Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với học sinh lớp 4. Để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên lớp 4 toàn quận nắm bắt và thực hiện hiệu quả chương trình, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng ngay từ những tuần học đầu tiên của năm học.
Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo trên Đường đua kỳ thú Tiếp nối, lan tỏa nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” Nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc”

Nhiều năm nay, công tác bồi dưỡng chuyên môn luôn được Phòng GD&ĐT quận Ba Đình coi là nhiệm vụ trọng tâm và duy trì hiệu quả ở tất cả các nhà trường, khối lớp, bộ môn. Các trường học trên địa bàn quận đều được Phòng GD&ĐT quận chỉ đạo chuyên môn để thực hiện các tiết chuyên đề, tạo ra sự thống nhất và đồng đều về chuyên môn giữa các nhà trường, các giáo viên.

Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận, việc bồi dưỡng chuyên môn phải thiết thực, hiệu quả. Các chuyên đề cần gần gũi, chân thực, sát với thực tế giảng dạy hàng ngày.

Bồi dưỡng chuyên môn
Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với học sinh lớp 4.

Khi triển khai các tiết chuyên đề cấp quận, tất cả cán bộ quản lý và giáo viên nòng cốt của mỗi nhà trường trong toàn quận đều đến dự, đóng góp, chia sẻ ý kiến, sau đó sẽ thực hiện tại trường mình.

Chính sự sáng tạo trong cách tổ chức thực hiện, tinh thần dạy học thực chất, chuyên sâu đã được lan tỏa sâu rộng tới toàn thể giáo viên trong quận để nâng cao chất lượng dạy học, mang đến không khí học tập vui tươi, hứng thú đối với học sinh và sự tin tưởng của phụ huynh học sinh khi gửi gắm con em tại các trường trên địa bàn.

Chuyên đề Hoạt động trải nghiệm do cô giáo Hoàng Thị Hiền Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thủ Lệ) và chuyên đề Đạo đức do cô giáo Nguyễn Thanh Lan (giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Diệu) thực hiện là một hoạt động chuyên môn sáng tạo đáng ghi nhận.

Suy nghĩ tích cực, lan tỏa yêu thương

Nội dung giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học gồm 10 môn học bắt buộc, ngoài ra có các môn tự chọn. Trong đó hoạt động giáo dục bắt buộc ở cấp Tiểu học là Hoạt động trải nghiệm được quy định thực hiện 105 tiết/năm học. Đây là lần đầu tiên trong Chương trình giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm có đầy đủ các thành phần mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục… được quy định thời gian thực hiện 105 tiết/năm học.

Bằng ý tưởng mới mẻ cùng việc áp dụng công nghệ thông tin, lựa chọn một nhân vật hoạt hình xuyên suốt tiết học “Suy nghĩ tích cực”, tạo ra các tình huống có vấn đề và cách giải quyết thông qua chính sự trải nghiệm thực tế của học sinh, cô giáo Hoàng Thị Hiền Anh (giáo viên Trường Tiểu học Thủ Lệ) đã đồng hành cùng học sinh một tiết học thực sự thú vị, thể hiện rõ đặc trưng của môn học Hoạt động trải nghiệm.

Sau mỗi một tình huống mà học sinh thể hiện suy nghĩ, hành động, cô giáo đã khéo léo cùng học sinh rèn luyện việc suy nghĩ tích cực và biến những suy nghĩ tích cực đó thành những hành động tích cực để vận dụng trong cuộc sống thực tế.

Bồi dưỡng chuyên môn
Cô giáo Hoàng Thị Hiền Anh cùng các học sinh trong tiết chuyên đề.

Qua tiết học Hoạt động trải nghiệm rất nhiều thông điệp đã được gửi đến không chỉ với các học sinh mà còn cả các thầy cô giáo, đó chính là: “Nghĩ tích cực - Sống vui tươi”

Giúp học sinh trải lòng để hướng tới những quan điểm sống đúng đắn.

Chương trình Đạo đức lớp 4 quan tâm giáo dục học sinh theo các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực pháp luật và kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Cô giáo Nguyễn Thanh Lan (giáo viên Trường Tiểu học Hoàng Diệu) đã thực hiện tiết dạy “Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn”. Bài dạy thuộc chủ đề “Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn”.

Tiết dạy bắt đầu với những giai điệu vui nhộn, động tác nhí nhảnh của bài hát “Thỏ đi tắm nắng” - tác giả Đặng Nhất Mai. Từ nội dung bài hát, giáo viên khéo léo dẫn dắt vào bài học. Thay cho việc kiểm tra bài cũ khô khan, giờ đây, tiết học được các giáo viên khởi động với những hoạt động vui vẻ. Đó cũng chính là sự đổi mới mạnh mẽ được thực hiện từ khi bắt đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trong tiết học Đạo đức, học sinh được phát hiện tình huống, nêu quan điểm, từ đó rút ra bài học đạo đức. Không còn là những tiết lý thuyết khô khan, giờ đây dạy đạo đức cần gắn với thực tế cuộc sống. Học đạo đức là học cách ứng xử đúng đắn để tự mình rèn luyện bản thân trở thành người tốt, sống có trách nhiệm, biết sẻ chia, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

Trình bày quan điểm, giao lưu với bạn học, cùng trao đổi ý kiến, đó là cách giúp học sinh tự tin, tích cực trong học tập. Trong tiết Đạo đức “Em nhận biết sự cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn”, cô giáo Nguyễn Thanh Lan đã tổ chức nhiều hoạt động giúp học sinh tự tin trình bày ý kiến, rèn kỹ năng trao đổi, thảo luận. Học sinh được thực hành làm việc nhóm, cùng nhau học, từ đó phát triển năng lực hợp tác và tư duy sáng tạo.

Tiết học Đạo đức đã được cô giáo Nguyễn Thanh Lan đầu tư nhiều tâm huyết và công sức. Với năng lực truyền cảm hứng, cô giáo đã dẫn dắt học sinh đến với thông điệp của bài học: Biết cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn cũng chính là phẩm chất nhân ái mà mỗi chúng ta cần phải có.

Cảm xúc tích cực thông qua hai tiết chuyên đề bổ ích, lý thú, đầy sáng tạo

Sau tiết chuyên đề, các cán bộ, giáo viên dự giờ đã trao đổi về tiết dạy. Các giáo viên lớp 4 đến dự đã hiểu rõ: Dạy Hoạt động trải nghiệm là khơi gợi ở học sinh những trải nghiệm của chính bản thân các em, từ những gì em đã biết, đã được trải nghiệm dẫn dắt đến những kiến thức mới, những trải nghiệm mới. Dạy Đạo đức thì cần cho học sinh nhận biết hành vi đúng, đưa ra cách ứng xử trong các tình huống hàng ngày, từ đó xây dựng thói quen và hành vi đúng, góp phần bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Thông qua nội dung thảo luận, các các bộ quản lý và giáo viên toàn quận đã được bồi dưỡng chuyên môn của hai môn học rất thực tế, nắm bắt nội dung, cách thực hiện và đặc trưng của từng môn học Hoạt động trải nghiệm và Đạo đức.

Bồi dưỡng chuyên môn
Việc bồi dưỡng chuyên môn thông qua dạy chuyên đề đã giúp đội ngũ giáo viên tự tin hơn, nắm vững phương pháp dạy học mới, từ đó áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Cô giáo Hoàng Thị Hiền Anh chia sẻ, sau tiết dạy, qua chia sẻ suy nghĩ tích cực của học sinh, cô cảm thấy rất vui vì các em đã biết suy nghĩ tích cực và lan tỏa các suy nghĩ tích cực ấy tới tất cả mọi người.

Còn cô giáo Nguyễn Thanh Lan cho biết, cô đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ đạo rất cụ thể, sát sao từ Phòng GD&ĐT quận cùng Ban Giám hiệu nhà trường. Việc bồi dưỡng chuyên môn thông qua dạy chuyên đề đã giúp cô tự tin hơn, nắm vững phương pháp dạy học mới, từ đó áp dụng hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Theo cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thủ Lệ), việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thông qua việc tổ chức các chuyên đề là một việc làm thiết thực và hiệu quả mà Phòng GD&ĐT quận Ba Đình luôn quan tâm thực hiện. Nhờ việc tổ chức tốt các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn mà giáo viên quận Ba Đình đã thường xuyên cập nhật và nắm bắt phương pháp dạy học mới.

Hiệu quả từ những cách triển khai, bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD&ĐT quận Ba Đình ngày càng được thể hiện rõ thông qua sự tự tin của đội ngũ giáo viên, hiệu quả của các tiết dạy và đặc biệt là chất lượng giáo dục của ngành GD&ĐT quận ngày một giữ vững và phát triển.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

Nestlé nỗ lực quảng bá hình ảnh cà phê Việt ra thế giới

(LĐTĐ) Nhằm quảng bá hình ảnh cà phê của Việt Nam ra thế giới, Nestlé Việt Nam vừa tổ chức một chuyến đi dành cho báo chí quốc tế đến các vườn cà phê canh tác theo mô hình bền vững NESCAFÉ Plan, nhà máy chế biến cà phê, và tìm hiểu văn hóa thưởng thức cà phê tại một số địa phương như tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

Vinh danh 79 công trình tiêu biểu trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023

(LĐTĐ) Nhằm tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân có công trình, giải pháp sáng tạo đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động khoa học và công nghệ; hưởng ứng phong trào “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”, ngày 6/12, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ công bố Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2023.
Khi hương ước phát huy hiệu quả

Khi hương ước phát huy hiệu quả

(LĐTĐ) Cùng với hệ thống pháp luật, hương ước, quy ước đang trở thành công cụ hữu hiệu để quản lý, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng dân cư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

Nâng cao chất lượng sức khỏe học đường

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, việc phát triển, nâng cao chất lượng công tác y tế trường học (YTTH) là giải pháp quan trọng tạo nền tảng sức khỏe thể chất, tinh thần, giúp học sinh học tập tốt, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

Đảm bảo nơi ở an toàn cho người lao động

(LĐTĐ) Việc Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp đoàn viên, người lao động có nơi ở an toàn, yên tâm, gắn bó với doanh nghiệp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.
Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

Sắp xét xử vụ cựu Cảnh sát Giao thông bắt cóc bé trai 7 tuổi

(LĐTĐ) Toà án nhân dân thành phố Hà Nội dự kiến sẽ đưa vụ án cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Vĩnh Phúc bắt cóc bé trai 7 tuổi ở quận Long Biên ra xét xử vào ngày 26/12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tin khác

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về dạy thêm, học thêm và bạo lực học đường?

(LĐTĐ) Chiều 6/112, tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã chia sẻ quan điểm liên quan đến vụ việc học sinh ném dép vào giáo viên tại tỉnh Tuyên Quang và vấn đề dạy thêm, học thêm.
Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

Bộ GD&ĐT cảnh báo thông tin xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa tiếng Trung Quốc

(LĐTĐ) Tối 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phát đi thông tin, cảnh báo hành vi xuyên tạc Quyết định phê duyệt sách giáo khoa (SGK) tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4.
Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

Buộc thôi học một sinh viên Đại học Hoa Sen do đánh bạn, xúc phạm giảng viên

(LĐTĐ) Một sinh viên của Trường Đại học Hoa Sen, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa bị buộc thôi học do có hành vi đánh bạn và xúc phạm giảng viên ngay trong lớp học.
Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

Tăng cường kiểm tra công tác y tế trường học

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của y tế trường học đối với công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện tốt hoạt động này, từ đó góp phần nâng cao thể chất cho học sinh cũng như chất lượng giáo dục toàn diện.
Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành và Quản trị du lịch khách sạn

(LĐTĐ) Mới đây, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Chương trình Định hướng nghề nghiệp ngành Quản trị du lịch lữ hành, ngành Quản trị du lịch khách sạn và ký kết hợp tác với doanh nghiệp.
TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

(LĐTĐ) Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa thành lập Tổ thẩm tra, xác minh về công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

Giảm áp lực, bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực

(LĐTĐ) Ngày 29/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức họp báo thông tin về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì họp báo.
Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

Trường Đại học Điện lực ký kết hợp tác với Công ty cổ phần Viễn thông FPT

(LĐTĐ) Với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mới đây, Trường Đại học Điện lực (EPU) và Công ty cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu trong giai đoạn 3 năm (từ 2023 - 2026).
Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

Từ năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 4 môn

(LĐTĐ) Từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) với 2 môn bắt buộc là Ngữ văn, Toán và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).
Xem thêm
Phiên bản di động