Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội

Chiều 13/1, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại “Kiến trúc Hà Nội, Giao thoa văn hóa Việt - Pháp”: Vượt qua giá trị của một cuốn sách

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 được phê duyệt là 2 nội dung quan trọng và cần thiết triển khai cụ thể hóa một số nội dung xác định tại Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Trong đó bao gồm tập hợp các quy định, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án, chỉ tiêu, số liệu nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý quy hoạch kiến trúc, phát triển đô thị Thành phố để triển khai có kế hoạch, trọng tâm, trọng điểm và tuân thủ theo quy hoạch được duyệt.

Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2025. Nguyên tắc quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội là tuân thủ Luật Kiến trúc, phù hợp với định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam và điều kiện thực tế tại Thủ đô; Ứng dụng khoa học công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới kể cả nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo…; Bảo đảm hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng, an ninh, tài nguyên môi trường, phòng, chống thiên tai, giảm thiểu tác động của biến đổi khi hậu…;

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu tại hội nghị.

Đảm bảo việc phát triển song hành với giữ gìn, bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống về kiến trúc công trình và tổ chức cảnh quan làng xóm, bảo tồn văn hoá bản sắc của các khu vực; Quản lý kiến trúc cần phải tính đến đặc điểm, đặc thù của từng khu vực, phong tục tập quán, văn hoá truyền thống…; Bảo đảm sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hoà lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chương trình phát triển đô thị đến năm 2035 xác định mục tiêu đến năm 2030, phát triển Hà Nội thành đô thị hiện đại, trung tâm hỗ trợ thúc đẩy liên kết vùng, trung tâm dịch vụ tổng hợp của cả nước, điểm đến kinh tế, văn hóa hấp dẫn của quốc tế. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 - 70%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng hiện đại đạt 30%.

Đến năm 2045, Hà Nội trở thành Thủ đô văn hóa, đô thị thông minh, sinh thái, trung tâm tài chính, dịch vụ, khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của châu Á và quốc tế. Thành phố xanh và sinh thái, với sông Hồng là biểu tượng phát triển.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%, tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng đạt 50%. Dự kiến sơ bộ tổng số vốn đầu tư phát triển tối thiểu dự báo đến năm 2035 là 2.987.303 tỷ đồng. Trong đó, tổng số vốn dành cho hạ tầng khung là 1.273.791 tỷ đồng. Vốn dành cho nâng cấp đô thị là 1.713.512 tỷ đồng.

Để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ được xác định tại Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035 được phê duyệt nêu trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn yêu cầu Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng, trên cơ sở Quy chế quản lý kiến trúc và Chương trình phát triển đô thị Thành phố nêu trên, triển khai đăng tải thông tin, hướng dẫn, phổ biến tới các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức triển khai, áp dụng vào công tác quản lý, triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thực tiễn tại cơ sở, địa phương; tập trung khẩn trương hoàn thành danh mục và kế hoạch triển khai nghiên cứu lập các quy hoạch, quy chế, quy định có liên quan.

Đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch, tái thiết đô thị Hà Nội
Toàn cảnh hội nghị.

Bốn sở gồm: Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, và những sở, ngành Thành phố có liên quan tiếp tục khẩn trương tổng hợp nội dung, số liệu, phối hợp cùng UBND các huyện có liên quan sớm hoàn thiện hồ sơ Đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận đảm bảo tiến độ trình cấp có thẩm quyền theo đúng chỉ đạo của UBND Thành phố.

Các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn;

Chủ động, tập trung đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch tại cơ sở theo thẩm quyền; trọng tâm là quy hoạch đầu tư phát triển, quy hoạch chỉnh trang, tái thiết đô thị, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các đồ án thiết kế đô thị, quy hoạch chi tiết những khu vực không gian chức năng, hạ tầng quan trọng của Thành phố, công viên, vườn hoa, quảng trường, công trình văn hóa, công cộng; tăng cường giám sát, quản lý quy hoạch kiến trúc, xây dựng đồng bộ đô thị và nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn mong muốn các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục phát huy vai trò chủ động, phối hợp, khắc phục những tồn tại, hạn chế; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, nâng cao hiệu quả công tác quản lý quy hoạch kiến trúc, quản lý phát triển đô thị đạt được nhiều kết quả và công quan trọng, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển, văn hiến, văn minh, hiện đại, trong tiến trình hướng tới kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Luật Thủ đô 2024 đã được Quốc hội thông qua; Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng đã hoàn thiện Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội, Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Ngày 31/12/2024, UBND Thành phố có Quyết định số 73/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý kiến trúc thành phố Hà Nội và Quyết định số 6809/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035. Tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã công bố 2 quyết định nêu trên.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động