Nâng cao đời sống văn hoá cơ sở

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016 - 2020”, thời gian qua, lĩnh vực văn hóa thể thao của quận Hai Bà Trưng có nhiều chuyển biến tích cực; các thiết chế về văn hoá được quan tâm, đầu tư; đời sống tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.
nang cao doi song van hoa co so Liên đoàn Lao động quận Long Biên: Bế giảng lớp hạt nhân văn hóa cơ sở
nang cao doi song van hoa co so Xây dựng đời sống văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy giá trị di sản

Là một quận lõi của Thủ đô, trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Hai Bà Trưng đã và đang tập trung quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do cha ông để lại. Toàn quận hiện có 51 di tích lịch sử văn hóa và 22 di tích cách mạng kháng chiến, trong đó có 22 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp thành phố.

Chính quyền từ quận tới phường đều ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác để nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, tập trung nguồn lực, tăng cường quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn. Nhiều tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm và đông đảo nhân dân cùng chung tay góp sức, tham gia công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích.

nang cao doi song van hoa co so
Quận Hai Bà Trưng tổ chức chức Chương trình Biểu diễn nghệ thuật tại Tuần Văn hóa - Thể thao và Du lịch năm 2019, chào mừng kỷ niệm 58 năm thành lập quận (1961-2019).

Từ năm 2016 đến 2019, đã có 15 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư tu bổ tôn tạo là 200,503 tỷ đồng, trong đó kinh phí được huy động từ nguồn xã hội hóa là 138,658 tỷ đồng. Giai đoạn 2019 – 2020, tiếp tục triển khai tu bổ tôn tạo giai đoạn 2 di tích đình, đền chùa Hai Bà Trưng; dự án tu bổ tôn tạo di tích, giải phóng mặt bằng cụm di tích Quang Hoa, Pháp Hoa, Thiền Quang với tổng kinh phí ước tính 285,565 tỷ đồng.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng Vũ Văn Hoạt, những năm qua, công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống trên địa bàn quận từng bước đi vào nề nếp. Quận Hai Bà Trưng quan tâm đầu tư tu bổ, tôn tạo các hạng mục di tích đình Đồng Nhân; nhà khách, nhà tạo soạn chùa Viên Minh; đình Hòa Mã; đền Cơ Xá. Nhà khách chùa Hòa Mã, đường vào chùa Liên Phái đang tích cực triển khai, hoàn thiện bằng nguồn vốn xã hội hóa.

Nhiều di tích trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh của quận Hai Bà Trưng. Đặc biệt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản quốc gia, xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt quần thể di tích Đền Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân vào dịp kỷ niệm 1980 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phó chủ tịch UBND quận Vũ Văn Hoạt nhấn mạnh: “Để bảo vệ, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa trong đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - du lịch, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ quận tới phường cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật có liên quan, làm cho các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc quản lý, giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa.

Đặc biệt, hướng dẫn người trụ trì, người được uỷ quyền trông coi di tích thực hiện việc tu bổ, tôn tạo các di tích đảm bảo đúng quy định về thủ tục xin phép, duyệt thiết kế bản vẽ, chấp thuận của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng các hoạt động lễ hội truyền thống, phát huy những giá trị văn hoá đạo đức lành mạnh, hướng thiện của tôn giáo phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và đời sống xã hội, tích cực thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các di tích”.

Phong trào văn hoá, thể thao được nâng cao

Bên cạnh đó, việc quan tâm đến quản lý di sản, di tích, các thiết chế văn hoá của được quận Hai Bà Trưng chú trọng triển khai. Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có tổng số 217 địa bàn dân cư, 760 tổ dân phố (tính đến 15/10/2019). Toàn quận đang quản lý, sử dụng 113 nhà sinh hoạt cộng đồng (NSHCĐ) và 47 địa điểm sinh hoạt hội họp sử dụng cơ sở vật chất của các cơ quan đảng, chính quyền, các cơ sở tôn giáo thuộc quận, 15 điểm sinh hoạt nằm trong các khu chung cư. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, quận Hai Bà Trưng đã thực hiện đầu tư cải tạo và xây dựng mới 122 dự án NSHCĐ, với tổng mức đầu tư 199 tỷ đồng, trong đó, xây dựng mới 66 nhà sinh hoạt cộng đồng, (riêng năm 2019 -2020 là 43 dự án).

Phấn đấu đến năm 2020, sẽ có tổng số 159 nhà sinh hoạt cộng đồng trên 217 địa bàn dân cư, đảm bảo 100% địa bàn có nơi sinh hoạt cộng đồng và 73,27% địa bàn dân cư có nhà sinh hoạt cộng đồng độc lập. Về trang thiết bị, 95% NSHCĐ có các trang thiết bị cần thiết phục vụ các hội nghị, sinh hoạt của các tổ dân phố, hội đoàn thể và một số câu lạc bộ. Các nhà văn hóa, nhà SHCĐ sử dụng đúng mục đích phục vụ hội, họp, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư. Quận đang tiếp tục chỉ đạo rà soát, báo cáo Thành phố cho chuyển đổi mục đích sử dụng các điểm đất, các nhà vệ sinh công cộng không còn nhu cầu sử dụng để đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng.

Cùng với đó, công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường. Từ năm 2015 đến tháng 6/2019, đội kiểm tra liên ngành quận đã kiểm tra 153 lượt cơ sở, xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính 220,5 triệu đồng. Toàn quận đã tổ chức hơn 1.000 lượt ra quân kiểm tra rà soát tổng số 116 vị trí lắp dựng 167 quảng cáo, 7.282 biển hiệu, trong đó, nội dung đúng quy định 3.737 biển hiệu, đã xử lý tháo dỡ 3.571 biển hiệu, 33 quảng cáo vi phạm quy định, 11 chân khung không có nội dung quảng cáo cũ nát; xóa xé, tháo dỡ hơn 12.000 banner quảng cáo rao vặt vi phạm treo trên các gốc cây, cột điện, dán trên tường nhà gây mất mỹ quan đô thị.

Đặc biệt, các phong trào, hoạt động thể dục thể thao trong quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh. 460 câu lạc bộ thể dục thể thao được thành lập trên cơ sở tự nguyện đã thu hút được nhiều đối tượng từ người cao tuổi đến thanh thiếu nhi tham gia sinh hoạt. Hai Bà Trưng là một trong những đơn vị có phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao xuất sắc của Thành phố. Từ 2016 đến nay, quận đã tổ chức 43 hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật, gồm 825 tiết mục, gần 3.000 diễn viên quần chúng thuộc mọi lứa tuối. Các đội tuyển nghệ thuật của quận tham gia đầy đủ các hội thi, hội diễn, liên hoan do thành phố tổ chức, đạt 13 chương trình xuất sắc, 59 tiết mục giải A1 và A2.

Từ năm 2016 đến năm 2019, Trung tâm Văn hoá Thông tin và Thể thao quận phối hợp với các đơn vị Liên đoàn Lao động, Quận Đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận tổ chức 164 giải thi đấu giao hữu thể dục thể thao, trao 304 giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt thành tích; tham gia 166 giải thi đấu Thành phố đạt tổng số 207 huy chương các loại. Năm 2017, quận đã tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao quận Hai Bà Trưng lần thứ IX, Quận đã tăng cường kêu gọi xã hội hóa cơ sở vật chất, triển khai lắp đặt 185 bộ dụng cụ tập luyện thể thao ngoài trời ở 14 phường phục vụ nhân dân.

Các hoạt động thể thao được quan tâm tổ chức từ quận tới cơ sở, tạo phong trào tập luyện thể thao rộng rãi trong cán bộ và nhân dân trong quận. Tính đến hết năm 2018, số người dân tham gia tập luyện thể thao thường xuyên 45,7%, số gia đình thể thao đạt 32,6%. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao quần chúng của quận Hai Bà Trưng đã có bước phát triển toàn diện, thu hút đông đảo cán bộ, người lao động, người dân ở mọi lứa tuổi tham gia, luyện tập. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.
Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng

Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp, người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Tin khác

Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động