuồn tre. Tre làm chuồn chuồn được lấy ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, cây tre ở các tỉnh đó mới đảm bảo được chất lượng cho chuồn tre vì chúng là tre rừng, tuy mỏng nhưng khá cứng, tạo nên những sản phẩm có được độ mềm dẻo và bền lâu.
Để tạo nên được một lô chuồn chuồn tre, người nghệ nhân phải mất khá nhiều thời gian và công sức.
Các công đoạn làm chuồn chuồn tre là cào tinh tre, phơi khô, cắt chia từng bộ phận cánh, thân, mỏ, vót thân uốn mỏ cong, lắp ghép cánh vào thân và cuối cùng là sơn vẽ.
Khó nhất là khâu chắp cánh vào thân làm sao để con chuồn chuồn đậu lên cây vững vàng, cân đối. Lực đối xứng phải chuẩn thì con chuồn chuồn mới đậu được, mới đạt được yêu cầu.
Không chỉ làm chuồn chuồn không mà làng còn làm có cả con chim, bướm hoặc con công, con rùa.
Các công đoạn để tạo nên những chú chuồn chuồn bé xinh không hề đơn giản mà nó còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác trong từng chi tiết.
Đầu tiên là sự chính xác trong khâu cắt gọt, lắp ráp, uốn mỏ rồi căn chỉnh làm sao để chuồn chuồn đậu được trên mọi địa hình.
Để chuồn chuồn thêm đẹp, hấp dẫn, những người thợ đã trang trí lên chuồn chuồn các hoa văn, họa tiết bắt mắt, những chú công hay chuồn chuồn to còn được đính lên mình những viên đá lấp lánh.
Tùy thuộc vào yêu cầu phía đặt hàng mà nghệ nhân được thỏa sức sáng tạo để đưa tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.
Vì thế, chuồn chuồn tre Trạch Xá không chỉ có mặt ở thị trường trong nước mà chúng còn có mặt ở Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản... Du khách trong nước và nước ngoài tò mò về cách làm nên đã tới ngôi làng yên bình này tham quan.
Chuồn chuồn tre giản dị mà sáng tạo, là sản phẩm thú vị của làng quê Việt Nam (ảnh: P.N) |
Đến làng Thạch Xá, du khách không thể dời mắt khỏi những cánh chuồn chuồn tre được bày bán từ nơi cổng làng cho đến những chị, những mẹ, những bà bán rong.
Chuồn chuồn tre có những con màu xanh lá mạ rung rinh cánh được treo khắp những hiên nhà giống như đang bay rập rờn trên đồng lúa.
Cũng có những chú chuồn màu đỏ, trên cánh lốm đốm màu xanh, đen, lam, tím. Các nghệ nhân cũng làm những chú chuồn tre màu đen, trên cánh vẽ hình những khuôn mặt cười ngộ nghĩnh. Những em nhỏ có thể chọn cho mình một hình thù yê thích để chơi.
Không chỉ làm chuồn chuồn, các nghệ nhân làng Thạch Xá còn sáng tạo ra những con bướm bằng tre, cánh của chúng được vẽ cầu kỳ bằng những màu sắc rực rỡ.
“Lạc” vào làng Thạch Xá, du khách đắm mình trong thế giới của đồng quê Việt và mua cho mình những chú chuồn chuồn xinh xắn mang về làm kỷ niệm. Những ký ức đồng quê Việt Nam đã “bay” khắp mọi miền và “bay” ra thế giới.
Chuồn chuồn tre giản dị mà sáng tạo, là sản phẩm thú vị của làng quê Việt Nam. Những chú chuồn chuồn mắt tròn, cánh mỏng cũng là một phần của văn hóa nông thôn.
Cùng nón lá, tò he, những hình ảnh đặc trưng của Việt Nam, hình ảnh chuồn chuồn tre dường như đã thành một món quà tinh hoa, đại diện cho văn hóa lũy tre làng của Việt Nam, qua đó gửi gắm tình cảm của chính con người Việt tới khách du lịch bốn phương. Chuồn chuồn tre còn làm cho du khách cả nước gợi nhớ về tuổi thơ, biểu trưng cho sự yên bình của đồng quê Việt Nam.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Khảo sát tuyến du lịch Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội
Du lịch 19/12/2024 09:00
Tour du lịch nước ngoài hút khách Việt dịp Tết 2025
Du lịch 08/12/2024 20:15
Điểm nhấn mới du lịch đêm của Hà Nội
Du lịch 06/12/2024 06:37
Du lịch Hà Nội phấn đấu thu hút 30 triệu lượt khách năm 2025
Infographic 04/12/2024 06:11
11 tháng năm 2024 Hà Nội đón gần 5,8 triệu lượt khách du lịch
Infographic 03/12/2024 16:16
Nghệ An khai thác tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
Du lịch 02/12/2024 13:00
"Đêm Trúc Bạch" - Dấu ấn mới trong phát triển du lịch đêm Thủ đô
Du lịch 29/11/2024 22:38
Ngành du lịch TP.HCM đạt doanh thu 190.000 tỷ đồng
Du lịch 29/11/2024 10:28
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Du lịch 26/11/2024 18:15
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57