Năm 2022, không dễ kiếm tiền trên thị trường chứng khoán

Năm 2022 có thể là một năm không còn quá dễ dàng với thị trường chứng khoán. Mặc dù vậy, chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi cơ hội cùng với một chiến lược đầu tư cụ thể rõ ràng, các nhà đầu tư vẫn có thể gặt hái được thành quả trong năm 2022.
Đầu tư vào mã ngành nào để tài khoản tím ngắt năm 2022? Chứng khoán: Chọn lọc cơ hội đầu tư trong thị trường phân hóa

Triển vọng vẫn tích cực

Tại báo cáo triển vọng thị trường chứng khoán năm 2022, Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng trong trường hợp gói kích thích kinh tế được giải ngân có hiệu quả, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể vượt mức 7% trong năm 2022 trên nền so sánh thấp giai đoạn 2020-2021.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tăng dần từ nửa đầu năm và đạt đỉnh trong quý III/2022 (tốc độ tăng trưởng có thể lên tới hai chữ số). Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển có thể tiếp tục đẩy mạnh đầu tư công và trì hoãn việc thắt chặt chính sách tiền tệ ít nhất là thêm 1 năm nữa.

Dựa trên triển vọng hồi phục khả quan của kinh tế Việt Nam, SSI Research có quan điểm tích cực đối với thị trường chứng khoán trong năm 2022. Tuy nhiên, thị trường có thể diễn biến thận trọng trong nửa đầu năm, do ảnh hưởng từ các lo ngại về lạm phát cao, lãi suất tăng, tiêu dùng nội địa yếu và tăng trưởng lợi nhuận thấp.

Động thái tăng lãi suất, dù đến từ Cục dự trữ liên bang Mỹ hay Ngân hàng Nhà nước cũng đều tạo ra hiệu ứng tâm lý kém khả quan trong ngắn hạn đối với nhà đầu tư. Động thái này có thể xảy ra từ giữa năm 2022 và tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.

Tuy nhiên, SSI Research kỳ vọng lãi suất sẽ không tăng mạnh và do vậy không có tác động đáng kể đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022. Kịch bản cơ sở là lãi suất có thể tăng nhẹ trong khoảng 20-25 điểm cơ bản vào cuối năm. Lãi suất duy trì ở mức thấp là yếu tố quan trọng để hỗ trợ thị trường chứng khoán cũng như thị trường bất động sản.

Ước tính tăng trưởng lợi nhuận các công ty niêm yết trong nửa đầu năm 2022 không cao do 2 lý do chính: Thứ nhất, mức so sánh cao trong nửa đầu năm 2021. Thứ hai là cầu tiêu dùng trong nước sau làn sóng Covid-19 thứ 4 cần nhiều thời gian để phục hồi.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron hoặc bất kỳ biến thể mới nào khác cũng sẽ làm chậm kịch bản trên của SSI Research (làm giảm áp lực lạm phát trong ngắn hạn nhưng khiến cho tiêu dùng suy yếu hơn) khiến lãi suất có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp và quá trình tái cơ cấu nợ được kéo dài hơn. Lạm phát và lãi suất sẽ chỉ tăng sau giai đoạn này.

Năm 2022, không dễ kiếm tiền trên thị trường chứng khoán ảnh 1
Năm 2022, thị trường chứng khoán sẽ trở nên khó kiếm tiền hơn so với 2021

Ngành nào sẽ hưởng lợi?

Theo SSI Reseach, yếu tố hỗ trợ chính cho thị trường trong 6 tháng đầu năm 2022 chính là gói kích thích kinh tế dự kiến được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022, trong đó có thể bao gồm một gói hỗ trợ lãi suất mới.

Ngay trong nửa đầu năm 2022, SSI Reseach dự báo vẫn có thể có một số ngành có thể tăng trưởng vượt trội bất chấp khó khăn như xuất khẩu (thủy sản, dệt may và vận tải biển); một số loại hàng hóa có thể đạt mức giá cao trong nửa đầu năm 2022 (phân bón, thủy sản, hóa chất và mía đường); ngành hưởng lợi từ đầu tư công (xây dựng, BĐS dân cư và BĐS khu công nghiệp); ngành hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp (chứng khoán và BĐS dân cư).

Nửa cuối năm 2022 có thể là thời điểm có triển vọng rõ ràng hơn về cơ chế kiểm soát đại dịch cũng như các rủi ro kể trên. Tăng trưởng lợi nhuận sẽ mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm do mức so sánh thấp của năm 2021, được hỗ trợ bởi cầu tiêu dùng trong nước hồi phục và tốc độ giải ngân đầu tư công nhanh hơn so với nửa đầu năm.

Các sáng kiến phát triển thị trường vốn (việc triển khai T+0, và mô hình bù trừ thanh toán trung tâm - CCP) dự kiến cũng sẽ là các yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong năm 2022.

Theo kịch bản tốt nhất, việc triển khai T+0 và CCP có thể hỗ trợ cho xác suất nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi theo đánh giá của FTSE Russell Index được công bố vào tháng 9/2022.

Ngành ngân hàng chiếm 31% tổng vốn hóa thị trường và là một trong ngành hưởng lợi chính khi Việt Nam dần khôi phục nền kinh tế từ nửa cuối năm 2022, do đó khả năng cao ngành ngân hàng sẽ là yếu tố hỗ trợ tốt cho VN-Index. Bên cạnh đó, SSI Reseach kỳ vọng ngành bán lẻ cũng có diễn biến tích cực nhờ hưởng lợi từ sự hồi phục của nền kinh tế.

Ước tính tăng trưởng lợi nhuận 96 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research là 13% trong 2022 và đơn vị này ước tính kết quả nửa đầu năm và nửa cuối năm sẽ chênh lệch đáng kể. Trong đó, hầu hết tăng trưởng sẽ phản ánh vào nửa cuối năm. VN-Index có thể đạt 1.750 điểm trong năm 2022.

Theo Nhật Linh/anninhthudo.vn

https://anninhthudo.vn/nam-2022-khong-de-kiem-tien-tren-thi-truong-chung-khoan-post491816.antd

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

Xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tăng 11 bậc

(LĐTĐ) Theo kết quả Khảo sát ngân sách mở năm 2023 (OBS 2023) vừa được Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế (IBP) công bố, xếp hạng minh bạch ngân sách của Việt Nam tiếp tục được nâng lên ở mức 57/125 quốc gia, tăng 11 bậc so với kỳ đánh giá năm 2021 và tăng 20 bậc so với năm 2019.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động