Nâng tầm hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

(LĐTĐ) Hiện nay, bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mang tới nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho tổ chức Công đoàn. Trước tình hình đó, ngày 12/6/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn trong tình hình mới”. Việc ban hành Nghị quyết này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với tổ chức Công đoàn, là động lực quan trọng để tổ chức Công đoàn không ngừng đổi mới, xứng đáng với niềm tin của đoàn viên và người lao động.
Nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn trong tình hình mới Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn

Bài 1: Động lực nâng tầm hoạt động Công đoàn Thủ đô

Là Thủ đô, đầu tàu của cả nước, ngay sau khi Nghị quyết số 02-NQ/TW ra đời, Thành ủy Hà Nội đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW. Điều này không chỉ thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ Thành phố trong việc đưa Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị vào cuộc sống mà còn là sự quan tâm của Thành ủy đến hoạt động của tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, người lao động Thủ đô. Đây cũng vừa là sự tin tưởng, đặt tổ chức Công đoàn vào vị trí trọng tâm trong hệ thống chính trị Thành phố, là sự trao gửi, giao nhiệm vụ của Thành ủy Hà Nội với tổ chức Công đoàn, tạo cơ sở, động lực nâng tầm hoạt động Công đoàn Thủ đô trong tình hình mới.

Cấp ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời

Nhìn nhận vai trò, vị trí và những đóng góp của tổ chức Công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đối với sự phát triển của Thủ đô, những năm qua, cấp ủy đảng và chính quyền Thành phố thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân viên chức lao động Thủ đô ngày càng lớn mạnh.

Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết số 20-NQ/ TW ngày 28/1/2008 về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ra đời, quán triệt tinh thần của Nghị quyết, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để lãnh đạo tổ chức và hoạt động Công đoàn Thủ đô, tiêu biểu như Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 04/4/2008 của Thành ủy Hà Nội về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước".

Nâng tầm hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí Chu Ngọc Anh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao quà Tết và vé xe cho công nhân, viên chức, lao động tại Tết Sum vầy năm 2021 do Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức tháng 1/2021.

Được sự lãnh đạo của Thành ủy, các cấp, ngành Thành phố đã triển khai nhiều đề án, dự án nhằm bồi dưỡng, đào tạo và chăm lo cho công nhân, lao động. Thành phố cũng đã có nhiều giải pháp tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân như hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, quan tâm triển khai các dịch vụ xã hội và chính sách an sinh cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp. Các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, chính quyền Thành phố đã nhiều lần đối thoại với cán bộ Công đoàn, công nhân viên chức lao động hoặc trực tiếp tới các khu nhà ở công nhân thăm hỏi, động viên, tặng quà, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động, qua đó nắm bắt, chỉ đạo giải pháp giải quyết kịp thời.

Đời sống vật chất, tinh thần của công nhân lao động ổn định, từng bước được nâng cao, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn hài hòa, ổn định tiến bộ đã tạo điều kiện thuận lợi, tạo động lực cho tổ chức Công đoàn Thủ đô không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động, khẳng định vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị cũng như toàn xã hội.

Bên cạnh đó, cũng với quyết tâm chính trị cao trong thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TƯ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội còn ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 27/2/2012 về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn từ nay đến năm 2020”, trong đó có các định hướng, chỉ đạo trọng tâm, thiết thực đối với việc phát triển tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trên địa bàn Thành phố.

Thực hiện Nghị quyết này, từ năm 2012 đến 2019, các cấp Công đoàn Thủ đô đã thành lập mới 3.945 Công đoàn cơ sở, kết nạp mới 379.448 đoàn viên, trong đó tăng thêm 2.790 Công đoàn cơ sở với 177.459 đoàn viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước so với trước khi thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội. Tới thời điểm hiện nay, Liên đoàn Lao động Thành phố đang chỉ đạo 45 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở. Các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quản lý, chỉ đạo 8.899 Công đoàn cơ sở, với 608.630 đoàn viên Công đoàn, trong đó, khu vực nhà nước là 3.419 Công đoàn cơ sở, với 194.882 đoàn viên; khu vực ngoài nhà nước có 5.480 Công đoàn cơ sở, với 413.748 đoàn viên.

Nâng tầm hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Công nhân lao động Thủ đô phản ánh tâm tư, nguyện vọng với lãnh đạo thành phố Hà Nội tại một hội nghị lãnh đạo Thành phố tiếp xúc với công nhân lao động được Ủy ban nhân dân và Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức tháng 5/2019 tại khu công nghiệp Nội Bài.

Không chỉ phát triển lớn mạnh về số lượng, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Thành ủy, sự ủng hộ, phối kết hợp chặt chẽ của chính quyền Thành phố, chất lượng hoạt động của tổ chức Công đoàn Thủ đô cũng không ngừng được nâng cao. Hoạt động Công đoàn Thủ đô ngày càng được đổi mới, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn, từng bước đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên và người lao động, hướng mạnh về cơ sở, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động, tập hợp đông đảo người lao động trong các thành phần kinh tế gia nhập tổ chức Công đoàn.

Bên cạnh đó, Công đoàn đã phát động các phong trào thi đua yêu nước tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy đoàn viên hăng say lao động, cống hiến, góp phần giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn ngày càng được khẳng định, nâng cao.

Điểm tựa vượt qua thách thức

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong tình hình mới hiện nay, tổ chức Công đoàn cả nước nói chung, Công đoàn Thủ đô nói riêng đang đón nhận nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việc thực thi các cam kết về lao động, Công đoàn theo các Hiệp định thương mại thế hệ mới, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng lần thứ tư đòi hỏi trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của đội ngũ công nhân lao động phải ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ mới, trong khi đó chất lượng công nhân lao động Thủ đô còn những hạn chế. Quan hệ lao động ngày càng phức tạp; việc làm, đời sống, thu nhập của một bộ phận người lao động còn khó khăn; việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật cho người lao động còn nhiều vấn đề bức xúc...

Tổ chức và hoạt động của Công đoàn vẫn một số hạn chế, nhất là công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở chưa tương xứng với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, người lao động; chất lượng đoàn viên chưa cao; hoạt động Công đoàn chưa gắn với đặc điểm, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động và tình hình quan hệ lao động. Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn còn bất cập… Bối cảnh mới với những thách thức đòi hỏi tổ chưc Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Nâng tầm hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Thành phố luôn quan tâm giải quyết nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của công nhân, trong đó có nhu cầu về nhà ở. (Trong ảnh: Nhà ở công nhân lao động khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội khang trang, sạch sẽ)

Thấu hiểu và nhằm kịp thời đưa ra những định hướng, chỉ đạo cho hoạt động Công đoàn Thủ đô vượt qua khó khăn thách thức, đặc biệt, với quyết tâm chính trị rất cao đưa các Nghị quyết của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống, ngay sau khi Bộ Chính Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn trong tình hình mới” ngày 12/6/2021, với sự tham mưu tích cực, chủ động của Ban Dân vận Thành ủy và Liên đoàn Lao động Thành phố, Thành ủy Hà Nội đã nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU ngày 28/7/2021 thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW.

Trong Kế hoạch số 35-KH/TU, Thành ủy Hà Nội đặt ra mục tiêu xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô vững mạnh toàn diện, xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết công nhân và người lao động; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Kế hoạch nêu rõ chỉ tiêu đến năm 2023 phấn đấu có khoảng 680.000 đoàn viên công đoàn, mỗi năm thành lập mới ít nhất 400 Công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, 75% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết được thỏa ước lao động tập thể... Đến năm 2025, phấn đấu toàn thành phố có khoảng 750.000 đoàn viên công đoàn; hầu hết doanh nghiệp có từ 25 công nhân, lao động trở lên thành lập được tổ chức Công đoàn cơ sở; ít nhất 80% trở lên doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể…

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đề ra một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể tiêu biểu như tổ chức nghiên cứu, phổ biến, quán triệt nghị quyết; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tập hợp, vận động đoàn viên, người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Cùng với đó là tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới…

Có thể nói, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35-KH/TU của Thành ủy Hà Nội là những chủ trương, đường lối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chỉ đạo, định hướng đồng thời là cơ sở để đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam nói chung, hoạt động Công đoàn Thủ đô nói riêng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Theo ghi nhận, cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động Thủ đô hết sức tự hào, vui mừng, phấn khởi đón nhận những chủ trương bởi đây là những định hướng, chỉ đạo chuyên sâu, riêng biệt của Đảng đối với hoạt động Công đoàn trong bối cảnh tổ chức Công đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức, những thuận lợi và khó khăn, là điểm tựa để hoạt động Công đoàn vượt qua khó khăn, thách thức. Hầu hết cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô khi được hỏi đều cho rằng, việc ban hành Nghị quyết 02 hết sức có ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng đối với tổ chức Công đoàn và giai cấp công nhân Việt Nam.

Đây là cơ sở chính trị quan trọng để Nhà nước thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành các quy định của pháp luật về tổ chức Công Việt Nam. Còn với Thủ đô Hà Nội, việc nhanh chóng ban hành Kế hoạch số 35-KH/TU của Thành ủy Hà Nội cũng là sự quan tâm lớn lao, kịp thời của Thành ủy Hà Nội với tổ chức Công đoàn Thủ đô.

Đặc biệt, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 35-KH/TU của Thành ủy Hà Nội còn thể hiện sự tin tưởng đặt tổ chức Công đoàn vào vị trí trọng tâm trong hệ thống chính trị, thể hiện mong muốn, sự trao gửi và giao nhiệm vụ của Đảng đối với tổ chức Công đoàn. Việc triển khai nhanh chóng những chủ trương, đường lối này trong thực tiễn sẽ giúp cho hoạt động Công đoàn Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của hoạt động Công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập quốc tế, tổ chức Công đoàn sẽ ngày càng thích ứng, giải quyết được các vấn đề đặt ra, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới.

(Còn tiếp...)

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Tổ chức thành công hoạt động đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

(LĐTĐ) Ngày 16/9, tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế đã diễn ra hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”.
Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

Công đoàn hai Thủ đô Hà Nội và Viêng Chăn (Lào): Thặt chặt quan hệ hữu nghị - hợp tác

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) Thủ đô Viêng Chăn (Lào) đã và đang phối hợp triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm đưa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Công đoàn hai Thủ đô ngày càng đi vào chiều sâu và có nhiều bước tiến mới.
Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

Công đoàn Thủ đô làm theo lời Bác

(LĐTĐ) Phát huy hào khí Cách mạng tháng Tám và tinh thần Quốc khánh 2/9, các cấp Công đoàn Thủ đô đã phát động sâu rộng nhiều phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động để góp phần xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại, đất nước thịnh cường.
Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

Công đoàn Thủ đô luôn quan tâm công tác gia đình và trẻ em

(LĐTĐ) Với quan điểm “Gia đình là nền tảng của xã hội”, những năm qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng công tác gia đình, trong đó có việc đẩy mạnh xây dựng gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và quan tâm chăm lo tới con CNVCLĐ để CNVCLĐ yên tâm lao động, sản xuất, công tác.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Từ đó, tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của đoàn viên, người lao động.
Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

Xây dựng Tổ chức mạnh bắt đầu từ cơ sở

(LĐTĐ) Xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ sống còn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô dưới sự chỉ đạo sát sao của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố đã tập trung chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS và phát triển tổ chức Công đoàn.
Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

Tổ chức Công đoàn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 95 năm vẻ vang đồng hành cùng dân tộc dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, tại thời khắc đặc biệt chúng ta nhớ đến công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người đã đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

Công đoàn Thủ đô viết tiếp trang sử vàng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô cuộc phỏng vấn về một số kết quả nổi bật mà tổ chức Công đoàn Thủ đô đã đạt được trong thời gian qua và những định hướng về đổi mới tổ chức, hoạt động để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

Công đoàn Thủ đô: Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống và kinh nghiệm 95 năm xây dựng và phát triển, để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động, công tác tuyên truyền đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, trong kỷ nguyên số, với sự lên ngôi của mạng xã hội, phương thức tuyên truyền, cách thức truyền thông như nào đối với các lĩnh vực nói chung, tổ chức Công đoàn Thủ đô nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao nhất luôn được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội quan tâm.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 18/7, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội trang trọng tổ chương trình kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), 30 năm thành lập Công đoàn Cơ quan LĐLĐ Thành phố với nhiều nội dung thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động