Nâng mức thu học phí gắn liền với nâng cao trách nhiệm của người dạy và học
Sáng nay (20/6), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội năm học 2022-2023.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại Hội nghị. |
Đề xuất phân chia theo 4 vùng
Theo Dự thảo, để bảo đảm mức thu học phí phù hợp với mức thu nhập, khả năng đóng góp của người dân có con theo học tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đề xuất phân loại thành 4 vùng để làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, áp dụng mức thu học phí năm học 2022-2023.
Cụ thể: Vùng 1: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thuộc các quận và các phường thuộc địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc vùng thành thị theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Vùng 2: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn thuộc các huyện của Thành phố (thuộc vùng nông thôn theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ).
Vùng 3: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã thuộc thị xã Sơn Tây và các xã thuộc huyện của thành phố Hà Nội (trừ các xã miền núi, thuộc vùng nông thôn theo quy định Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).
Vùng 4: Áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn các xã miền núi thuộc các huyện của Thành phố (thuộc vùng miền núi theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội góp ý vào Dự thảo. |
Đánh giá phương án đề xuất, Tờ trình nêu rõ: Mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức sàn trong khung quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP (trừ cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thị trấn). Tuy nhiên, tốc độ tăng mức thu học phí năm học 2022-2023 so với năm học 2021-2022 ở một số cấp học có mức tăng cao.
Cụ thể: Đối tượng dự kiến có mức tăng thu học phí với số tiền tuyệt đối cao nhất là trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh trung học cơ sở theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các phường với mức tăng 145.000 đồng/học sinh/tháng và tỷ lệ tăng là 93,55%. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 246.577 học sinh/1.085.327 học sinh chiếm tỷ lệ 22,72% tổng số học sinh (Cấp học mầm non khoảng 39.597 học sinh, cấp học trung học cơ sở khoảng 207.524 học sinh).
Đối tượng dự kiến có tỷ lệ về mức tăng học phí cao nhất là học sinh cấp trung học phổ thông theo học tại các cơ sở giáo dục giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn các xã miền núi, với tỷ lệ tăng 316,67% và mức tăng với số tiền tuyệt đối là 76.000 đồng/học sinh/tháng. Tổng số đối tượng này trong năm học 2022-2023 khoảng 3.694 học sinh/1.085.327 học sinh chiếm tỷ lệ 0,34% tổng số học sinh.
Tổng số thu học phí theo mức thu đề xuất năm học 2022-2023 dự kiến khoảng 1.742,390 tỷ đồng, tổng số kinh phí tăng thu dự kiến khoảng 523,300 tỷ đồng so với tổng thu 1.219,090 tỷ đồng (theo mức thu thực hiện năm học 2021-2022).
Cũng theo Tờ trình, tiền thu học phí theo mức thu học phí dự kiến chiếm tỷ lệ bình quân khoảng 19% trong tổng số chi (từ nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu học phí).
Nâng mức đóng để cùng có trách nhiệm
Góp ý vào Dự thảo, ông Vũ Hào Quang - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tổng hợp, phân tích dư luận xã hội (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội) cho rằng: Trong Dự thảo Tờ trình, cũng như Dự thảo Nghị quyết, mức thu học phí giữa các xã miền núi chênh lệch với khu vực phường đến hơn 9 lần là chưa thỏa đáng.
“Theo tôi, cần xem lại sự chênh lệch này. Việc thu học phí tại các thị trấn thấp hơn các phường nội thành là hợp lý vì thu nhập và chi phí tại các phường nội thành thường cao hơn thị trấn”, ông Quang bày tỏ.
Theo ông Quang, phải nâng mức học phí của các xã miền núi lên để người dân thấy được trách nhiệm với công tác giáo dục con em mình, tránh tâm lý ỷ lại, và cũng không thấy phân tầng xã hội quá lớn.
Bà Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố góp ý vào Dự thảo. |
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Đức Bính - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng: Chúng ta xác định rõ việc nâng học phí đi liền với nâng cao trách nhiệm của người học và người dạy. Phải từ đòn bảy kinh tế để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng học và dạy.
Đồng tình việc nâng học phí, song ông Bính cũng đề nghị Thành phố vẫn quan tâm thực hiện việc miễn, giảm học phí cho đối tượng đặc thù, để đảm bảo tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Thành phố với công tác giáo dục.
Bàn thêm về việc thu học phí, ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đề nghị: Cần giám sát việc thu học phí, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng học phí như thế nào. Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố cần có kế hoạch huy động thêm nguồn lực xã hội hóa để nâng cao chất lượng giáo dục.
Đây cũng là quan điểm của bà Bùi Thị An - Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Thành phố - khi cho rằng: Cần công khai, minh bạch các khoản chi từ nguồn thu học phí để người dân và các tổ chức chính trị xã hội giám sát.
Cảm ơn ý kiến đóng góp của các đại biểu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và chỉnh sửa lại để Nghị quyết khi đi vào thực tế nhận được sự đồng thuận của người dân; đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tiếp tục hoàn thiện Dự thảo để Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, thông qua trong năm học 2022-2023.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đề nghị ngành Giáo dục và Đào tạo cần đảm bảo công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách đầu tư cho giáo dục, trong đó có học phí; và khẳng định, hệ thống Mặt trận sẽ phối hợp tuyên truyền sâu rộng chủ trương điều chỉnh mức thu học phí năm học tới, tạo đồng thuận trong nhân dân và tham gia giám sát.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục
Xã hội 26/10/2024 10:50